AstraZeneca trấn an Đông Nam Á về tiến độ giao vaccine
AstraZeneca cho biết đang hợp tác chặt chẽ với các chính phủ Đông Nam Á để đảm bảo cung cấp vaccine Covid-19 “nhanh nhất có thể”.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi có thông tin về việc vận chuyển vaccine AstraZeneca từ nhà máy thuộc sở hữu của hoàng gia Thái Lan bị trì hoãn.
Trong tuần này, Malaysia và Đài Loan cho biết họ sẽ nhận vaccine AstraZeneca sản xuất tại nhà máy của Siam Bioscience, Thái Lan, muộn hơn so với dự kiến.
“Vaccine sẽ bắt đầu được phân phối đến các nước Đông Nam Á, bao gồm cả Malaysia, trong những tuần tới. Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với từng chính phủ để cung cấp vaccine Covid-19 nhanh nhất có thể”, hãng cho biết.
Công ty không trả lời thêm về năng suất sản xuất hiện tại và trong tương lai của nhà máy tại Thái Lan. Kế hoạch phân phối vaccine của AstraZeneca ở Đông Nam Á phụ thuộc vào 200 triệu liều do nhà máy này sản xuất.
Vào tháng 1, Siam Bioscience ước tính họ có thể cho ra 200 triệu liều mỗi năm, trung bình 15-20 triệu liều mỗi tháng. Công ty này và AstraZeneca chưa tiết lộ tổng sản lượng mục tiêu và không bình luận về việc liệu nhà máy có đạt chỉ tiêu hay không.
Video đang HOT
Malaysia dự kiến nhận được 610.000 liều từ Thái Lan vào tháng 6 và 1,6 triệu liều vào cuối năm nay, nhưng Bộ trưởng Khoa học Khairy Jamaluddin cho biết hôm 9/6 rằng các lô hàng có thể bị trì hoãn.
Vào tuần trước, một cố vấn của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết, lô hàng đầu tiên cho Philippines, bao gồm 17 triệu liều, đã bị cắt giảm và hoãn lại vài tuần.
Thái Lan – quốc gia dự kiến nhận được 6 triệu liều vào tháng 6, tuần trước đã có 1,8 triệu liều được sản xuất từ Siam Bioscience và 200.000 liều nhập khẩu từ Hàn Quốc.
AstraZeneca từng gặp các vấn đề về sản xuất và phân phối vaccine ở các nơi khác trên thế giới. Thỏa thuận thiết lập nhà máy sản xuất ở Đài Loan không thành công và hãng cũng đang đối mặt với vấn đề pháp lý với Liên minh châu Âu về hợp đồng giao hàng.
Lọ đựng vaccine AstraZeneca tại một điểm tiêm chủng ở thủ đô Vienna, Áo, ngày 30/4. Ảnh: Reuters .
Thái Lan ký thỏa thuận mua 26 triệu liều vaccine của AstraZeneca
Ngày 27/11, Thái Lan đã ký thỏa thuận mua 26 triệu liều vaccine phòng bệnh COVID-19 mà hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh cùng với Đại học Oxford đang phát triển.
Đây là thỏa thuận đặt mua vaccine phòng ngừa bệnh COVID-19 đầu tiên của quốc gia Đông Nam Á này.
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha (giữa) và Chủ tịch hãng dược phẩm AstraZeneca của Anh tại Thái Lan James Teague (thứ 2, phải) trong lễ ký thỏa thuận mua vaccine phòng COVID-19, tại Bangkok ngày 27/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thỏa thuận trên, Thái Lan sẽ đặt mua trước số vaccine trị giá khoảng 6 tỷ baht (198 triệu USD), và dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng vào giữa năm tới.
Phát biểu tại lễ ký kết giữa Viện Vaccine Quốc gia và hãng dươc phẩm AstraZeneca, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha nhấn mạnh Thái Lan cần phải có đủ nguồn cung vaccine cả trong thời điểm bình thường và trong thời gian khẩn cấp.
Tháng trước, Chính phủ Thái Lan đã ký thỏa thuận với AstraZeneca và Đại học Oxford để cùng sản xuất vaccine phòng ngừa COVID-19 tại nước này sau khi AstraZeneca và Đại học Oxford thông báo dữ liệu cho thấy vaccine của họ có hiệu quả lên đến 70 - 90%.
Thái Lan hiện ghi nhận tổng cộng 3.961 ca nhiễm, trong đó 60 ca tử vong. Đầu tuần này, Nội các Thái Lan tiếp tục gia hạn tình trạng khẩn cấp quốc gia thêm 45 ngày, bắt đầu từ ngày 1/12 tới.
* Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết nước này có kế hoạch tiêm vaccine phòng ngừa bệnh COVID-19 cho trên 400.000 quân nhân của nước này sau khi giới chức y tế Nga thông báo có thêm 27.543 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ qua, mức tăng theo ngày cao nhất từ trước đến nay.
Theo Bộ trưởng Shoigu, hiện nay 2.500 quân nhân Nga đã được tiêm vaccine phòng ngừa bệnh COVID-19 và dự kiến con số này sẽ tăng lên 80.000 vào cuối năm nay.
Nga, quốc gia đang nghiên cứu một số loại vaccine phòng ngừa bệnh COVID-19, đã chứng kiến số ca nhiễm mới tăng vọt kể từ tháng 9, nhưng giới chức nước này chưa có kế hoạch áp đặt lệnh phong tỏa, thay vào đó các khu vực sẽ tự đưa ra những biện pháp phòng dịch riêng.
Hiện tổng số ca nhiễm tại Nga tăng lên 2.215.533 ca, trở thành nước có số ca mắc COVID-19 cao thứ 4 trên thế giới, sau Mỹ, Ấn Độ và Brazil. Tổng số ca tử vong tại Nga cũng tăng lên 38.558 ca.
WHO cảnh báo Covax thiếu vaccine WHO cho biết nguy cơ thiếu vaccine vào tháng 6 và tháng 7 có thể làm giảm hiệu quả chương trình Covax, trong bối cảnh Covid-19 khiến hơn 3,7 triệu người chết. Thế giới ghi nhận 173.286.047 ca nhiễm nCoV và 3.726.251 ca tử vong, tăng lần lượt 391.321 và 9.368, trong khi 154.536.381 người đã bình phục, theo trang thống kê thời...