AstraZeneca công bố báo cáo cập nhật về hiệu quả vaccine
Ngày 24/3, hãng dược phẩm liên doanh Anh – Thụy Điển AstraZeneca công bố báo cáo cập nhật về vaccine phòng COVID-19 do hãng này phối hợp với đại học Oxford (Anh) phát triển, khẳng định vaccine có hiệu quả 100% ngăn ngừa nguy cơ bệnh nặng và 76% ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh có triệu chứng.
Vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo trên được AstraZeneca đưa ra sau khi một ủy ban chuyên gia độc lập tại Mỹ cho rằng các dữ liệu trước đó chưa đủ cập nhật. Ủy ban này có vai trò cố vấn cho giới chức quản lý Mỹ trong quá trình đánh giá cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine của AstraZeneca tại nước này.
Như vậy, so với báo cáo cũ, hiệu quả ngăn ngừa nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng của vaccine thấp hơn 3 điểm % (từ 79% xuống 76%).
Số liệu mới được đưa ra dựa trên phân tích nhóm 190 người mắc bệnh trong tổng số 32.449 người tham gia thử nghiệm lâm sàng vaccine của AstraZeneca (2/3 dùng vaccine và 1/3 dùng giả dược). Trong khi đó, số liệu cũ được đưa ra dựa trên phân tích nhóm 141 người mắc bệnh.
Hãng trên cũng cho biết còn có 14 trường nghi ngờ mắc bệnh đang được theo dõi. Tùy vào kết quả theo dõi và phân tích nhóm 14 trường hợp này mà dữ liệu về hiệu quả vaccine có thể sẽ tiếp tục được điều chỉnh.
Trong báo cáo mới, công ty cũng cho biết hiệu quả trung bình của vaccine với nhóm trên 65 tuổi là 85%, dao động trong khoảng từ 58% – 95%. Có 8 ca bệnh nặng đều thuộc nhóm dùng giả dược.
Video đang HOT
Vaccine của AstraZeneca là một trong những vaccine phòng COVID-19 được công bố đầu tiên trên thế giới và là một trong những công cụ quan trọng trong tiến trình thúc đẩy tiêm chủng phòng bệnh trên toàn thế giới vì có giá thành phải chăng và có thể được bảo quản lâu dài ở nhiệt độ tủ lạnh. Mỹ đã đặt mua khoảng 300 triệu liều vaccine của hãng này.
Một số nước châu Âu từng tạm dừng sử dụng vaccine này do lo ngại những tác dụng phụ. Tuy nhiên, ngày 18/3, Cơ quan dược phẩm châu Âu (EMA) đã khẳng định vaccine an toàn và nhìn chung không liên quan hiện tượng đông máu đồng thời cho rằng chỉ cần thêm thông tin cảnh báo về các nguy cơ trên nhãn mác của vaccine.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng ủng hộ việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca và kêu gọi các quốc gia duy trì việc triển khai tiêm chủng sau khi xem xét các báo cáo về hiện tượng đông máu ghi nhận ở một số trường hợp được tiêm vaccine.
Bộ Y tế tiếp tục đề nghị doanh nghiệp nỗ lực tìm kiếm nguồn cung vắc xin Covid-19
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có công văn gửi các cơ sở nhập khẩu thuốc, sản xuất thuốc tại Việt Nam, yêu cầu tăng cường, đa dạng hóa nguồn cung vắc xin phòng Covid-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên thế giới, nhu cầu về vắc xin tăng cao, nguồn cung vắc xin cho Việt Nam đang bị ảnh hưởng.
Để tăng nguồn cung, tăng khả năng tiếp cận với nhiều nguồn vắc xin an toàn, hiệu quả, Cục Quản lý Dược đề nghị các cơ sở nhập khẩu thuốc tiếp tục khẩn trương liên hệ, tìm kiếm các nguồn cung ứng vắc xin phòng Covid -19 từ các nguồn nhập khẩu (Astrazeneca, Pfizer, Johnson & Johnson, JSC Generium (Sputnik V), Moderna, Sinovac...).
Đồng thời, đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả và đúng nguồn gốc xuất xứ để cung cấp vào Việt Nam trong thời gian sớm nhất theo quy định của pháp luật.
Với các cơ sở sản xuất, nghiên cứu, Cục Quản lý dược đề nghị tiếp tục đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và sản xuất vắc xin phòng Covid-19, sớm chủ động được nguồn vắc xin trong nước.
Trước đó, ngày 23/2, Cục Quản lý Dược đã ban hành công văn lần 1 gửi các cơ sở sản xuất thuốc, xuất nhập khẩu thuốc, yêu cầu khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong việc nhập khẩu vắc xin Covid-19 từ nước ngoài và đẩy mạnh nghiên cứu sản xuất vắc xin trong nước.
Vắc xin Covid-19 do Astrazeneca sản xuất được vận chuyển từ công ty VNVC tới các điểm tiêm tại Hà Nội - Ảnh: Phạm Hải
Được biết, nguồn cung vắc xin Covid-19 trên toàn thế giới hiện rất khan hiếm. Lý do bởi số nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới không nhiều, công suất sản xuất còn hạn chế. Ngoài ra, một số nước tiên tiến đã chủ động hỗ trợ nghiên cứu và đặt hàng vắc xin ngay từ giai đoạn nghiên cứu phát triển với số lượng lớn.
Hơn 30 quốc gia đặt mua từ khi chưa có vắc xin với số lượng nhiều hơn dân số của nước đó. Thậm chí, có nước đặt hàng số liều vắc xin cao gấp 4 lần dân số. Điều này khiến nhiều nước, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển rất khó khăn trong tiếp cận với nguồn vắc xin.
Việt Nam hiện đã tiếp cận với một số nguồn cung ứng vắc xin phòng Covid-19 khác nhau.
Với cam kết cam kết hỗ trợ 30 triệu liều của Covax Facility, ngày 23/3, Cục Y tế Dự phòng nhận đã được thư của Covax Facility, thông báo về việc phân bổ vắc xin sẽ chậm hơn so với kế hoạch do các nhà sản xuất mở rộng quy mô và tối ưu hóa quá trình sản xuất.
Với lô vắc xin của AstraZeneca thông qua Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) cung ứng, thời gian chính xác các lô này về tới Việt Nam cũng có thể lùi lại do khó khăn về cung ứng vắc xin trên thế giới.
Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) đang đàm phán với phía Nga để mua vắc xin Sputnik V với số lượng tối đa và cung ứng trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, hiện chưa có thông báo của nhà sản xuất về kế hoạch và thời gian cung ứng vắc xin Sputnik V cho Việt Nam.
Ngày 23/3, Bộ Y tế đã quyết định phê duyệt có điều kiện vắc xin Sputnik V của Nga cho nhu cầu cấp bách trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam. Như vậy, Sputnik V là vắc xin phòng Covid-19 thứ hai được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng tại nước ta.
Bộ Y tế đang đàm phán để mua vắc xin của hãng Pfizer; làm việc với hãng Johnson & Johnson và Moderna, các nhà sản xuất của Ấn Độ, Trung Quốc, đề nghị thông báo chính thức khả năng cung ứng vắc xin phòng Covid-19.
Ngoài nguồn nhập khẩu, Bộ cũng đang thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, phát triển vắc xin trong nước. Vắc xin Nanocovax do Công ty Nanogen phát triển đã được tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 trên người từ ngày 26/2. Vắc xin Covivac do IVAC phát triển bắt đầu thử nghiệm lâm sàng từ ngày 15/3.
EU xem xét siết chặt quy định xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 Liên minh châu Âu (EU) sẽ siết chặt việc kiểm soát xuất khẩu vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong bối cảnh khối này đang gặp nhiều vấn đề trong kế hoạch triển khai tiêm chủng. Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca. Ảnh: PAP/TTXVN Phát biểu trước báo giới, một người phát ngôn của EU cho biết trong ngày 24/3, Ủy...