Ashoka – “bạo đế” ấn độ trở thành “người bảo trợ” cho phật giáo
Dù có công lao mở mang bờ cõi, định hình bản đồ Ấn Độ như hiện nay nhưng khi phải đối diện với sự tàn khốc và vô lý của chiến tranh, Ashoka Đại đế đã tự đặt cho mình muôn vàn câu hỏi.
Để rồi, từ một vị bạo chúa hiếu chiến, ông trở thành một hiện thân rõ nét của tinh thần từ bi hỷ xả của Phật giáo, trở thành đấng quân vương được người dân Ấn Độ cũng như những người tu hành Phật giáo trên khắp thế giới ca tụng.
Bindusra băng hà, theo lệ thường, thì hoàng tử trưởng là thái tử Surima sẽ lên ngôi. Nhưng Asoka, là hoàng tử thứ đệ, lúc ấy đang trấn nhậm tại Vidisa (có nơi nói là vùng Avant, thành phố Ujjen) lại kéo quân về kinh đô Paliputta, diệt chết cả hoàng tộc, chỉ giữ lại một người em cùng mẹ là Tissa – rồi lên nối ngôi vua .
Ashoka
Bản chất Asoka rất hung tàn, bạo ngược nên ai cũng gọi ông là Cada Asoka (A-dục hung bạo). Cada Asoka sùng mộ Bà-la-môn như cha mình lại háo chiến háo thắng. Ông xua quân lên phía Bắc, Tây Bắc, xuống phía Nam, phía Đông lần lượt chinh phục hết cả lãnh thổ Ấn Độ. Nơi nào có ý hung hăng chống trả là ông tàn sát hết sau khi chiếm thành. Đế quốc thời Cada Asoka mênh mông, rộng lớn, kéo dài lên đến tận Pakistan, Afghanistan, Iran, Irac, Ba Tư, Syrie… ngày nay. Các sử liệu nói rằng, ông đã có một cuộc tàn sát đẫm máu, không chừa một ai tại xứ Kaling. Đây là cứ điểm sau rốt, họ quyết định kháng cự đến hơi thở cuối cùng, nên Cada Asoka đã trút cơn phẫn nộ của địa ngục. Sau cuộc chiến thắng hung tàn, đâu đâu cũng tanh mùi máu, đâu đâu cũng xác người không còn nguyên vẹn, đứt lìa, sình thối… Cada Asoka chống gươm lặng ngắm thảm cảnh kinh hoàng. Trái tim của vị đại đế chùng xuống, ông cảm thấy hối hận, bẻ lưỡi gươm thề, quyết định từ nay không sử dụng vũ lực để gây nên một cuộc can qua nào nữa. Duyên lành đã đến, ông gặp Sa-di Nigrodha (có nơi nói là trưởng lão Samudda), nói về một giáo lý hàn gắn vết thương, xóa bỏ hận thù và sống với nhau bằng lòng nhân ái. Cada Asoka nguyện trở thành một Phật tử, và muốn cai trị toàn dân theo giáo pháp trí tuệ và từ bi của đức Thế Tôn.
Đại đế Asoka và Phật giáo
Trong rất nhiều bi ký bằng tiếng Pi (hoặc rất gần với Pi đã định hình sau này), rải rác khắp xứ Ấn Độ, các nhà khảo cổ đã đọc nhiều tư liệu, theo đó, biết được hành trạng và công đức của vị vua này với Phật giáo.
Ta có thể ghi lại những điểm nổi bật của ông:
- Nhà vua tôn kính Phật, kinh, luật và Tăng đoàn. Ngài tìm cách phổ cập giáo pháp của đức Phật khắp dân gian để mọi người cùng đọc, hiểu, thấm nhuần mà sống với nhau cho tốt hơn.
- Nhà vua tôn trọng sự sống thiêng liêng nên kết tội việc mổ súc vật dù để cúng tế, tiệc tùng hay làm gì khác. Ngay nhà trù của hoàng gia cũng cấm tuyệt, chỉ được phép dùng tam tịnh nhục. Điều luật này còn được áp dụng “bất sát” với chim bồ câu và lợn nái, còn kết tội việc thiến hoạn hoặc đóng dấu sắt lên súc vật nữa.
- Khuyến khích nhân dân trau dồi đạo đức, phẩm hạnh: Sống chân thật, có từ bi tâm, nuôi mạng chân chánh, trong sạch, hòa nhã… Biết vâng lời các bậc trưởng thượng, thầy dạy học, rộng rãi với bạn bè, thân quyến. Với người làm công, kẻ nô lệ cũng phải được đối xử tốt, bằng tình thương. Có hai bài kinh là Magalasutta (Hạnh phúc kinh) và Sglovda (Thi-ca-la-việt) mà đức vua ban chỉ dụ là không một Phật tử nào là được quyền không biết đến .
- Những thói hư tật xấu hoặc những tâm địa, ý tưởng bất thiện cần phải được ngăn chặn, như: Giận dữ, hung hăng, tự đắc, ganh tỵ, ngang bướng…
- Về lãnh vực tư tưởng các tín ngưỡng thì nhà vua khuyên thần dân của ngài phải dung nạp tất cả mọi hệ phái, giáo phái; kính trọng tất thảy mọi tu sĩ, Sa-môn, Bà-la-môn. Nhà vua cũng thành thật khuyên các giáo phái hãy thôi tự khen tụng mình và chỉ trích giáo pháp khác.
- Các việc công ích xã hội, phục vụ cộng đồng, nhà vua khuyến khích trồng cây, trồng dược thảo, trồng rừng, xây cầu, đào giếng, hầm vệ sinh, đắp đường, trại tế bần, bệnh xá cho người và cả súc vật nữa. Những việc có tính từ thiện xã hội ấy lan sang các nước láng giềng, đến tận cả Srilaca.
- Vua đối xử với thần dân bằng thứ tình cảm cha con và chân tình mưu cầu cho hạnh phúc của họ. Tội tù được ân xá từng đợt; và ông mong ước rằng, trong tương lai, quốc độ của ông sẽ không còn nhà tù, thay vào đấy là những trường học, những tịnh xá hoàn thiện nhân cách con người.
Chính nhờ sự sáng suốt và tấm lòng nhân hậu của đấng minh quân ấy mà tất cả mọi lân bang đều mến phục, quy thuận, giao hảo một cách chân thành. Cảm mộ ngài đến nỗi, người ta đã khắc lên bia đá lời tán thán ngài như tán thán thần linh:
“- Hãy đến với triều đại huy hoàng này, triều đại của vị minh quân sống theo giáo pháp. Nơi đây không có tiếng trống trận, chỉ có âm thanh trầm hùng của tiếng trống chánh pháp. Đã lâu xưa quá rồi, người dân Ấn đã không còn gần gũi với thiên thần, bây giờ lại khác hẳn, người ta đã diện kiến với thiên thần thật sự ở đây rồi!”
3. Đại đế Asoka với việc chấn chỉnh giáo pháp: Cuộc kết tập Phật ngôn lần thứ III
Theo bộ Mahvasa (Đại sử) cho biết với đại ý: Nhà vua rất sùng mộ Phật giáo nên đã cho xây dựng nhiều chùa chiền, tịnh xá, bảo tháp thờ Xá-lợi (có tư liệu nói là 84.000 bảo tháp) rải rác khắp Ấn Độ. Đối với tứ sự cúng dường, nhà vua rất rộng rãi vì mong cho Tăng-già đầy đủ, chỉ còn để tâm vào việc tu học mà thôi. Cũng vì đời sống của Tăng chúng quá sung túc nên hấp dẫn nhiều tu sĩ ngoại giáo len lỏi gia nhập vào Tăng đoàn. Thời gian sau, chính vì sự lẫn lộn ô hợp, phức tạp này mà đời sống Tăng-già mất sự an bình và thanh tịnh, đến nổi không phân biệt được ai chánh ai tà, không ai còn biết tin tưởng vào ai, nói gì đến lục hòa, tứ nhiếp? Chư Tăng kết phe, kết nhóm, mạnh ai muốn làm gì thì làm. Suốt 7 năm trường, tại một ngôi chùa lớn trong kinh đô, chư Tăng chưa một lần họp nhau lại để làm lễ phát-lồ. Biết được chuyện đó, đức vua cử một vị đại thần đến nhắc nhở, Tăng chúng cứng đầu không nghe theo lệnh vua. Tức giận, vị đại thần đem chặt đầu rất nhiều vị sư. Sau đó nhờ có vị tỳ-khưu tên là Tissa, vốn là anh em với vua đích thân đến ngăn cản. Vị đại thần không dám diệt ngài Tissa, về tâu báo lại mọi việc cho vua hay. Nghe đầu đuôi tự sự, nhà vua vô cùng kinh sợ, nghĩ rằng mình đã mang trọng nghiệp thảm sát Tăng chúng.
Hối hận, bứt rứt nên đức vua đi tham vấn nhiều vị trưởng lão, những mong các ngài giải tỏa cho nỗi lo sợ, nhưng câu trả lời nào cũng không làm cho vua được an tâm. Sau rốt, theo ý kiến của chư trưởng lão, đức vua nên thỉnh thị tư vấn nơi đức đại Thánh Tăng Moggallputta Tissa, một vị trưởng lão khả kính, trí tuệ thông bác, đạo hạnh đoan nghiêm; vốn là thầy tế độ hoàng tử Mahinda, con trai trưởng của ngài. Như bừng tỉnh, đức vua cấp tốc cử một đoàn đại thần sứ giả lên tận núi Adhogag, cung thỉnh ngài về triều. Lặng nghe phái đoàn trình bày xong, trưởng lão Moggallputta Tissa từ chối, nói rằng, lý do của đức vua đưa ra chưa chính đáng để ngài phải rời núi.
Phái đoàn về trình tấu lại, đức vua chợt như sáng dạ, Tăng gấp đôi số đại thần sứ giả lên lại núi Adhogag, thỉnh nguyện ngài với lý do chính đáng hơn: “Phật giáo đang có nguy cơ suy tàn vì phi Tăng lẫn lộn với chơn Tăng, bởi tà giáo lẫn lộn trong chánh giáo. Xin ngài hãy trở về chấn chỉnh lại”.
Biết lời yêu cầu của đức vua đúng với tâm nguyện của mình, trưởng lão đắp y, mang bát trực chỉ kinh thành. Về việc hối hận, bứt rứt, ăn năn của nhà vua, trưởng lão chỉ thuyết một cách ngắn gọn. Nói rằng, đức Phật dạy “tư tác là nghiệp”, đức vua không có tư tác hại nên sẽ không mang nghiệp sát sanh. Ngoài ra, đức vua còn có ý tốt là nhắc nhở chư Tăng làm lễ phát-lồ. Vậy, đức vua đã không có tội gì mà ngược lại, đã tạo nên nghiệp tốt, rất tốt cho tòa nhà giáo pháp.
Đại đế Asoka thở phào, nhẹ nhõm. Sau đó, ông tỉ mỉ hỏi trưởng lão một số điểm về giáo pháp để tự mình có thể tu tập, đồng thời, đem đến hạnh phúc cho muôn dân.
Là bậc Thánh Tứ quả làu thông Phật ngôn, trí tuệ thiện xảo, ưu việt, với vài lời giáo giới ngắn gọn, súc tích, trưởng lão đưa thẳng vào tâm đức vua những điểm giáo pháp cốt lõi nhất, cần yếu nhất. Nhân dịp này, trưởng lão còn trình bày thêm một số phương pháp để điều chỉnh kinh, luật cũng như chấn chỉnh Tăng đoàn. Vô cùng hoan hỷ, đức vua hứa ủng hộ trưởng lão hết mình hầu đem lại sự trong sáng, thanh tịnh cho đất Phật.
Vì tất cả duyên sự ấy, cuộc thanh lọc vĩ đại trong Tăng chúng đã xảy ra. Sử liệu không ở đâu nói đến rõ ràng, làm thế nào để phát hiện số phi Tăng do ngoại đạo trà trộn vào. Nhưng theo Mahvasa và Samantapsdik thì có đến 60.000 vị sư bị trục xuất khỏi giáo hội trong cuộc thanh trừng này.
Khi nội bộ Tăng chúng được yên tĩnh, trưởng lão cho mời thỉnh khắp núi non, thành phố, thị trấn… những vị trưởng lão cao đức, rành rẽ Phật ngôn; lại tuyển chọn trong Tăng-già các vị sư uyên bác, đạo hạnh – tất thảy là 1000 vị – để tổ chức đại hội kết tập Phật ngôn lần thứ III.
Đại đế Asoka hân hoan cúng dường tất cả mọi phí tổn. Đại hội diễn ra tại chùa Asokrma, sát hoàng cung, kinh đô Paliputta (Hoa thị thành) vào năm 216 sau khi Phật Niết-bàn (đôi chỗ là 218, 234).
Cách thức kết tập tuy giống như hai lần trước nhưng nội dung có một số điểm hơi khác:
- Về Kinh, Luật: Lần I, lần II chỉ loại bớt một số giới điều xét ra là nhỏ nhặt, chi tiết, nhưng lần này Theravda phải so sánh, đối chiếu toàn bộ nội dung cả kinh và luật của tất thảy 18 bộ phái (hoặc 20) được tách rời từ Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ.
- Về Abhidhamma: Trước đây nằm rải rác trong kinh, nhưng suốt hơn 200 năm lưu truyền, đến thời điểm này, đã tách thành một tạng riêng.
Sau đại hội, trưởng lão Moggallputta Tissa đúc kết lại, cả Tam Tạng, các vị kết tập sư điều chỉnh 216 vấn đề sai lầm. May mắn thay, tập sách này, Kathvatthu (Dị bộ luận) đến nay vẫn còn, nó là phần cuối của bảy bộ Abhidhamma.
Cuộc kết tập 10 tháng mới xong.
Theo người nổi tiếng, thuvienhoasen
Sự thật 'Kinh hoàng' về đội quân đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng
Theo một số tài liệu lịch sử, Tần Thủy Hoàng còn chuẩn bị cho mình cả những phi tần bằng đất nung để chôn trong lăng mộ.
Đội quân đất nung của Trung Quốc được những nông dân địa phương phát hiện vào năm 1974 tại Tây An, Trung Quốc. Những nông dân đã có phát hiện tuyệt vời này khi họ đang đào một cái giếng.
Đội quân đất nung trên được tạo ra để mai táng trong lăng mộ của Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần đó là Tần Thủy Hoàng - người đã sống cách đây hơn 2200 năm. Những binh sĩ đất nung giống như người thật này có nhiệm vụ bảo vệ, hầu hạ Tần Thủy Hoàng khi ông sang thế giới bên kia.
Đội quân đất nung là một phần những hiện vật cực giá trị trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
Theo nhà sử học nổi tiếng Trung Quốc Tư Mã Thiên, lăng mộ của Tần Thủy Hoàng chứa nhiều kho báu và các báu vật cực giá trị, trong đó miêu tả ngôi mộ của ông vô cùng lộng lẫy, tất cả bằng vàng. Xung quanh được đính đá quý, rải châu báu từ trong ra ngoài.
Gần 8.000 tượng đất nung được chôn cất trong 3 khu vực. Đây là con số khá lớn so với một lăng mộ vua chúa Trung Hoa thời xưa.
Tất cả tượng binh sĩ làm từ đất nung có kích thước tương ứng với người thật và được làm hoàn toàn bằng tay. Mỗi bức tượng có gương mặt độc đáo, không giống nhau và biểu thị trạng thái cảm xúc khác biệt.
Những chiến binh đất nung bao gồm những lực lượng chiến đấu trên chiến trường bao gồm kỵ binh, bộ binh và cả chiến xa.
Theo một số tài liệu lịch sử, Tần Thủy Hoàng còn chuẩn bị cho mình cả những phi tần bằng đất nung, nhưng đến nay các chuyên gia nhà khảo cổ vẫn chưa tìm thấy một bức tượng phi tần nào trong lăng mộ của vị hoàng đế nổi tiếng sử sách Trung Quốc này.
Tư Mã Thiên đã viết những tài liệu nói rằng, Tần Thủy Hoàng cho người xây dựng đội quân đất nung và lăng mộ ngay từ khi ông lên ngôi báu vào năm 246 trước Công nguyên. Khi đó, ông mới 13 tuổi.
Hầu hết các công nhân đang làm việc tại khu lăng mộ của Tần Thủy Hoàng đều bị chôn sống cùng ông khi vị hoàng đế này băng hà.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Chuẩn bị đưa lên giàn hoả táng, 'người chết' bất ngờ sống lại Sau khi phát hiện người đàn ông nằm bất tỉnh ngoài đồng, gia đình không đưa anh ta đến bệnh viện mà quyết định... tổ chức tang lễ luôn. Anh Simanach Mallick, 55 tuổi, sống tại quận Ganjam của Odisha ở Ấn Độ, được các thành viên trong gia đình cho là đã chết, đột nhiên tỉnh dậy trước khi được đưa lên...