Ashok Kamte: Người hùng bất tử trong lòng nhân dân Ấn Độ
Ashok Kamte là một sĩ quan cảnh sát ưu tú của Ấn Độ, từng là Phó Tổng giám đốc Cảnh sát thành phố Mumbai.
Anh đã hy sinh trong lúc ngăn chặn khủng bố tại thủ đô Mumbai năm 2008. Kamte được truy tặng Huân chương Ashoka Chakra vào ngày 26-1-2009. Ashok Kamte chính là hiện thân của ngọn lửa yêu nước bất diệt của người dân Ấn Độ.
Con nhà nòi
Ashok Kamte sinh ngày 23-2-1965 tại thành phố Mumbai, bang Maharashtra, Ấn Độ. Gia tộc Kamte có truyền thống nhiều đời phục vụ trong lực lượng cảnh sát. Ông là con trai của Trung tá cảnh sát Marutirao Narayanrao Kamte (1929-2014) và bà Kalpana.
Ông cố của Kamte là Marutirao Kamte, từng phục vụ trong lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Ấn Độ từ năm 1895 đến 1923. Trong khi ông nội của Kamte là Narayanrao Kamte cũng gia nhập Cảnh sát Hoàng gia vào năm 1923, từng làm Tổng giám đốc lực lượng Cảnh sát bang Maharashtra từ 1947 đến 1955.
Những năm tiểu học và trung học cơ sở, Kamte học trường Rajkumar, thuộc thành phố Rajkot. Sau đó, Kamte học Trường trung học Quốc tế Kodaikanal. Năm 1980, Kamte xuất sắc nhận được học bổng quốc tế tại trường Camp Rising Sun (New York). Học bổng trường này được quỹ Louis August Jonas (LAJF), một tổ chức phi lợi nhuận tài trợ và Kamte hoàn thành khóa học vào năm 1982.
Năm 1985, Kamte lấy bằng cử nhân tại Đại học St. Xavier, Mumbai. Năm 1987, ông lấy bằng thạc sĩ tại Trường St. Stephen, Delhi. Đặt biệt, Kamte từng là một vận động viên nổi tiếng, ông đã đại diện cho Ấn Độ tranh tài môn cử tạ ở Peru vào năm 1978.
Sự nghiệp cảnh sát lẫy lừng
Năm 1989, Ashok Kamte gia nhập lực lượng Cảnh sát Ấn Độ. Năm 1991, ông trở thành trợ lý Cảnh sát trưởng tại thành phố Bhandara. Sau đó là Cảnh sát trưởng thành phố Satara, rồi Cảnh sát trưởng thành phố Thane. Năm 1999-2000, Kamte thực hiện sứ mệnh quốc tế trong Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Bosnia và Herzegovina.
Vợ của Kamte nhận huân chương Ashok Chakra từ Tổng thống Pratibha Patil vào ngày 26-1-2009.
Video đang HOT
Năm 2000-2002, Kamte nhận công tác tại Sở Cảnh sát thành phố Mumbai. Sau đó lần lượt là Cảnh sát trưởng quận Sangli (2002-2004), Cảnh sát trưởng quận Kolhapur (2004-2005) và Cảnh sát trưởng thành phố Solapur (2006-2008). Tháng 6-2008 đến 11-2008, Kame là Phó Tổng giám đốc Cảnh sát thành phố Mumbai. Ngày 26-11-2008, Ashok Kamte đã hy sinh khi ngăn chặn khủng bố, người anh hùng của Ấn Độ ra đi khi mới 42 tuổi, để lại 2 đứa con trai còn thơ dại.
Ashok Kamte cũng nhận được rất nhiều huân chương trong nghiệp cảnh sát lẫy lừng của mình. Năm 1995, Kame nhận huy chương trong lực lượng đặc biệt tiễu trừ nhóm phiến quân ly khai Naxalite. Hoạt động nôi dây trong suôt 4 thâp ky qua cua nhom phiên quân nay đa khiên hơn 6.000 ngươi thiêt mang va hang nghin dân nghèo mất nhà cửa.
Năm 1999, Kame nhận huân chương Liên Hiệp Quốc. Đây là huân chương trao tặng cho quân đội của các nước trên thế giới khi tham gia vào các hoạt động quân sự và cảnh sát quốc tế chung, như gìn giữ hòa bình, nỗ lực nhân đạo và cứu trợ thảm họa.
Cùng năm, Kame nhận huy chương Videsh Seva của Chính phủ Ấn Độ trong sứ mệnh gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc tại Bosnia và Herzegovina. Huân chương này được trao tặng nhằm vinh danh sự dũng cảm và can đảm phi thường của các sĩ quan trong lực lượng quân đội và cảnh sát Ấn Độ.
Năm 2004, Kame được Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia Ấn Độ gắn phù hiệu vinh danh. Năm 2005, Kame được nhận huân chương Antarik Suraksha Padak, ghi nhận công trạng của ông trong các hoạt động chống phiến quân ly khai Naxalite. Năm 2006, Kame nhận huân chương Cảnh sát Quốc gia, nhằm vinh danh những đóng góp của ông trong lực lượng Cảnh sát Ấn Độ.
Năm 2009, Kame được truy tặng huân chương Ashoka Chakra trong việc chống lại bọn khủng bố tấn công thành phố Mumbai vào ngày 26-11-2008. Ashoka Chakra là huân chương quân sự thời bình cao nhất của Ấn Độ, nhằm vinh danh những người dũng cảm hy sinh mạng sống vì đất nước và nhân dân. Huân chương Ashoka Chakra được trao tặng cho cả thường dân và quân nhân. Vợ của Kamte nhận huân chương Ashoka Chakra từ Tổng thống Pratibha Patil vào ngày 26-1-2009.
Ngọn lửa yêu nước bất tử
Khoảng 21 giờ ngày 26-11-2008, một nhóm 10 tay súng lạ mặt mang theo lựu đạn và súng tự động tấn công dân thường ở nhiều địa điểm khác nhau: ga tàu hỏa Chhatrapati Shivaji, quán cà phê Leopold, 2 bệnh viện và rạp hát tại khu vực phía nam thành phố Mumbai. Một số người dân dũng cảm đã xả thân dưới làn đạn để cố gắng chống lại bọn khủng bố.
Ashok Kamte (giữa) tại một sự kiện.
Nhận được tin báo, Kame cùng một số cảnh sát nhanh chóng đến hiện trường. Họ đến thẳng lối vào cổng sau của Bệnh viện Cama. Kamte nổi tiếng điềm tĩnh và là một nhà đàm phán xuất sắc trong các tình huống khủng hoảng. Nhưng buổi tối thứ Tư định mệnh ấy, ông không có nhiều cơ hội để đàm phán với những kẻ khủng bố quá manh động và tàn bạo.
Khi những kẻ khủng bố đang điên cuồng xả súng và ném lựu đạn vào bất cứ ai mà bọn chúng nhìn thấy. Trong tình huống này, Kamte quyết định phải ngăn chặn những kẻ khủng bố từ cổng trước của Bệnh viện Cama. Nếu bọn chúng chiếm được bệnh viện thì rất nhiều phụ nữ và trẻ em sẽ bị giết. Lúc này, những kẻ khủng bố vừa rời khỏi khu vực phía cổng trước bệnh viện Cama. Bọn chúng đang trốn đằng sau một chiếc xe màu đỏ trong làn đường dẫn vào bệnh viện.
Cùng lúc đó, Kamte phát hiện một tên khủng bố đang chạy vào khu vực bệnh viện. Trong lúc truy đuổi, tên này đã bắn trả Kamte. Ashok Kamte bị trúng đạn. Do lúc vội đến hiện trường khủng bố, ông đã không kịp mặc áo giáp chống đạn.
Theo India Express, 3 sĩ quan cấp cao gồm: Ashok Kamte, Hemant Karkare, Vijay Salaskar cùng 4 cảnh sát viên đã hy sinh trong lúc ngăn chặn khủng bố tại Bệnh viện Cama.
Hầu hết các vụ tấn công nói trên kết thúc sau vài tiếng đồng hồ, nhưng thảm kịch khủng bố vẫn tiếp diễn tại 3 địa điểm có xảy ra bắt cóc con tin, gồm 2 khách sạn cao cấp Oberoi Trident, Taj Mahal và tòa nhà Nariman – đây là nơi đặt một trung tâm truyền giáo của người Do Thái.
Vụ tấn công ở tòa nhà Nariman kết thúc tối 28-11-2008, 6 con tin bị thiệt mạng và 2 nghi phạm khủng bố bị tiêu diệt. Trong khi đó, tại 2 khách sạn hạng sang, hàng chục người khách và nhân viên đã trở thành nạn nhân của bọn khủng bố hoặc bị chúng bắt giữ làm con tin.
Sau vụ khủng bố này, tổng cộng đã có 174 người chết, trong đó có 20 nhân viên an ninh và 26 người nước ngoài, và hơn 300 người bị thương. Nhà chức trách Ấn Độ đã tiêu diệt 9 tên khủng bố và bắt giữ được một tên. Đây là một vụ khủng bố kinh hoàng nhất ở Ấn Độ trong những năm gần đây.
Ngày 27-11-2008, đám tang của Kamte được tổ chức với đầy đủ nghi thức danh dự cấp nhà nước và sau đó được hỏa táng tại Nhà hỏa táng Vaikunth. Hơn 3.000 người đã đến tiễn đưa người anh hùng của họ lần cuối cùng với niềm tiếc thương vô hạn. Kamte là một trong những sĩ quan được kính trọng và ngưỡng mộ nhất của lực lượng Cảnh sát thành phố Mumbai.
Tin tức về cái chết của Kamte đã gây ra làn sóng ch ấn động không chỉ ở Maharasthra, thành phố Mumbai mà trên khắp miền Nam Ấn Độ. Những người ngưỡng mộ Kamte đã lập một trang fanpage trên mạng xã hội Orkut để vinh danh và tưởng nhớ ông.
Vợ của Ashok Kamte là Vinita Kamte – một luật sư, cùng với nữ nhà báo nổi tiếng Vinita Deshmukh đã viết cuốn sách “Viên đạn cuối cùng”. Cuốn sách kể về cuộc đời đầy dũng cảm của người anh hùng cảnh sát Ashok Kamte. Tác phẩm này còn là niềm cảm hứng bất tận cho các thế hệ cảnh sát Ấn Độ trong sự nghiệp phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Hoa Nam (Tổng hợp)
Theo cand.com.vn
'Bùng' tiền phạt, nữ tài xế bị cảnh sát truy đuổi đến cùng
Bị xích xe, sau đó chạy trốn bùng tiền phạt, hai phụ nữ Ấn Độ đã bị cảnh sát truy đuổi tới cùng.
Cũng giống nhiều thành phố khác, cảnh sát Pune (thành phố thuộc bang Maharashtra phía tây Ấn Độ) phải làm việc rất vất vả để phạt xe hai bánh dừng đỗ trái phép. Ban đầu, việc này cần nhiều nhân sự, nhưng gần đây họ đã nghĩ ra cách làm mới.
Thay vì chờ gặp từng chủ xe, cảnh sát dùng thiết bị giống như chiếc khóa lớn xích bánh xe. Khóa này chỉ được tháo bỏ khi chủ xe nộp phạt.
Xe hai bánh tại Ấn Độ bị xích vì đỗ trái phép. Ảnh: cartoq.
Mới đây, hai người phụ nữ tại Pune đã đỗ xe trái phép và bị yêu cầu nộp phạt. Thừa lúc cảnh sát không để ý, hai người này đã lẻn lên xe đi mất.
Cảnh sát Pune đã theo dõi nhiều ngả đường và cuối cùng tìm thấy hai cô gái. Không rõ ngoài tiền phạt đỗ xe trái phép, nữ tài xế này có bị buộc tội chạy trốn cảnh sát hay không.
Theo quy định tại Pune, bất cứ hành vi tháo xích xe khi chưa được phép đều trái luật. Trước đây từng có nhiều trường hợp phá xích xe, thậm chí thay cả bánh xe dự phòng để không phải nộp phạt.
Hai cô gái này thừa lúc cảnh sát không để ý đã không nộp phạt và chạy xe đi mất. Ảnh: cartoq.
Những hành vi này đều bị coi bất hợp pháp và sẽ bị cảnh sát Pune truy lùng tới cùng. Đỗ xe bừa bãi trên phố hoặc tại những nơi cấm đỗ có thể gây ách tắc giao thông và mất an toàn.
Tại bang Kerala (Ấn Độ), cảnh sát thậm chí còn dán tên và địa chỉ của chủ xe lên kính chắn gió với trường hợp ôtô đỗ trái phép. Miếng dán này được xử lý đặc biệt, chỉ được gỡ bỏ khi chủ xe nộp phạt.
Theo Zing
Ấn Độ: Đệ đơn lên Tòa án đòi quyền được vào nhà thờ Hồi giáo Một cặp vợ chồng Hồi giáo đã đệ đơn đến Tòa án tối cao để xin một lệnh cho phép phụ nữ vào nhà thờ Hồi giáo để cầu nguyện. Đơn kiện đã được tiếp nhận để đưa ra xem xét vào vào ngày mai. Hiện nay, nhiều nhà thờ Hồi giáo không cho phép phụ nữ vào bên trong cầu nguyện Bản...