ASG tăng trần 5 phiên liên tục kể từ khi chào sàn HOSE
Theo SSI Research, ASG là 1 đại diện để đầu tư vào xu hướng tăng trưởng của FDI trong dài hạn.
Cổ phiếu ASG đóng cửa phiên giao dịch 30.9 với mức giá trần 47.050 đồng/cổ phiếu.
Vào ngày 24.9 vừa qua, sàn giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã chào đón 63 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn ASG (HOSE: ASG).
ASG được thành lập năm 2010 với tên gọi là Công ty Dịch vụ Bưu chính Interserco – IPX. Công ty tập trung cung cấp các dịch vụ sân bay, trong đó có 3 mảng chính: hàng hóa hàng không, nhà kho và vận tải. Vào ngày 24.9 vừa qua, 63 triệu cổ phiếu ASG vừa chính thức chào sàn HOSE với mức giá 30.000 đồng/cổ phiếu, tương đương hệ số P/E năm 2019 là 11 lần. Cổ tức năm 2019 được chi trả ở mức 15% trên mệnh giá.
Video đang HOT
Từ khi chào sàn đến nay, cổ phiếu ASG liên tục tăng kịch trần với khối lượng giao dịch bình quân hơn 67.000 cổ phiếu/phiên. Lũy kế 5 phiên giao dịch đầu tiên của ASG trên sàn HOSE, giá cổ phiếu đã tăng 56,8%.
Theo phân tích và đánh giá của Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư SSI Research, ASG là 1 đại diện để đầu tư vào xu hướng tăng trưởng của FDI trong dài hạn, đặc biệt liên quan đến việc chuyển đổi các quyết định sản xuất, như sản xuất điện thoại di động, đến Việt Nam.
ASG sở hữu kho hàng không kéo dài tại Thái Nguyên (cách Hà Nội chỉ khoảng 60 km) và có mối quan hệ rất chặt chẽ với Samsung, chiếm tỉ trọng 60% trong tổng doanh thu. Để đạt được mức tăng trưởng hơn nữa, ASG có kế hoạch mở rộng kinh doanh sang 2 ngành nghề kinh doanh mới bao gồm: phát triển khu công nghiệp và trung tâm phân phối, bắt đầu đầu tư vào khoảng năm 2021-2022.
Theo Ban lãnh đạo Công ty, trong năm 2020-2021, hoạt động kinh doanh hàng hóa hàng không dự kiến sẽ phục hồi lên mức năm 2019, khi các chuyến bay quốc tế tiếp tục trở lại hoạt động về mức trước dịch COVID-19. Dịch vụ hành khách có thể mất thêm nhiều thời gian để phục hồi (khoảng năm 2023-2024), nhưng năm 2020 có vẻ là đáy và có thể là cơ sở thấp cho mức tăng trưởng trong tương lai.
SSI Research cho rằng lợi thế chính của vận chuyển hàng hóa hàng không ngoài sân bay nằm ở các giới hạn về quy định. Điều này tạo ra rào cản gia nhập cao, có nghĩa là sản lượng của ASG có thể được duy trì ở mức ổn định trong các năm tới vì các công ty mới khó gia nhập thị trường.
Tuy nhiên, theo SSI Research triển vọng tăng trưởng ngành hàng hóa chỉ ở mức một con số do tốc độ tăng trưởng sản lượng điện thoại di động của Samsung rất hạn chế. Do vậy, ASG có kế hoạch mở rộng hai mảng kinh doanh mới bao gồm trung tâm phân phối và phát triển khu công nghiệp. Cả hai mảng này dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động vào khoảng 2021-2022, và sẽ được đầu tư với mức tương ứng.
Về tăng trưởng trong ngắn hạn, ASG đã hoàn thành nhà kho mới ở khu vực sân bay Nội Bài, có thể đi vào hoạt động trong năm 2021. Hiện tại Công ty đang chờ Cục Hàng không dân dụng cấp giấy phép hoạt động.
Nhìn chung, SSI Research ước tính doanh thu thuần và lợi nhuận ròng năm 2021 của Công ty có thể phục hồi về mức năm 2019, và có thể đạt mức tăng trưởng 6-7% từ mức này. Mức tăng trưởng của hai mảng hoạt động mới cần được đánh giá thêm khi có thông tin (khu công nghiệp và trung tâm phân phối).
Hơn 21 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Tính đến ngày 20/9, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 21,20 tỷ USD, bằng 81,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo đó, có 1.947 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư giảm 29,4% so với cùng kỳ, tổng vốn đăng ký đạt 10,36 tỷ USD, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2019.
Về vốn điều chỉnh, có 798 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, giảm 23% so với cùng kỳ. Tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 5,11 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, vốn điều chỉnh trong 9 tháng tăng do có Dự án tổ hợp hoá dầu Miền Nam Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 1,386 tỷ USD và dự án Khu Trung tâm đô thị tây hồ Tây điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 774 triệu USD.
Hơn 21 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Không chỉ giảm về vốn đăng ký mới, 9 tháng qua dòng vốn ngoại vào Việt Nam qua hình thức góp vốn mua cổ phần giảm 20,5% so với cùng kỳ, tổng giá trị vốn góp 5,73 tỷ USD, bằng 55,1% so với cùng kỳ. Cơ cấu giá trị góp vốn mua cổ phần trong tổng vốn đầu tư cũng giảm đáng kể từ gần 40% trong 9 tháng năm 2019 xuống 27% trong 9 tháng năm nay.
Thời gian qua, các nhà đầu tư FDI đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút được 9,9 tỉ USD, chiếm 46,6% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Tiếp đến là các lĩnh vực sản xuất, phân phối điện với tổng vốn đầu tư trên 4,3 tỉ USD, chiếm 20,6% tổng vốn đầu tư đăng ký; lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản, bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký lần lượt gần 3,2 tỉ USD và 1,3 tỉ USD, còn lại là các lĩnh vực khác.
Xét theo vùng, lãnh thổ, Singapore đang dẫn đầu về số vốn đầu tư vào VN với tổng vốn đăng ký đầu tư 6,77 tỉ USD, Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký đầu tư 3,17 tỉ USD, Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đăng ký đầu tư 1,87 tỉ USD.
Hiện, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Singapore dẫn đầu, tiếp đó là Hàn Quốc.
Kết quả trên, theo Cục Đầu tư nước ngoài, tuy giảm sút so với cùng kỳ, nhưng xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 thì vẫn tốt hơn nhiều quốc gia khác, thể hiện sức hấp dẫn của Việt Nam trong mắt giới đầu tư quốc tế.
'Thị trường bất động sản khu công nghiệp sẽ phát triển tốt' Cố vấn cao cấp của Savills Việt Nam nhận định thị trường bất động sản khu công nghiệp trong thời gian tới sẽ phát triển tốt bất chấp những ảnh hưởng do đại dịch COVID-19. Toàn cảnh hội thảo. (Ảnh: Vietnam ) Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ( VietinBank) vừa tổ chức hội thảo "Tiềm năng bất động...