ASEAN+3 sửa đổi thỏa thuận bảo vệ tài chính khu vực
Theo Yonhap, ngày 14-12, tại cuộc họp diễn ra ở thành phố Busan, Hàn Quốc, các đại diện tài chính và ngân hàng trung ương các nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản cùng Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), còn gọi là ASEAN 3, đã nhất trí sửa đổi Thỏa thuận về đa phương hóa sáng kiến Chiang Mai (CMIM), một mạng lưới bảo vệ tài chính khu vực, nhằm ứng phó tốt hơn với các cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra.
Trước đó, hồi tháng 5 vừa qua, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và ASEAN nhất trí thúc đẩy CMIM, tăng cường hợp tác tài chính và ủng hộ các hệ thống đầu tư và trao đổi thương mại đa phương. Các bên cũng nhất trí bổ sung một cơ sở pháp lý bao quát, tạo điều kiện để CMIM hỗ trợ các thành viên giải quyết các rủi ro thông qua các khuyến nghị chính sách, cũng như hỗ trợ tài chính.
Hội nghị Bộ trưởng tài chính và Thống đốc ngân hàng ASEAN 3 lần thứ 20 vào tháng 5/2017 tại Nhật Bản. (Nguồn: Nikkei)
HOÀNG THANH
Video đang HOT
Theo SGGP
Đàm phán với Mỹ gặp trở ngại, Triều Tiên kêu gọi người dân "thắt lưng buộc bụng"
Truyền thông nhà nước Triều Tiên đã kêu gọi người dân nước này sẵn sàng "thắt lưng buộc bụng" trong bối cảnh những cuộc đàm phán về tiến trình hạt nhân với Mỹ dường như có dấu hiệu gặp trở ngại.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát một nhà máy Triều Tiên. (Ảnh minh họa: Reuters)
Báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên ngày 23/7, đã bất ngờ gợi nhắc người dân Triều Tiên về quãng thời gian những năm 1990. Vào thời điểm đó, Liên Xô tan rã đã khiến người dân Bình Nhưỡng phải trải qua nạn đói.
Tờ báo kêu gọi ngay cả khi phải trải qua khó khăn trong tình cảnh "thắt lưng buộc bụng" thì Triều Tiên vẫn "tiến về phía trước trên con đường bất tử của nhân dân trong tiến trình 70 năm đấu tranh và trên con đường của chủ nghĩa xã hội".
Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh giới quan sát bày tỏ quan ngại về các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Triều Tiên và Mỹ. Quá trình kéo dài hơn dự tính làm dấy lên lo ngại có thể tác động tiêu cực đến triển vọng Triều Tiên được dỡ bỏ trừng phạt và theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế.
Việc cảnh báo người dân sẵn sàng "thắt lưng buộc bụng" có thể nhằm giảm mức kỳ vọng của người dân Triều Tiên về một tương lai tươi sáng hơn sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, sau đó là với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Truyền thông Triều Tiên gần đây đã tăng cường các thông điệp kêu gọi tự lực, tự cường tới quần chúng. Trong những chuyến thị sát gần đây, ông Kim Jong-un đã phê bình các quan chức đảng và chính phủ phụ trách kinh tế vì năng suất lao động chưa cao và tiến độ chưa được cải thiện rõ rệt.
Triều Tiên cũng cho rằng Hàn Quốc đang "chậm chạp" trong việc thực thi các thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều và nhận định Seoul dường như đang cản trở việc hợp tác xuyên biên giới.
Theo Yonhap, hợp tác kinh tế toàn diện liên Triều chỉ có thể xảy ra khi Seoul và Washington chắc chắn rằng Triều Tiên phải từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.
Theo thống kê của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK), kinh tế Triều Tiên năm 2017 suy giảm mạnh nhất trong 2 thập niên qua. Cụ thể, GDP của Triều Tiên giảm 3,5 %, mức giảm mạnh nhất trong 20 năm qua. Các chuyên gia nhận định, số lượng và cường độ các lệnh trừng phạt áp lên Triều Tiên trong năm qua đã mạnh hơn năm 2016, dẫn tới tình trạng nền kinh tế tụt dốc.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Bộ trưởng Tài chính Pháp tuyên bố sốc sau đề nghị của Mỹ "Chúng tôi từ chối đàm phán khi súng đang chĩa thẳng vào đầu mình"- Bộ trưởng Tài chính Pháp tuyên bố, sau khi phía Mỹ mở lời về đề xuất đàm phán thỏa thuận thương mại tự do với châu Âu. Mỹ tìm cách tranh thủ châu Âu và Nhật Bản với các thỏa thuận thương mại tự do hôm 21-7 để đạt...