ASEAN và Trung Quốc mở ra một chương mới trong sự phát triển và thịnh vượng chung
Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc ngày 19/7 đã kỷ niệm 30 năm ngày thiết lập quan hệ đối tác.
ASEAN và Trung Quốc mở ra một chương mới trong sự phát triển và thịnh vượng chung. Ảnh: supplychainasia.org
Kể từ khi thiết lập quan hệ đối tác vào tháng 7/1991, kim ngạch thương mại song phương đã tăng vọt từ dưới 8 tỷ USD lên trên 680 tỷ USD vào năm ngoái.
Với nền tảng vững chắc như vậy, hai phía cam kết tăng cường hợp tác trong tất cả các lĩnh vực để mở ra một chương mới trong sự phát triển và thịnh vượng chung.
Khu công nghiệp Rayong Thái-Trung ở tỉnh của Thái Lan là mô hình thu nhỏ và là trái ngọt của quan hệ hợp tác cùng thắng như vậy. Được thành lập năm 2006 và là nơi quy tụ 160 công ty nước ngoài, khu công nghiệp này sử dụng 40.000 lao động địa phương, hầu hết là trong lĩnh vực ô tô, điện tử và máy móc.
Trong một năm rưỡi vừa qua, dù đại dịch bùng phát và các biện pháp hạn chế đi lại được thực hiện, Khu công nghiệp Rayong đã thu hút được 27 công ty Trung Quốc đến đầu tư.
Video đang HOT
Theo một báo cáo của ngân hàng thương mại Siam của Thái Lan, với trên 650 triệu khách hàng và là trung tâm của chuỗi cung ứng cho các ngành công nghiệp lớn, ASEAN đang trở thành một thị trường chiến lược quan trọng cho các công ty Trung Quốc.
Năm 2020, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc tại các nước ASEAN tăng 52,1% so với năm 2019, ngược với xu hướng giảm sút trên toàn cầu. Trong khi đó, các nhà đầu tư ASEAN tiếp tục nhận thấy triển vọng phục hồi lạc quan hậu đại dịch và hình mẫu phát triển “lưu thông kép” tại Trung Quốc, với đầu tư của khối tại Trung Quốc đại lục tăng 50,7% trong nửa đầu năm 2021, theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc.
Thương mại song phương cũng phát triển trong những năm qua, nhờ quan hệ hữu nghị giữa hai phía và Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc-ASEAN (CAFTA).
Nhờ CAFTA, nhiều hàng hóa từ các nước ASEAN, từ nông sản đến hàng hóa trung gian, đã vào thị trường Trung Quốc. Năm 2020, Trung Quốc và ASEAN đã lần đầu tiên trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nhau.
Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN vẫn tăng trưởng mạnh trong năm 2021, với mức tăng 27,8% trong sáu tháng đầu năm, theo số liệu của hải quan Trung Quốc.
Tháng 11 năm ngoái, Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) đã được ký kết giữa 15 nước tham gia, trong đó có Trung Quốc và 10 nước thành viên ASEAN, tạo ra một khu vực thương mại tự do chiếm gần 30% GDP, thương mại và dân số toàn cầu.
Theo Chủ tịch Ủy ban Cố vấn An ninh của Thủ tướng Thái Lan, Panitan Wattanayagorn, RCEP đánh dấu khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong quan hệ Trung Quốc-ASEAN và là động lực thúc đẩy thương mại, đầu tư không chỉ ở Đông Nam Á mà còn trên thế giới.
Indonesia-Trung Quốc đặt mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 100 tỷ USD
Để đạt được mục tiêu, hai nước sẽ tiến hành sửa đổi Thỏa thuận hợp tác kinh tế và thương mại song phương được ký kết vào năm 2011 trở thành Hiệp định khung về thương mại và đầu tư.
Bộ trưởng Bộ Thương mại M Lutfi. (Nguồn: ANTARA)
Ngày 2/4, tại cuộc họp báo trực tuyến cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Retno Marsudi và Bộ trưởng Doanh nghiệp nhà nước Erick Thohir trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 31/3 đến ngày 2/4, Bộ trưởng Bộ Thương mại M Lutfi cho biết Indonesia và Trung Quốc đang có kế hoạch tăng gấp ba lần kim ngạch thương mại từ hơn 31 tỷ USD lên 100 tỷ USD trong ba năm tới.
Để đạt được mục tiêu trên, hai nước sẽ tiến hành sửa đổi Thỏa thuận hợp tác kinh tế và thương mại song phương được ký kết vào năm 2011 trở thành Hiệp định khung về thương mại và đầu tư.
Hai nước cũng đã thảo luận về việc làm sâu sắc thêm các hoạt động thương mại trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực.
Bộ trưởng M Lutfi cũng cho biết, trong chuyến thăm đã có ít nhất năm công ty của Trung Quốc ký thỏa thuận nhập khẩu yến sào từ Indonesia với giá trị hơn 1,13 tỷ USD, trong khi Công ty Sơn Đông đã ký cam kết nhập khẩu đồ gỗ và nội thất với giá trị 200 triệu USD.
Đặc biệt, có 150 công ty Trung Quốc sẽ đầu tư 1,38 tỷ USD vào Tây Kalimantan và cam kết sử dụng hơn 3.000 công nhân địa phương.
Do vậy, với sự hợp tác thương mại và đầu tư này, hai bên sẽ cải thiện không chỉ cán cân thương mại mà còn cả quan hệ kinh tế tốt đẹp giữa hai nước.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia với tổng kim ngạch thương mại đạt hơn 71 tỷ USD vào năm 2020.
Giá trị xuất khẩu của Indonesia đạt gần 32 tỷ USD, tăng so với năm 2019 là gần 28 tỷ USD. Indonesia được ghi nhận vẫn nhập siêu với Trung Quốc gần 8 tỷ USD năm 2020, thấp hơn mức thâm hụt năm 2019 là xấp xỉ 17 tỷ USD.
Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam-Canada đạt kỷ lục Sau 2 năm triển khai Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tại Việt Nam, kim ngạch thương mại hàng hóa song phương Canada-Việt Nam đạt mức kỷ lục 8,9 tỷ USD trong năm 2020, tăng 12% so với năm trước và 37% trong 2 năm khi hiệp định đi vào hiệu lực, bất chấp tác...