ASEAN và các đối tác – cơ hội và những hành động lớn
Chiều ngày 12/11/2014, tại Nay Pyi Taw, Myanmar tiếp tục diễn ra các Hội nghị Cấp cao ASEAN với các Đối tác Ấn Độ, Nhật Bản, Liên hợp Quốc và Cấp cao kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ đối tác ASEAN – Australia. Cấp cao Mekong – Nhật Bản cũng được tổ chức.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự và có các bài phát biểu quan trọng tại các Hội nghị này.
Tại các Hội nghị, các Đối tác khẳng định ủng hộ ASEAN hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 và bước vào giai đoạn phát triển cao hơn sau năm 2015, làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác với ASEAN, ủng hộ ASEAN phát huy vai trò trung tâm và tăng cường đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. ASEAN và các nước Đối tác đã bàn và đề xuất nhiều biện pháp thiết thực trong việc thúc đẩy môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác phát triển ở khu vực, tiếp tục dành nhiều ưu tiên cho các trọng tâm như kinh tế, thương mại, đầu tư, kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, quản lý thiên tai, hợp tác giáo dục, giao lưu văn hóa và nhân dân…; đồng thời nhấn mạnh tăng cường phối chặt chẽ chẽ trong các ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống như tội phạm xuyên quốc gia, an ninh năng lượng và lương thực, an ninh nguồn nước, phòng chống dịch bệnh xuyên biên giới, ứng phó với biến đổi khí hậu…
Tại các Hội nghị Cấp cao này, Lãnh đạo các nước cũng đã trao đổi và thảo luận về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực; bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC).
Phát biểu về vấn đề Biển Đông trong các Hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đều nhấn mạnh: Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực; đánh giá cao lập trường và sự ủng hộ tích cực của các đối tác đối với lập trường và nguyên tắc chung của ASEAN về vấn đề này.
Trước tình hình Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, cần mạnh mẽ yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; không mở rộng hoặc gia tăng căng thẳng, không làm phức tạp thêm tình hình; thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trước hết là Điều 5 về thực hiện kiềm chế, và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc ở Biển Đông (COC).
Chiến lược “Hành động Phương Đông” của Ấn Độ
Tuyên bố này được các nhà lành đạo ASEAN và Thủ tướng Narendra Modi đưa ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Ấn Độ lần thứ 22.
Tại Hội nghị, các nhà Lãnh đạo ASEAN và Thủ tướng Ấn Độ hoan nghênh và đánh giá cao kết quả hợp tác giữa hai bên trong thời gian qua, đặc biệt việc nâng quan hệ ASEAN – Ấn Độ lên Đối tác chiến lược. Ấn Độ khẳng định coi trọng và mong muốn tiếp tục tăng cường hơn nữa quan hệ với ASEAN, coi quan hệ đối thoại ASEAN – Ấn Độ là một trụ cột chính trong chiến lược “Hành động Phương Đông” của Ấn Độ.
Hai bên hài lòng ghi nhận những tiến bộ đạt được trong triển khai Kế hoạch hành động ASEAN – Ấn Độ (2010-2015), theo đó nhất trí đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực ưu tiên chung của hai bên như chống khủng bố, tăng cường hợp tác hàng hải, công nghệ thông tin và viễn thông, kết nối, giáo dục, du lịch, văn hóa, thu hẹp khoảng cách phát triển, năng lượng, lương thực, quản lý thiên tai; đồng thời quyết tâm đẩy mạnh thương mại, đầu tư hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại giữa ASEAN và Ấn Độ đạt 100 tỷ USD vào năm 2015, và sớm kết thúc đàm phán Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP). Hai bên cũng nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác chặt chẽ về hàng hải, đặc biệt tập trung vào vấn đề an ninh biển và ứng phó với các thách thức trên biển.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Ấn Độ là một quốc gia có vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đánh giá cao việc Ấn Độ coi trọng quan hệ với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình, coi quan hệ đối thoại ASEAN – Ấn Độ là một trụ cột chính trong chiến lược “Hành động phía Đông”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam vui mừng đảm nhiệm vai trò Điều phối viên quan hệ ASEAN – Ấn Độ trong giai đoạn từ năm 2015-2018 và cam kết sẽ thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa ASEAN và Ấn Độ. Trên tinh thần đó, Việt Nam chia sẻ những trọng tâm hai bên cần tập trung, theo đó đề nghị Ấn Độ tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao năng lực ứng phó với những thách thức toàn cầu, nhất là trong hợp tác và phát triển bền vững tại Tiểu vùng Mê Công. Tích cực khai thác hiệu quả thoả thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do toàn diện giữa ASEAN và Ấn Độ, trong đó có các Hiệp định về Hàng hóa, Dịch vụ và Đầu tư; phấn đấu đưa quan hệ thương mại đạt 100 tỷ đôla vào 2015. Tiếp tục tăng cường kết nối giữa ASEAN – Ấn Độ cả về đường bộ, đường không, đường biển và kỹ thuật số; đề nghị Ấn Độ tiếp tục hỗ trợ ASEAN triển khai Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN, tăng cường hợp tác Mekông – Sông Hằng (MGC), cũng như dự án xây dựng Hành lang Kinh tế Mekong – Ấn Độ, mở rộng Tuyến đường cao tốc Tam giác Ấn Độ – Myanmar – Thái Lan sang Lào và Campuchia. Tăng cường tham vấn, đối thoại ASEAN – Ấn Độ ở các cấp về các lĩnh vực mà hai bên quan tâm, kể cả đối thoại quốc phòng-an ninh, trong các diễn đàn do ASEAN khởi xướng.
ASEAN – Nhật Bản tăng cường hợp tác an ninh, hợp tác biển
Video đang HOT
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Nhật Bản làn thứ 17, các nhà Lãnh đạo ASEAN và Thủ tướng Shinzo Abe đã chia sẻ tầm quan trọng của quan hệ đối tác ASEAN – Nhật Bản với những kết quả hợp tác tích cực thời gian qua, nhất là sau Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 40 năm quan hệ ASEAN – Nhật Bản năm 2013 và quyết tâm tiếp tục triển khai những kết quả của Hội nghị này.
Các nhà Lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản tái khẳng định cam kết triển khai hiệu quả Tuyên bố chung về Hợp tác ứng phó với các thách thức khu vực và toàn cầu nhằm tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như an ninh và hợp tác biển, thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, biến đổi khí hậu, hỗ trợ nhân đạo và giảm nhẹ thiên tai, quản lý nguồn nước và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, ASEAN và Nhật Bản nhất trí tiếp tục đẩy mạnh thương mại và đầu tư với mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại vào năm 2022, và phối hợp để sớm hoàn tất đàm phán Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP); đẩy mạnh kết nối khu vực, thu hẹp khoảng cách phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, quản lý thiên tai, tăng cường giao lưu văn hóa và thanh niên, cải thiện hệ thống dịch vụ y tế công, nghiên cứu và phát triển năng lượng mới.
Phát biểu tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Nhật Bản là đối tác chiến lược, quan trọng của ASEAN. Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của ASEAN với tổng thương mại đạt hơn 241 tỷ USD và là nguồn đầu tư FDI lớn thứ hai của ASEAN với 23 tỷ USD. Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam và ASEAN hoan nghênh chính sách của Nhật Bản về tăng cường gắn kết và hợp tác với ASEAN và khu vực, trong đó có Tuyên bố Năm nguyên tắc của Thủ tướng Abe.
Về một số định hướng cho hợp tác ASEAN – Nhật Bản trong thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng hai bên cần tích cực triển khai và gia tăng các nguồn lực thực hiện thực hiện các thỏa thuận và chương trình hợp tác đã có, nhất là việc thúc đẩy Quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN-Nhật Bản.Việt Nam mong muốn Nhật Bản tập trung hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng vào năm 2015 và những năm tiếp theo, ưu tiên những lĩnh vực quan trọng như kết nối, xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển, hợp tác tiểu vùng Mekong và an ninh và an toàn hàng hải. Tăng cường hơn nữa hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, hướng tới mục tiêu tăng gấp đôi các dòng thương mại và đầu tư vào năm 2022. Tiếp tục đẩy mạnh kết nối khu vực, cả về cơ sở hạ tầng, giao lưu nhân dân, phát triển nguồn nhân lực và thu hẹp khoảng cách phát triển, đặc biệt hỗ trợ sự phát triển và bảo đảm sử dụng bền vững nguồn nước tại khu vực tiểu vùng Mekong. Đẩy mạnh thực hiện hợp tác ASEAN – Nhật Bản trong ứng phó với các thách thức khu vực và toàn cầu. Việt Nam hoan nghênh các đóng góp tích cực của Nhật Bản đối với các mục tiêu chung vì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực, trong đó có sáng kiến về “chủ nghĩa hòa bình tích cực”.
Kết thúc Hội nghị, các nhà Lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản đã ra Tuyên bố chung về phòng chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia nhằm tái cam kết chống khủng bố và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.
ASEAN cùng Liên hợp quốc quyết tâm ngăn chặn xung đột trên biển
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Liên Hợp Quốc lần thứ 6, các nhà Lãnh đạo ASEAN và Tổng thư ký Liên hợp Quốc Ban Ki-moon nhất trí thúc đẩy hợp tác sâu rộng trên tất các lĩnh vực và tiếp tục tăng cường phối hợp giữa các cơ quan của hai tổ chức trong xây dựng Chương trình nghị sự phát triển của Liên hợp quốc sau 2015 và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2015.
Hai bên khẳng định quyết tâm tăng cường hợp tác trong chia sẻ thông tin và xây dựng năng lực hợp tác biển, ngăn chặn xung đột, gìn giữ hòa bình, thúc đẩy nhân quyền, chống buôn bán người; nhất trí tiếp tục hợp tác về kết nối, công nghệ xanh và phát triển bền vững, an ninh năng lượng và lương thực, phát triển tiểu vùng sông Mekong, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hẹp khoảng cách phát triển và thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ (MDG), phổ cập giáo dục, bình đẳng giới, xóa đói giảm nghèo…; và tiếp tục ứng phó với cách thách thức toàn cầu đang nổi lên, trong đó có chống khủng bố, biến đổi khí hậu, môi trường, các bệnh truyền nhiễm, đói nghèo, bảo đảm an ninh năng lượng và lương thực, và an ninh nguồn nước.
Hội nghị đã thông qua Kế hoạch làm việc ASEAN – Liên Hợp Quốc đến năm 2015, trong đó đặt ra những ưu tiên hợp tác giữa hai bên trên tất cả các trụ cột của quan hệ toàn diện ASEAN-Liên Hợp Quốc.
Phát biểu tại Hội nghị này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam đánh giá cao kết quả hợp tác ASEAN – Liên hợp Quốc trong thời gian qua.
Để tăng cường quan hệ ASEAN – Liên hợp Quốc trong thời gian tới, Việt Nam đề nghị Liên hợp Quốc tiếp tục hợp tác sâu rộng hơn nữa với ASEAN trong việc xây dựng Cộng đồng ASEAN; trợ giúp ASEAN thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững, xóa đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, bình đẳng giới, chống HIV/AIDS và bệnh dịch… Liên hợp Quốc tăng cường trợ giúp ASEAN thực hiện Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) và Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI), cũng như tăng cường hỗ trợ hợp tác tiểu vùng, trong đó có Tiểu vùng sông Mekong. Tăng cường hợp tác để ứng phó hiệu quả với các vấn đề toàn cầu đang nổi lên, nhất là chống khủng bố, ứng phó với biến đổi khí hậu, môi trường, các bệnh truyền nhiễm, đói nghèo, an ninh nguồn nước… Tăng cường hợp tác ASEAN – Liên Hợp Quốc vì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, trong đó có an ninh, an toàn và tự do hàng hải..
Thủ tướng nêu rõ: Cùng với ASEAN, Việt Nam đang tham gia một cách chủ động, tích cực và có trách nhiệm vào nhiều tổ chức, diễn đàn khu vực và thế giới, đang tích cực phát huy vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014-2016 và hiện đang ứng cử vào Hội đồng Kinh tế Xã hội nhiệm kỳ 2016-2018 và Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021. Việt Nam rất mong nhận được sự ủng hộ của các thành viên và của Liên hợp Quốc cho những nỗ lực này.
ASEAN và Australia – quan hệ Đối tác chiến lược
Tại Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 40 năm quan hệ đối thoại ASEAN – Australia, các nhà Lãnh đạo ASEAN và Thủ tướng Tony Abbott khẳng định Hội nghị là dấu ấn lịch sử của quan hệ hai bên và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ hai bên lên một tầm cao mới. Theo đó, các nhà Lãnh đạo hai bên nhất trí sẽ nâng cấp quan hệ ASEAN – Australia lên tầm quan hệ đối tác chiến lược.
Các nhà Lãnh đạo ASEAN và Australia đánh giá cao quan hệ hợp tác hai bên, thể hiện sinh động trên mọi mặt hợp tác, từ chính trị – an ninh đến kinh tế và văn hóa – xã hội, với nhiều thành tựu to lớn trong 40 năm qua. ASEAN đánh giá cao Australia tiếp tục dành nhiều chương trình hỗ trợ lớn cho cho ASEAN như Chương trình Hợp tác phát triển; đề xuất Kế hoạch Colombo mới với cam kết 100 triệu đô la Australia nhằm tăng cường giao lưu nhân dân và giáo dục; mở rộng Chương trình hỗ trợ Hợp tác kinh tế thực hiện Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA) giai đoạn 2015-2019; và tiếp tục dành nhiều hỗ trợ ASEAN trong ứng phó và quản lý thiên tai, phòng chống dịch bệnh sốt rét.
Hai bên nhất trí cần phát huy những thành tựu và kết quả đạt được trong 40 năm qua và tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ đối thoại và hợp tác theo hướng thực chất và hiệu quả hơn, triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động giai đoạn 2015-2019, tập trung vào các trọng tâm ưu tiên như thúc đẩy các nguyên tắc luật pháp, dân chủ, quản trị tốt, nhân quyền, bình đẳng giới, thúc đẩy hợp tác hàng hải, chống khủng bố, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mạng, thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực thông qua triển khai AANZFTA, thúc đẩy kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, quản lý thiên tai, phòng chống dịch bệnh xuyên biên giới, tăng cường giao lưu nhân dân, hợp tác giáo dục…
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Để tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ đối thoại và hợp tác giữa ASEAN – Australia theo hướng thực chất và hiệu quả hơn, ASEAN mong muốn Australia tiếp tục hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN. Tăng cường hợp tác kinh tế thương mại. Tăng cường hợp tác kết nối ASEAN – Australia. ASEAN mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ từ Australia thực hiện Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN. Nhân dịp này, Việt Nam đánh giá cao Australia dành 132 triệu đô la hỗ trợ ASEAN thực hiện Kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN và đầu tư vào các dự án phát triển giao thông, cơ sở hạ tầng ở khu vực sông Mekong.
Kết thúc Hội nghị, các nhà Lãnh đạo đã ra Tuyên bố chung về kỷ niệm 40 năm quan hệ đối thoại ASEAN – Australia.
Việt Nam đề xuất làm đường kết nối các hành lang kinh tế với Ấn Độ, Nam Á
Bên lề các Hội nghị Cấp cao, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng tham dự Hội nghị Cấp cao Mekong – Nhật Bản lần thứ 6 với sự tham dự của Lãnh đạo các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Nhật Bản.
Hội nghị ghi nhận những kết quả quan trọng đạt được trong triển khai Chương trình hành động Mekong – Nhật Bản 2012-2015 trên cả ba trụ cột hợp tác của Chiến lược Tokyo và đánh giá cao sự hỗ trợ của Nhật Bản dành cho các nước Mê Công. Về phương hướng hợp tác thời gian tới, các nhà Lãnh đạo nhất trí: (i) Tăng cường kết nối khu vực Mekong phục vụ xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015, trong đó chú trọng phát triển các hành lang kinh tế và các tuyến đường mới gắn kết tiểu vùng Mekong với tiểu lục Ấn Độ; (ii) Xây dựng “Tầm nhìn phát triển công nghiệp Mekong” nhằm thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị khu vực và tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh giữa tiểu vùng Mekong và Nhật Bản; (iii) Hợp tác phát triển bền vững tiểu vùng Mekong thông qua thúc đẩy tăng trưởng các-bon thấp, chú trọng tính bền vững về môi trường và xã hội trong phát triển hạ tầng cơ sở, xây dựng năng lực ứng phó biến đổi khí hậu và bảo tồn điều kiện tự nhiên của tiểu vùng Mekong. Các nhà Lãnh đạo cũng tái khẳng định tầm quan trọng sống còn của việc quản lý và phát triển bền vững nguồn nước sông Mekong và cam kết tăng cường hợp tác với các tổ chức địa phương và quốc tế, đặc biệt là Uỷ hội sông Mekong trong lĩnh vực này.
Phát biểu tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những thành tựu đã đạt được trong triển khai “Chương trình Hành động Mekong – Nhật Bản nhằm hiện thực hóa Chiến lược Tokyo 2012″. Thủ tướng cũng nhấn mạnh 3 nội dung quan trọng của hợp tác Mekong – Nhật Bản, đồng thời đề nghị Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ nghiên cứu khả thi việc hình thành các tuyến đường mới, theo mô hình vận tải đa phương thức, kết nối Hành lang Kinh tế phía Nam và Hành lang Kinh tế Đông – Tây với tiểu lục địa Ấn Độ và khu vực Nam Á. Đây sẽ là tuyến đường thương mại quan trọng gắn kết Nhật Bản với khu vực Đông Nam Á và Nam Á. Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong có tầm quan trọng sống còn đối với sự phát triển và tương lai của tiểu vùng Mekong. Đề nghị Chính phủ Nhật Bản tăng cường hỗ trợ cho Ủy hội sông Mekong, đặc biệt trong triển khai nghiên cứu đánh giá tổng thể tác động của xây dựng đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh việc cần thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp và địa phương của Nhật Bản với doanh nghiệp và địa phương các nước Mekong, trước mắt trong một số lĩnh vực tiềm năng như nông nghiệp, thủy sản, logistics.
Về phần mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định coi trọng và cam kết của Việt Nam đối với hợp tác Mekong – Nhật Bản vì sự phát triển bền vững, hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
Hội nghị đã ra Tuyên bố chung và nhất trí sẽ tổ chức HNCC Mekong – Nhật Bản lần thứ 7 vào tháng 7/2015 tại Nhật Bản.
P.Thảo
Theo Dantri
APEC nhất trí tăng cường quan hệ đối tác kinh tế
Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - APEC lần thứ 26 hôm qua kết thúc với nhất trí về các vấn đề hợp tác thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương, liên kết kinh tế, kết nối khu vực và tăng trưởng kinh tế.
Quan chức các nước tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - APEC tại Bắc Kinh hôm 7/11. Ảnh: AFP
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, các Bộ trưởng đã nghe Tổng Giám đốc WTO trình bày về tình hình triển khai "Gói Bali" được thông qua vào tháng 12/2013. Nhiều thành viên cho rằng ngày càng có nhiều thách thức đặt ra đối với phát triển và liên kết, do tăng trưởng kinh tế chậm lại, Vòng đàm phán Doha tiếp tục trì trệ; hòa bình và ổn định đang bị thách thức ở nhiều khu vực, và các thách thức toàn cầu gay gắt hơn.
Hội nghị nhất trí tăng cường đóng góp của APEC vào việc thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương, liên kết kinh tế và kết nối khu vực, cải cách kinh tế và tăng trưởng. APEC cần phát huy vai trò đi đầu thúc đẩy việc thực hiện các quyết định đạt được tại Bali, Chương trình hoạt động sau Bali, Hiệp định về công nghệ thông tin (ITA), chống chủ nghĩa bảo hộ dưới mọi hình thức.
Để làm sâu rộng hợp tác APEC trong giai đoạn mới, Hội nghị thỏa thuận đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các Mục tiêu Bogor về thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại, đầu tư, hỗ trợ các nền kinh tế thành viên cải cách kinh tế và duy trì tăng trưởng, đặc biệt trong nỗ lực hài hòa hóa chính sách, phát triển và kết nối chuỗi cung ứng, thúc đẩy các vấn đề thương mại và đầu tư thế hệ mới, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác khoa học - kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nghề.
Các Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hình thành Khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) và nhất trí khuyến nghị lên các nhà Lãnh đạo APEC thông qua Lộ trình đóng góp của APEC hướng tới hình thành FTAAP.
Trong phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao
Phạm Bình Minh nhấn mạnh hợp tác và liên kết tiếp tục là xu thế chủ đạo, song tình hình quốc tế và khu vực diễn biến ngày càng phức tạp, cục diện quốc tế hiện nay vẫn đang trong giai đoạn định hình. Theo đó, Phó Thủ tướng đề nghị cần tiếp tục cùng nỗ lực tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, đề cao trách nhiệm đối với các quan tâm, lợi ích chung, bảo đảm nguyên tắc cùng có lợi, quan tâm thỏa đáng nhu cầu phát triển, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác, liên kết và phát triển của khu vực. Đồng thời, APEC cần tiếp tục đẩy mạnh tư duy mở về hợp tác và liên kết khu vực,và phát huy vai trò trong xây dựng một cấu trúc khu vực bền vững, minh bạch, đáp ứng mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và thịnh vượng cũng như lợi ích chính đáng của các nền kinh tế thành viên.
Kết thúc Hội nghị, các Bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố chung cùng 8 văn kiện nhằm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực sử dụng tiêu chuẩn số liệu toàn cầu, thương mại và đầu tư trong năng lượng sạch và tái tạo, hải quan, đầu tư cơ sở hạ tầng thông qua đối tác công - tư, nâng cao năng lực thúc đẩy thương mại và đầu tư, hợp tác kinh tế mạng, hợp tác đại dương và chống tham nhũng. Hội nghị cũng đã ghi nhận kết quả của các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành được tổ chức trong năm 2014.
Đây là Hội nghị Bộ trưởng quan trọng, hoàn tất toàn bộ các công việc chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 22 sẽ diễn ra trong các ngày 10 và 11/11 cũng tại thủ đô Bắc Kinh.
Trong thời gian tham dự Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có các cuộc tiếp xúc song phương rộng rãi với Bộ trưởng, Trưởng đoàn các nền kinh tế thành viên APEC để trao đổi về quan hệ song phương và tăng cường phối hợp tại Diễn đàn APEC cũng như các cơ chế hợp tác đa phương khác.
Phương Vũ
Theo VNE
APEC nhất trí tăng cường quan hệ đối tác về ngoại giao-kinh tế Ngày 8/11, Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 26 tiếp tục ngày làm việc thứ hai, cũng là ngày làm việc cuối cùng. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (thứ tư từ bên trái, hàng ngồi đầu, chính diện) và...