ASEAN – Trung Quốc thúc đẩy hợp tác đối xử công bằng với ngư dân
Hội thảo ASEAN – Trung Quốc về Thúc đẩy hợp tác đối xử công bằng và nhân đạo với ngư dân, diễn ra tại Hà Nội, ngày 3/11.
Tham dự hội thảo có hơn 120 quan chức, nhà nghiên cứu và chuyên gia pháp lý đến từ các tổ chức liên quan.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng, hội thảo được tổ chức nhằm triển khai quy định trong Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) về đối xử công bằng, nhân đạo với người đi biển gặp nạn.
Trước thực tế ngư dân chiếm một phần đáng kể trong số người đi biển ở Biển Đông, hàng ngày đối mặt với những khó khăn, hiểm nguy như thiên tai, mưa bão, tai nạn đâm va…, Thứ trưởng Dũng đề nghị các đại biểu tập trung rà soát, trao đổi về tình hình và đời sống của họ cũng như chia sẻ các quy định, thực tiễn tốt về bảo vệ, đối xử nhân đạo với ngư dân.
Cùng với đó, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam đề xuất các đại biểu đưa ra khuyến nghị để thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc trong lĩnh vực này. “Đây không chỉ là một biện pháp xây dựng lòng tin đơn thuần, mà cần phải là một lĩnh vực hợp tác ưu tiên nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người dân của cả ASEAN và Trung Quốc”, ông nói.
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại phiên khai mạc hội thảo. Ảnh: Võ Hải.
Đại biểu các nước ASEAN chia sẻ hầu hết hoạt động đánh bắt cá nước mình đều có quy mô nhỏ, công nghệ thô sơ, lạc hậu; đa số ngư dân có hoàn cảnh khó khăn, lại phải đối mặt với nhiều thách thức, nguy hiểm ở trên Biển Đông, do đó cần được hỗ trợ lâu dài.
Video đang HOT
Về khung pháp lý, hội thảo ghi nhận quy định về bảo đảm an toàn tính mạng, đối xử nhân đạo với ngư dân đã được đề cập trong nhiều thoả thuận, điều ước cũng như thông lệ quốc tế. Trong phạm vi quốc gia, các nước ASEAN và Trung Quốc cũng đã xây dựng, ban hành và áp dụng nhiều văn bản pháp luật để quản lý hoạt động nghề cá, ngư dân.
Mặt khác, nhiều đại biểu cũng cho rằng cần có cách tiếp cận tổng thể hơn trong lĩnh vực bảo đảm an toàn, tính mạng và đối xử với ngư dân, trong đó gồm cả khả năng xây dựng công cụ điều chỉnh vấn đề này ở Biển Đông.
Hội thảo ghi nhận những kết quả tích cực trong hợp tác giữa các nước về tìm kiếm, cứu nạn trên biển; cũng như kinh nghiệm và kết quả triển khai văn bản hợp tác giữa Indonesia và Malaysia về đối xử với ngư dân của nhau hoạt động trên vùng biển đang phân định giữa hai nước, coi đây là những thông tin có giá trị tham khảo trong việc nghiên cứu, thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và TQ thời gian tới.
Hội thảo ASEAN – Trung Quốc về Thúc đẩy hợp tác nhằm bảo đảm đối xử công bằng, nhân đạo với ngư dân là sáng kiến do Việt Nam đề xuất, trong khuôn khổ thực hiện quy định liên quan của DOC, qua đó giúp củng cố lòng tin và thúc đẩy đối thoại giữa ASEAN và Trung Quốc. Dự kiến, kết quả và các khuyến nghị được nêu tại hội thảo sẽ được tổng hợp và báo cáo lên kênh quan chức ASEAN-TQ về thực hiện DOC.
Thứ trưởng ngoại giao: Hội nghị ASEAN có lúc tưởng khó diễn ra như dự kiến
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho biết chuỗi các hội nghị ngoại trưởng ASEAN đã diễn ra suôn sẻ, bất chấp nhiều trở ngại.
Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, trao đổi với VnExpress về kết quả của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53) và các hội nghị liên quan, diễn ra từ 9/9 đến 12/9.
- Thành công lớn nhất của AMM 53 và các hội nghị liên quan là gì, thưa ông?
- Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến hết sức phức tạp, tác động sâu rộng của dịch bệnh Covid-19, cạnh tranh chiến lược căng thẳng giữa các nước lớn, chuỗi hội nghị trong khuôn khổ AMM 53 lần đầu tiên được tổ chức bằng hình thức trực tuyến đã diễn ra suôn sẻ, nội dung phong phú, đạt nhiều kết quả. Hội nghị đã ra được nhiều văn kiện, với số lượng 42, đặc biệt Thông cáo chung đạt chất lượng tốt. Điều này cho thấy sức sống, sức hút mãnh liệt của ASEAN, cho thấy tinh thần đoàn kết, gắn kết, chủ động thích ứng của ASEAN rất mạnh mẽ. Đó chính là thành công bao trùm của AMM 53 và các hội nghị liên quan.
- Hội nghị gặp những vấn đề khó khăn gì?
- Thông thường, hội nghị nào cũng có những khó khăn lúc ban đầu. Dù tất cả các vấn đề về tổ chức, nội dung, Việt Nam đều có dự kiến, tính toán trước các phương án, nhưng chúng ta không thể hoàn toàn chắc chắn mọi chuyện được. Nguyên nhân là nhiều kết quả của hội nghị phụ thuộc vào thương lượng, đồng thuận của các nước, nhất là trong hoàn cảnh có những tác động, ảnh hưởng của cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn.
Ngay cả việc có tổ chức được hội nghị hay không cũng là một thách thức. Đây là hội nghị trực tuyến, liên quan đến nhiều múi giờ khác nhau, thời gian không thuận lợi cho một số nước, chẳng hạn có đại biểu phải bắt đầu dự họp vào lúc 2-3h sáng, có người thì vào 9-10h tối. Nước nào cũng muốn có thời gian họp thuận lợi nhất, thậm chí trong từng cuộc họp, có nước đề nghị thứ tự phát biểu của bộ trưởng của họ. Bên cạnh đó, thời điểm từ ngày 9/9 đến 12/9 cũng trùng với lịch họp của bộ trưởng ngoại giao các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và khối Các nền kinh tế mới nổi (BRICS), trong đó có Nga, Trung Quốc, Ấn Độ. Tuy nhiên, với nỗ lực điều phối, thiện chí của nước chủ nhà Việt Nam, các nước đã có được đồng thuận về chương trình, nội dung. Chúng ta đã tổ chức thành công các hội nghị.
Khá nhiều điểm trong Tuyên bố chung phải tốn nhiều thời gian thương lượng, có điểm phải đến phút cuối cùng mới đạt đồng thuận.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng trong trao đổi với VnExpress ngày 15/9 tại Hà Nội. Ảnh: Giang Huy.
- ASEAN và Trung Quốc chưa nối lại đàm phán trực tiếp COC, ông đánh giá thế nào về lo ngại COC bị cản trở hay bị bỏ qua trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN?
- COC là một trọng tâm ưu tiên trong quan hệ giữa ASEAN và Trung Quốc. Trong tình hình phức tạp như hiện nay, các nước đều muốn có thêm cơ sở pháp lý cho việc tạo dựng hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông. Ban đầu, Trung Quốc đề nghị không xác định thời gian cho đàm phán COC, nhưng sau đó lại đề nghị kết thúc đàm phán trong vòng ba năm. Các nước ASEAN cũng muốn đẩy nhanh tiến trình, đặt ưu tiên vào chất lượng của văn bản hơn là định ra thời gian cụ thể. Điều này cho thấy các nước đều muốn nối lại đàm phán COC nhưng do Covid-19 nên quá trình này đang bị đình trệ. Không ai có ý định bỏ qua hay cản trở tiến trình đàm phán COC.
- Ông đánh giá thế nào về vai trò của Mỹ, một đối tác của ASEAN, trong hợp tác ở Biển Đông?
- ASEAN hoan nghênh nỗ lực của tất cả các nước trong nỗ lực bảo đảm hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Hiệp hội mong rằng Mỹ, là nước lớn và đóng vai trò quan trọng trên thế giới, có tiếng nói khách quan, trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, vì lợi ích chung, không tạo thêm phức tạp và không buộc ASEAN chọn bên.
- Một số chuyên gia cho rằng nội dung Biển Đông trong Thông cáo chung yếu hơn so với nội dung trong Tuyên bố Chủ tịch sau Hội nghị cấp cao ASEAN 36, ông bình luận gì?
- Nội dung yếu hay mạnh tùy vào các góc nhìn, đánh giá của mỗi cá nhân khác nhau và phải đặt trong bối cảnh cụ thể. Thông cáo chung của AMM 53 không phải là Tuyên bố Chủ tịch, đây là hai văn kiện khác nhau. Nếu muốn so sánh thì nên so sánh với Tuyên bố chung của AMM 52 năm ngoái, không nên so sánh với các loại văn kiện khác.
Nhìn chung chúng tôi hài lòng với nội dung Thông cáo chung của AMM 53.
- ASEAN đã đề ra Kế hoạch khung phục hồi tổng thể ASEAN do ảnh hưởng của Covid-19. Nội dung và tiến độ của kế hoạch này là gì?
- Đây là nhiệm vụ các nhà lãnh đạo ASEAN giao cho các bộ trưởng ngoại giao thảo luận từ Hội nghị cấp cao lần thứ 36. Đến nay Hiệp hội đã lên được đề cương của khung phục hồi tổng thể. ASEAN xác định 4 phương châm: tiếp cận tổng thể toàn cộng đồng; đồng bộ và bổ trợ, trong đó cân đối nhiệm vụ bảo đảm sức khỏe cộng đồng và nhiệm vụ phát triển kinh tế; nhanh chóng nhưng linh hoạt; tiếp cận theo giai đoạn gồm ngắn hạn - tái mở cửa, trung hạn - phục hồi và dài hạn - tự cường.
Kế hoạch sẽ được xây dựng trên cơ sở 5 nội dung chính: tăng cường hệ thống y tế vững mạnh; đảm bảo an ninh con người; tận dụng tối đa thị trường nội địa của ASEAN, tăng cường liên kết kinh tế với các thị trường bên ngoài; đẩy mạnh chuyển đối số toàn diện; hướng tới phát triển bền vững, tổng thể, tự cường của ASEAN kết hợp với các tầm nhìn và kế hoạch của ASEAN đến 2025 và giai đoạn tiếp theo.
Việt Nam đang phối hợp với các nước thúc đẩy hoàn thiện xây dựng Kế hoạch, với định hướng thống nhất bản thảo vào tháng 10 để các trưởng nhóm các quan chức cấp cao (SOM) thảo luận. Văn bản dự kiến được trình lãnh đạo ASEAN thông qua vào Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 vào tháng 11 tới.
Chia sẻ thông tin đập trên sông Mekong 'chưa đầy đủ' Các nước hạ lưu sông Mekong và Trung Quốc chưa có cơ chế chia sẻ thông tin đầy đủ về đập thuỷ điện và nguồn nước, theo cựu quan chức Việt Nam về ASEAN. Phát biểu được ông Phạm Quang Vinh, cựu trưởng nhóm các quan chức cấp cao của Việt Nam trong ASEAN (SOM), đưa ra khi trả lời câu hỏi của...