ASEAN thúc giục đối tác đẩy nhanh đàm phán RCEP
Đối đầu thương mại ngày càng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến ASEAN mới đây kêu gọi tăng tốc đàm phán Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP).
Các nền kinh tế ASEAN ngày càng lo ngại về thiệt hại từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Ảnh: Mayuko Tani
Tại cuộc họp mới đây, bộ trưởng ngoại giao các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thúc giục Úc và Ấn Độ nhằm đạt được thỏa thuận càng sớm càng tốt.
Video đang HOT
Trước đó vào tối thứ Năm, các vị bộ trưởng ngoại giao này đã ban hành thông cáo chung, kêu gọi “một kết luận nhanh chóng từ đàm phán RCEP nhằm đạt được một thỏa thuận hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng có lợi”.
Hiện vẫn còn một số vấn đề gây tranh cãi và chưa thể đi đến thống nhất như sự miễn cưỡng mở rộng thị trường hơn của Ấn Độ đối với sản phẩm Trung Quốc, đặt ra câu hỏi về khả năng sớm đạt được thỏa thuận. Con đường ASEAN có thể thuyết phục được các đối tác sẽ chính là hướng kết quả cuối cùng của thỏa thuận.
Tuyên bố chung trên miêu tả RCEP là một sự ưu tiên, “đặc biệt trong thời điểm phát triển không chắc chắn trên thương mại toàn cầu”, Asian Nikkei Review dẫn tin.
Trang này cũng dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan khẳng định: “Niềm tin vào vai trò của tự do thương mại và các tổ chức đa phương sẽ là một công thức và công thức này đã mang lại hòa bình và thịnh vượng trong bảy thập kỷ qua, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á”.
Trong bối cảnh gia tăng chủ nghĩa bảo hộ, các nhà lãnh đạo ASEAN hướng tới thúc đẩy tự do hóa thương mại nhưng lo lắng rằng chiến tranh thương mại sẽ làm chậm đi những nỗ lực này.
Đầu tháng 7, thông tin đưa bởi Asian Nikkei Review cho biết RCEP có khả năng được ký kết vào cuối năm nay sau cuộc họp diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản.
Với số lượng thành viên như hiện tại, RCEP đang tạo ra một khu vực thương mại tự do chiếm một nửa dân số thế giới và khoảng 30% giá trị thương mại toàn cầu. Con số này lớn hơn khá nhiều so với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP) với phiên bản mới là Hiệp định Toàn diện và Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sau khi Mỹ rút đi vào tháng 1 năm ngoái.
Nhật Bản và Trung Quốc đang tìm đến RCEP nhằm chống lại chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng từ Washington. Tuy nhiên sau hơn 5 năm tiến hành đàm phán với những nỗ lực trước đó mong muốn đạt được thỏa thuận vào cuối 2015 và 2016 đều thất bại, các quốc gia thành viên RCEP hiện mới chỉ đạt được 2/18 phần. Điều này có thể xuất phát từ những ý tưởng khác nhau về thương mại tự do giữa các quốc gia.
Tổng hợp
Theo theleadẻ
ASEAN-EU hợp tác đối phó với nguy cơ cuộc chiến thương mại toàn cầu
Ngày 3/8, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh châu Âu (EU) cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chống lại chủ nghĩa bảo hộ và nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu, trong bối cảnh các ngoại trưởng thúc đẩy một thỏa thuận thương mại tự do kết nối hai khu vực.
Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini. (Nguồn: TTXVN phát)
Phát biểu tại Singapore, Đại diện Cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Federica Mogherini khẳng định các đối tác Đông Nam Á có thể tin tưởng EU với tư cách một đối tác thương mại tự do.
Trả lời phóng viên, bà Mogherini nêu rõ EU ủng hộ quan điểm thương mại tự do và bình đẳng sẽ mang lại lợi ích đồng đều thay vì các cuộc chiến tranh thương mại gây phương hại. Quan chức này bày tỏ hy vọng các thỏa thuận thương mại song phương mà EU đang đàm phán với một số nước ASEAN sẽ là nền tảng hướng tới thỏa thuận liên khu vực trong tương lai.
Trước đó, cùng ngày, Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano cho biết các nước đều chia sẻ mối quan ngại chung về nguy cơ cuộc chiến thương mại do cuộc chiến này không mang lại chiến thắng cho bên nào và thậm chí ảnh hưởng tới cả các bên không liên quan. Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah cũng cảnh báo khu vực Đông Nam Á sẽ chịu tác động từ cuộc chiến tranh thương mại diện rộng.
Mâu thuẫn thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang sau khi Tổng thống Donald Trump chỉ đạo các bộ liên quan nâng mức thuế xem xét đối với lượng hàng hóa nhập khẩu bổ sung trị giá 200 tỷ USD của Trung Quốc từ 10% ban đầu lên 25% do Bắc Kinh từ chối đáp ứng các yêu cầu của Washington và đưa ra các biện pháp trả đũa nhằm vào hàng hóa Mỹ.
Đầu tháng Bảy, Mỹ đã áp thuế 25% đối với một lượng hàng hóa trị giá 34 tỷ USD của Trung Quốc và có kế hoạch áp thuế với lượng hàng hóa bổ sung khác trị giá 16 tỷ USD. Trung Quốc cũng thông báo sẽ có nhiều biện pháp thuế quan mới đáp trả Mỹ.
ASEAN đang nỗ lực thúc đẩy các thỏa thuận thương mại tự do giữa các quốc gia thành viên và với các đối tác thương mại trong khu vực. EU và ASEAN khởi động đàm phán vào năm 2007 song EU rút khỏi tiến trình này hai năm sau đó do mâu thuẫn với Myanmar. Hai bên đã nhất trí tái khởi động đàm phán thương mại vào năm ngoái hướng tới xây dựng một thỏa thuận tự do thương mại giữa hai khu vực.
Theo vietnamplus
Trung Quốc sẵn sàng hợp tác để bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các bên để tiếp tục bảo vệ thỏa thuận hạt nhân Iran hay còn gọi là Kế hoạch toàn diện chung (JCPOA). Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (giữa) tại cuộc họp báo ở Singapore ngày 2/8. (Nguồn: AFP/TTXVN) Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đưa ra tuyên bố trên trong...