ASEAN quan ngại về các sự cố làm xói mòn lòng tin, gây căng thẳng ở Biển Đông
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã trao đổi về Biển Đông, trong đó bày tỏ quan ngại về các sự cố làm xói mòn lòng tin, gây căng thẳng ở khu vực.
Tuyên bố báo chí của Chủ tịch Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 17/1/2020 cho biết: “Chúng tôi trao đổi về tình hình Biển Đông, trong đó quan ngại đã được bày tỏ về hoạt động tôn tạo bồi đắp, những diễn biến gần đây và các sự cố nghiêm trọng, đã làm xói mòn lòng tin và sự tin cậy, gia tăng căng thẳng, và có thể đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.
Quang cảnh Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN.
Chúng tôi tái khẳng định sự cần thiết thúc đẩy lòng tin và sự tin cậy, tự kiềm chế trong tiến hành các hoạt động và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình, và giải quyết hoà bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982. Chúng tôi tái khẳng định rằng luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS là cơ sở để xác định chủ quyền, quyền chủ quyền và lợi ích chính đáng đối với các vùng biển. Chúng tôi tái khẳng định rằng UNCLOS là khung pháp lý cơ bản cho các vùng biển và phải được tất cả các quốc gia tôn trọng.
Video đang HOT
Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của phi quân sự hóa và tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động bởi các bên có tuyên bố chủ quyền và tất cả các quốc gia khác, bao gồm các hoạt động được đề cập đến trong DOC có thể làm phức tạp thêm tình hình và leo thang căng thẳng ở Biển Đông”.
Các Bộ trưởng tham gia cuộc họp hẹp ngày 17/1 cũng tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông và ghi nhận lợi ích của việc duy trì Biển Đông là vùng biển của hòa bình, ổn định và thịnh vượng.
Tuyên bố nêu rõ: “Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả toàn bộ Tuyên bố Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. Chúng tôi thấy khích lệ trước những tiến triển trong đàm phán thực chất nhằm sớm đạt được Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982.
Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết duy trì và thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho đàm phán COC, và theo đó hoan nghênh các biện pháp thực tiễn nhằm làm giảm căng thẳng và nguy cơ xảy ra sự cố, hiểu nhầm và tính toán sai lầm. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xây dựng lòng tin nhằm thúc đẩy lòng tin và sự tin cậy giữa các bên; và chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của việc đề cao luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982″.
Theo VOV
Nhật Bản nỗ lực giúp "hạ nhiệt" căng thẳng giữa Mỹ và Iran
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản khẳng định, Tokyo sẽ nỗ lực giúp giảm bớt căng thẳng giữa Washington và Tehran.
"Nhật Bản sẽ duy trì những nỗ lực ngoại giao nhất quán để giúp giảm bớt căng thẳng giữa Mỹ và Iran", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono tuyên bố tại cuộc họp báo hôm 14/1 sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Mỹ Mark Esper.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono.
Bộ trưởng Kono khẳng định tại cuộc họp báo: "Chúng tôi đã thảo luận với người đứng đầu Lầu Năm Góc về tình hình ở Trung Đông, bao gồm những diễn biến mới nhất liên quan đến căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Bộ trưởng Mark Esper đã giải thích lý do khiến Mỹ tăng cường lực lượng quân đội tại khu vực Trung Đông".
Theo người đứng đầu ngành quốc phòng Nhật Bản, Tokyo cam kết sẽ thực hiện những nỗ lực ngoại giao nhất quán nhằm giảm căng thẳng và ổn định tình hình tại khu vực Trung Đông.
"Tôi cũng đã đề cập đến quyết định của chính phủ Nhật Bản về việc cử Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tới khu vực này vào tháng 12 năm ngoái, ông Kono nói thêm.
Trong tuần trước, Nhật Bản đã điều hai máy bay do thám Lockheed P-3 Orion để thực hiện sứ mệnh thu thập thông tin trong 1 năm tại Vịnh Oman, phía bắc của Biển Ả Rập và Vịnh Aden. Dự kiến, chính phủ Nhật Bản sẽ cử một tàu khu trục và các máy bay tuần tra tới Trung Đông vào cuối tháng 2 tới.
Nội các Nhật Bản đã thông qua việc cử các binh sỹ của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tới Trung Đông từ cuối năm ngoái, với mục đích hỗ trợ bảo đảm an toàn cho các tàu thương mại của Nhật Bản qua lại trên các vùng biển ở khu vực này trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Iran đang trở nên căng thẳng.
Trước đó, Nhật Bản đã tuyên bố công khai rằng sứ mệnh của các binh sĩ nước này ở Trung Đông chỉ là "thu thập thông tin tình báo" và các hoạt động của lực lượng này "độc lập" với lực lượng tuần tra đa quốc gia do Mỹ đứng đầu đang hoạt động ở xung quanh Eo biển Hormuz.
Sau một loạt các cuộc tấn công vào các tàu chở dầu ở Vịnh Oman và Eo biển Hormuz trong năm ngoái, Mỹ đã kêu gọi thành lập một liên minh an ninh quốc tế nhằm đảm bảo an toàn cho các tàu thương mại trong khu vực.
Xung đột giữa Mỹ và Iran leo thang trong thời gian gần đây, sau khi Iran bắn tên lửa vào 2 căn cứ có lính Mỹ trú đóng ở Iraq để trả đũa cho vụ Mỹ không kích sát hại tướng Qassem Soleimani, chỉ huy đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, ở Baghdad hôm 3/1.
Theo kinhtedothi.vn
Đằng sau sự "xuống thang" giữa Iran và Mỹ Dù đã có những dấu hiệu "xuống thang", song sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Mỹ và Iran khó có thể chấm dứt. Tranh biếm họa tượng Nữ thần Tự do đặt bên ngoài trụ sở cũ của Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Tehran (Ảnh: AP) Rất may, cuộc khủng hoảng giữa Mỹ và Iran sau cái chết của...