ASEAN phải đoàn kết trước chiến tranh thương mại Mỹ – Trung
Các nhà lãnh đạo ASEAN được cho là sẽ bày tỏ “quan ngại sâu sắc về căng thẳng thương mại đang gia tăng và những yếu bảo hộ thương mại và chống toàn cầu hóa đang diễn ra”.
Phát biểu tại một hội nghị của ASEAN ở Thái Lan hôm 2/11, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad nói các nước Đông Nam Á phải đoàn kết với nhau khi đối mặt với cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, theo Reuters.
“Chúng ta không muốn dính líu đến vào một cuộc chiến thương mại. Nhưng đôi khi, khi họ không tử tế với chúng ta, chúng ta phải không tử tế lại với họ”, ông Mahathir, nhà lãnh đạo 94 tuổi nổi tiếng với phong cách nói chuyện thẳng thắn, phát biểu tại Hội nghị Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ABIS) trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35, đang diễn ra ở Bangkok, Thái Lan.
Đề cập đến Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Mahathir nói “nếu người đó không ở đó, có thể sẽ có thay đổi”.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad tại Bangkok, Thái Lan, hôm 2/11. Ảnh: Reuters.
Theo bản dự thảo tuyên bố cuối cùng cho Hội nghị Cấp cao ASEAN mà Reuters xem được, các nhà lãnh đạo sẽ bày tỏ “quan ngại sâu sắc về căng thẳng thương mại đang gia tăng và những yếu bảo hộ thương mại và chống toàn cầu hóa đang diễn ra”.
Video đang HOT
“Chúng tôi muốn hòa bình kinh tế trên toàn cầu”, Arin Jira, chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN, một cơ quan được thành lập bởi các quốc gia thành viên, nói.
Tăng trưởng tại các quốc gia Đông Nam Á, vốn phụ thuộc vào xuất khẩu, dự kiến giảm xuống mức thấp nhất 5 năm trong năm nay. Họ cũng lo lắng về sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại một khu vực có dân số hơn 620 triệu người – vẫn chưa bằng một nửa Trung Quốc.
Mỹ, đối tác thương mại quan trọng của ASEAN, sẽ cử một phái đoàn đến dự hội nghị. Song việc hạ cấp phái đoàn so với những năm trước và với các quốc gia khác đã gây lo ngại cho những nước coi Washington là đối trọng an ninh với Bắc Kinh.
Thay vì Tổng thống Donald Trump hoặc Phó tổng thống Mike Pence, Mỹ sẽ được đại diện bởi Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross và Cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien. Trung Quốc sẽ cử Thủ tướng Lý Khắc Cường tham dự.
“Điều này báo hiệu rằng Mỹ là một người chơi nhỏ hơn tại khu vực chúng tôi”, Kantathi Suphamongkhon, cựu ngoại trưởng Thái Lan, nói với Reuters.
Bên ngoài nơi diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các hội nghị liên quan tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters.
Các quốc gia Đông Nam Á đã hy vọng đạt được tiến triển trong việc hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) – bao gồm 16 quốc gia chiếm một phần ba tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu và gần một nửa dân số thế giới.
Song điều đó trở nên không chắc chắn sau khi một cuộc họp báo dự kiến đã bị hủy vào cuối ngày 1/11. Một điểm ách tắc chính là đòi hỏi từ Ấn Độ, nơi vốn lo lắng về viễn cảnh hàng nhập khẩu Trung Quốc tràn ngập nước này.
“Việc hoàn tất đàm phán RCEP đã trở thành một bài kiểm tra quan trọng về năng lực của ASEAN trong việc thể hiện vai trò trung tâm thường được họ đề cập”, Marty Natalegawa, cựu ngoại trưởng Indonesia, nói.
Theo Zing.vn
Học giả Nga : Biển Đông sẽ là trọng tâm tại Hội nghị cấp cao ASEAN 35
Theo ông Trofimchuk, Biển Đông sẽ là một trong những nội dung trọng tâm tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 sắp diễn ra tại Bangkok.
Hãng thông tấn Nga Realist, ngày 1/11, đăng tải bài viết của học giả Grigory Trofimchuk, Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học Á-Âu, nhận định an ninh khu vực và tình hình Biển Đông là một trong những nội dung trọng tâm được thảo luận tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 sắp diễn ra tại Bangkok, Thái Lan.
Học giả Grigory Trofimchuk, Chủ tịch Hội đồng chuyên gia Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học Á-Âu. Ảnh: Tert
Bài viết cho rằng, ASEAN kể từ khi thành lập là diễn đàn thảo luận các vấn đề chính trị. Do đó, trong bối cảnh Biển Đông đang tồn tại vấn đề lãnh thổ chưa được giải quyết thì ASEAN với uy tín khu vực và toàn cầu cần tăng cường đảm bảo an ninh ở khu vực này. Vấn đề này không phải riêng của một nước nào mà là vấn đề của toàn thế giới, bởi phương Đông, châu Á đã trở thành trung tâm địa chính trị mới.
Tác giả bài viết cho rằng, sau khi tiếp nhận vai trò nước chủ nhà tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á, Thái Lan đã rất chủ động nêu ra ý tưởng về chủ đề của Hội nghị lần thứ 35 là "Quan hệ đối tác vì sự phát triển bền vững". Tuy nhiên, chuyên gia nhận định, phát triển bền vững không chỉ liên quan đến việc giải quyết các vấn đề kinh tế thuần túy mà còn cần đảm bảo sự ổn định chính trị cho khu vực. Do đó, vấn đề an ninh và một trong số đó là tình hình phức tạp ở Biển Đông sẽ là trọng tâm trong chương trình nghị sự của Hội nghị lần này.
Hiện nay, một khối lượng lớn các văn bản đã được thông qua về vấn đề lãnh thổ ở Biển Đông, cả ở cấp độ song phương và đa phương, song chưa thể giải quyết triệt để tình hình hiện nay. Trung Quốc cho rằng họ bảo vệ an ninh Biển Đông, nhưng không một quốc gia nào thừa nhận họ đã ủy quyền cho Trung Quốc thực thi một nhiệm vụ như vậy.
Tác giả kết luận, hiện nay chưa có giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề thực tiễn ở Biển Đông, ngoại trừ các Hội nghị quan trọng về an ninh và phát triển, đang diễn ra ở Đông Nam Á, trước hết là Hội nghị cấp cao ASEAN.
Theo VĂN THƯỜNG/VOV-MATXCƠVA
An ninh khu vực là nội dung quan trọng tại Hội nghị cấp cao ASEAN 35 Một trong các vấn đề được học giả Nga quan tâm tại Hội nghị cấp cao ASEAN 35 là vấn đề an ninh tại Biển Đông. Từ 30/10 đến 4/11, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 và các hội nghị liên quan diễn ra tại Bangkok, Thái Lan. Nhân sự kiện này, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Liên bang...