ASEAN Nhật Bản chung nỗi lo về Biển Đông
“ASEAN và Nhật Bản cũng cùng chung lo ngại về các diễn biến mới đây ở trên biển, trong đó có biển Hoa Đông và Biển Đông”. Thượng tướngThứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã chia sẻ như vậy tại Nhật Bản khi ông dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc phòng Việt Nam tham dự hội nghị tại Nhật Bản mới đây.
Đây là Hội nghị thứ trưởng quốc phòng ASEAN – Nhật Bản lần thứ 6 đang diễn ra tại thành phố Yokohama, Nhật Bản. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh các bên đều dành sự quan tâm đặc biệt đến hòa bình và ổn định trên biển do an ninh trên biển tác động đến toàn bộ tình hình an ninh, chính trị và kinh tế của toàn khu vực và thế giới. Hội nghị lần này tập trung thảo luận hai chủ đề chính là “Hiện trạng liên quan đến an ninh biển ở khu vực Châu ÁThái Bình Dương” và “Những cách thức duy trì, cải thiện tình hình an ninh biển trong khu vực”.
“Tất cả các quốc gia đều nhận thức được tính cần thiết của việc tăng cường hợp tác giữa ASEAN và Nhật Bản trong các lĩnh vực an ninh cũng như hợp tác với các quốc gia khác để các vùng biển trở nên hòa bình, ổn định, ít thách thức hơn và các bên cần đề ra biện pháp đối phó nhằm ngăn chặn sao cho các thách thức này không dẫn đến nguy cơ nổ ra xung đột quân sự”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Để giải quyết các thách thức an ninh, Nhật Bản đã đưa ra một số sáng kiến và đề xuất hợp tác cụ thể với các nước ASEAN trên các lĩnh vực phi truyền thống như cứu trợ thảm họa, chống cướp biển, tìm kiếm cứu nạn…
“Các nước đặc biệt quan tâm đến những vấn đề tranh chấp trên biển, đồng thời khẳng định rằng phải có một nhận thức chung về luật pháp, không có tiêu chuẩn kép và không có nhận thức khác nhau về luật pháp quốc tế, hành xử hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; khi có tranh chấp xảy ra, các bên cần đàm phán cả song phương và đa phương để giải quyết vấn đề”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, các nước cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để có được quy tắc ứng xử trên Biển Đông làm yên lòng các nước ASEAN, các đối tác và các quốc gia có lợi ích trên Biển Đông.
Tại Hội nghị, các bên nhất trí tiến tới hành động từng bước tùy theo năng lực của từng quốc gia, nhằm đảm bảo lợi ích chung cho tất cả các nước tham gia.
Nội dung hợp tác cụ thể mà 10 nước ASEAN và Nhật Bản có thể cùng tham gia gồm các hoạt động hợp tác trên biển, cứu hộ cứu nạn, hợp tác về công nghiệp quốc phòng phục vụ cho an ninh biển và đặc biệt là hợp tác để đề ra nhận thức chung về cách ứng xử trên biển bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Đối với Việt Nam trên tinh thần quan hệ chiến lược sâu rộng, trước đó Việt Nam và Nhật Bản đã nhất trí sẽ tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có việc Việt Nam và Nhật Bản hợp tác để nâng cao năng lực cho các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam.
Tàu Cảnh sát biển 8001
Trước đó, nhân chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Fumio Kishida hồi đầu tháng 8, hai bên đã ký kết thỏa thuận về việc Nhật Bản cung cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn hàng hải trị giá 500 triệu yen, trong đó có 6 tàu sử dụng cho mục đích tuần tra trên biển. Theo tờ Japan Times trước đó cho biết, trong 6 tàu tuần tra mà Nhật cung cấp cho Việt Nam, có 2 tàu kiểm ngư của cơ quan ngư nghiệp Nhật Bản và 4 tàu đánh cá thương mại, đều đã qua sử dụng, thuộc lợp 600-800 tấn. Trong gói viện trợ 500 triệu yen này còn có cả xuồng cứu sinh và các thiết bị khác.
Nhận xét về mối quan tâm và vai trò của Nhật Bản trong vấn đề Biển Đông, hầu hết các chuyên gia quốc tế đều nhận định: Mặc dù tránh can dự trực tiếp vào các tranh chấp ở Biển Đông, nhưng Nhật Bản có lợi ích lâu dai và thực tế ở Biển Đông, như đảm bảo việc tiếp cận các tuyến đường thương mại và các nguồn tài nguyên cần thiết.
Video đang HOT
Nhật Bản coi sự thống trị của Trung Quốc ở Biển Đông là mối đe doa đối với tuyến đường biển then chốt của nước này và sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc là một thách thức đối với vị thế vốn vững chắc của Tokyo ở Đông Nam Á. Khi các nước có tuyên bố khẳng định chủ quyền ở Biển Đông khác tìm kiếm sự cộng tác để củng cố các luận điểm của họ và khi Mỹ khôi phục lại sự can dự của mình ở khu vực, Tokyo có thể sử dụng các tranh chấp ở Biển Đông để xác lập lại vi thê ở Đông Nam Á và đảm nhận vai lớn hơn trong vấn đề an ninh khu vực.
Theo Năng Lượng Mới
Quốc hội Mỹ "mổ xẻ" bí mật hải quân Trung Quốc
Với tham vọng bành trướng bá quyền, Trung Quốc đang xây dựng một lực lượng hải quân hiện đại, nhỏ nhưng đủ sức làm thống trị khu vực, cùng khả năng tiến hành hoạt động ở các vùng biển xa.
Hiện đại hóa hải quân để dọa Mỹ
Hồi tháng 4.2014, một báo cáo mang tên "Trung Quốc hiện đại hóa hải quân: Những liên đới cho khả năng hải quân Mỹ, nền tảng và các vấn đề cho Quốc hội" của Ban Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) đã được trình Quốc hội Mỹ, nêu ra tiến trình hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc.
Báo cáo China Naval Modernization: Implications for U.S. Navy Capabilities - Background and Issues for Congress đăng trên website của CRS là Opencrs.com, dẫn thông tin và số liệu được thu thập từ báo cáo thường niên về tình hình quân sự thế giới của Lầu Năm Góc, báo cáo về hải quân Trung Quốc do Cục tình báo hải quân Mỹ tổng hợp và các nguồn mở khác như tạp chí quân sự IHS Jane's.
Ảnh minh họa khả năng thủy chiến trên biển Hoa Đông
Nỗ lực hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc gồm nhiều chương trình trang bị vũ khí, tên lửa đạn đạo đối hạm trên bộ (ASBM), máy bay chiến đấu cơ mang tên lửa đối hạm (ASCM), tàu ngầm, tàu chiến, máy bay, radar tầm xa, hệ thống hỗ trợ C4ISR (chỉ huy và kiểm soát, thông tin, điện toán, tình báo, giám sát).
Chương trình này còn gồm sửa đổi và cải thiện trong việc bảo trì, hậu quần, học thuyết hải quân, chất lượng nhân sự, giáo dục và đào tạo, cùng tập trận.
Trong tiến trình "xoay trục về châu Á", việc đầu tiên là Mỹ phải nắm được sức mạnh của hải quân Trung Quốc. Bộ Quốc phòng đã nắm được những trang bị, khí tài trọng tâm của hải quân Trung Quốc: tên lửa đạn đạo đối hạm DF-21D, được cho là phiên bản mới của dòng tên lửa tầm trung di động DF-21.
Tên lửa đạn đạo chống hạm DH-21 D ASBM
DF-21D có tầm bắn hơn 1.500 km với mục tiêu chống tàu chiến lớn, bao gồm cả tàu sân bay. Giới quan sát còn cho rằng đầu đạn của tên lửa này là sự kết hợp giữa cảm biến radar và quang học để tìm diệt đối tượng và liên tục thay đổi hành trình tùy theo chuyển động của mục tiêu. Đầu đạn được nhồi một khối lượng chất nổ lớn hoặc đạn chùm.
Tên lửa hành trình đối hạm (ASCM) có dòng mạnh nhất là SS-N-22 Sunburn do Nga chế tạo, và SS-N-27 Sizzler cũng xuất xứ từ Nga (được triển khai trên 8 tàu ngầm lớp Kilo). Hiện Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm tên lửa đất đối không tầm xa CH-SS-NX-13, phù hợp triển khai cho toàn bộ các tàu ngầm lớp Tống, Nguyên, Thượng và tàu ngầm mới đang đóng là Type 095.
Mỹ cũng rất quan tâm đến tàu ngầm của Trung Quốc, khi chính Bắc Kinh từng nhấn mạnh đây là một trong những lực đẩy chính cho nỗ lực hiện đại hóa quân đội.
Bên cạnh các tàu lớp Kilo của Nga, Trung Quốc đang tích cực triển khai các lớp tàu nội địa mới, gồm tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Tấn, tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Thượng và Hán, tàu lớp Nguyên và tàu lớp Tống.
Đó là chưa kể tàu ngầm Type 095 sẽ được triển khai vào năm 2015. Báo cáo của CRS ước tính đến năm 2012, Trung Quốc có khoảng 46 tàu ngầm, nhưng theo website về thông tin quân sự Globalsecurity.org, con số này lên tới hơn 60, tập trung nhiều cho các hạm đội Đông Hải và Nam Hải.
Đồ họa tàu ngầm Type 094 của hải quân Trung Quốc
Do tàu sân bay Trung Quốc bị cho là chưa thể sớm đưa vào hoạt động và còn nhiều hạn chế, nên tàu khu trục hiện là tàu chiến nổi lớn nhất của nước này.
Các tàu khu trục hiện nay có thiết kế và trang bị gần giống tàu chiến phương Tây hơn là Liên Xô, với tổng cộng khoảng 25 tàu thuộc các lớp nội địa Lữ Dương, Lữ Hải, Lữ Châu, Lữ Hỗ và Lữ Đại, cũng như lớp Sovremenny do Nga sản xuất.
Cũng theo Globalsecurity.org, Trung Quốc hiện có gần 50 tàu hộ vệ và rất nhiều tàu đổ bộ cũng như khinh hạm tấn công mang tên lửa phân bố đều cho các hạm đội.
Bên cạnh đó, giới quan sát đánh giá rằng do chỉ mới lộ rõ và bắt đầu thực thi chiến lược vươn ra các vùng biển xa gần đây nên hải quân Trung Quốc thiếu trầm trọng các tàu rà quét, phát hiện và chống thủy lôi. Bắc Kinh đang cố gắng khắc phục nhưng tình trạng này sẽ còn kéo dài trong tương lai gần.
Hải chiến Mỹ - Trung trên Thái Bình Dương?
Báo cáo nêu vì Mỹ mãi tập trung vào Đông Âu, Trung Đông, Trung Á và châu Phi nên buông lỏng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tạo cơ hội cho Trung Quốc tăng cường sức mạnh trên biển.
Đó là một trong những lý do mà Mỹ phải triển khai chiến lược "xoay trục về châu Á" từ đầu năm 2012, với hướng tái triển khai sự hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương, giành lại thế chiến lược mới và thị trường ở châu Á - Thái Bình Dương.
Từ đó, các nhà quan sát kỳ vọng kết quả tùy thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ (DOD) sẽ dành sự quan tâm cao cho không quân và hải quân Mỹ như thế nào.
Các quan chức Mỹ nêu dù phải cắt giảm chi quân sự, DOD sẽ tìm cách bảo vệ các dự án liên quan sự hiện diện quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.
Các quyết định của Quốc hội Mỹ và chính phủ về các chương trình hải quân, để đối phó khả năng quân sự được cải thiện của Trung Quốc, sẽ có thể tác động đến kết quả một cuộc hải chiến Mỹ - Trung trên Thái Bình Dương.
Vài nhà quan sát nói không thể có cuộc xung đột này, phần nào vì Mỹ - Trung cần lẫn nhau ở mảng kinh tế, một cuộc chiến sẽ gây tổn thất lớn cho cả hai phía. Nhưng nếu không có cuộc chiến đó, sự cân bằng quân sự Mỹ - Trung ở Thái Bình Dương có thể ảnh hưởng tới những lựa chọn từng ngày của các nước khác trong vùng biển này, gồm lựa chọn nên nghiêng các chủ trương của họ theo hướng thân Mỹ hay thân Trung Quốc hơn.
Trong bối cảnh đó, các quyết định của Quốc hội Mỹ và chính phủ về các chương trình hải quân có thể ảnh hưởng đến vũ đài chính trị ở Thái Bình Dương, từ đó tác động đến khả năng của Mỹ trong việc theo đuổi các mục tiêu liên quan những chủ trương khác, cả ở vùng Thái Bình Dương và nơi khác.
Các nhà quan sát cho rằng nỗ lực hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc nhằm hướng phát triển các khả năng sau:
Đòi quyền lợi hoặc chủ quyền trên biển Đông và biển Hoa Đông.
Củng cố quan điểm của Bắc Knh rằng họ có quyền điều hành các hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ.
Ngăn chặn hoặc làm suy yếu tầm ảnh hưởng Mỹ ở vùng phía tây Thái Bình Dương.
Xử lý tình hình với Đài Loan theo hướng quân sự nếu cần thiết.
Khoe khoang vị thế một cường quốc khu vực.
Báo cáo của CRS cho rằng Trung Quốc muốn quân đội có khả năng đóng vai trò gọi là lực lượng chống tiếp cận, giống như lực lượng ngăn chặn biển mà Liên Xô triển khai thời Chiến tranh Lạnh.
Lực lượng này có thể ngăn chặn một cuộc can thiệp của Mỹ, vào một cuộc chiến ở những vùng gần Trung Quốc hoặc vào những vấn đề khác. Nếu không được như thế, quân đội cũng có thể trì hoãn hoặc làm giảm tính hiệu quả của cuộc can thiệp quân sự Mỹ.
Trung Quốc cũng có thể sử dụng hải quân vào các mục đích khác, như tuần tra an ninh biển gồm chống hải tặc, sơ tán kiều dân Trung Quốc ở nước ngoài khi cần thiết phải làm thế, hoặc tham gia các chiến dịch hỗ trợ nhân đạo / phản ứng trước thảm họa, thiên tai.
Đó là các điểm gây chú ý trong chiến lược hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc, vì nếu chỉ nhằm đối phó Đài Loan thì không cần đến tàu sân bay hay hàng loạt tàu khu trục và tàu tấn công đổ bộ.
Theo báo cáo, hải quân Mỹ cần phải duy trì tối thiểu đội tàu 313 chiếc hiện diện thường trực nếu muốn duy trì ảnh hưởng liên tục tại Thái Bình Dương. CRS cũng đề cập khái niệm không - hải chiến mà Lầu Năm Góc đang hướng đến nhằm đối chọi chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc.
Nói cách khác, không chiến và hải chiến là phiên bản hiện đại của chiến lược Mỹ từng dùng để đối phó Liên Xô khi trước, phối hợp chặt chẽ nguồn lực và năng lực chiến đấu của hải quân và không quân.
Theo Một Thế Giới
Mỹ buộc phải can thiệp vì Trung Quốc muốn "dạy bài học" cho láng giềng? Dựa vào thực lực quân sự mạnh, TQ đang gia tăng mạnh mẽ hơn các yêu sách chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông, khiến cho Mỹ buộc phải can thiệp. Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 Hải quân Trung Quốc Tờ "Thời báo New York" Mỹ ngày 10 tháng 10 đăng bài viết của Wesley K....