ASEAN, Nga nhất trí đảm bảo an ninh hàng hải và hàng không
Ngày 28/10, hội nghị cấp cao ASEAN – Nga diễn ra trực tuyến đã ra tuyên bố chung, trong đó hai bên nhất trí đảm bảo an ninh trên biển, tự do hàng hải và không sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP/TTXVN
Nga và ASEAN cũng nhất trí đảm bảo tự do hàng không và thương mại, ưu tiên các nguyên tắc và mục tiêu được nêu trong Tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của ASEAN, văn kiện vốn đóng vai trò kim chỉ nam cho sự tương tác của khối này ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Tại hội nghị, các lãnh đạo đã nhấn mạnh ý nghĩa của kỷ niệm 30 năm ASEAN – Nga, hoan nghênh những tiến triển trong quan hệ đối tác chiến lược ASEAN – Nga và thông qua Kế hoạch hành động toàn diện giai đoạn 2021-2025. ASEAN và Nga khẳng định hợp tác chặt chẽ đẩy lùi dịch COVID-19, phối hợp trong các nỗ lực phân phối vaccine an toàn, hiệu quả và công bằng đến người dân trong khu vực. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác, đối thoại, trao đổi thông tin về ứng phó thách thức an ninh, đóng góp vào hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực như Tham vấn Cao cấp về các vấn đề an ninh và Đối thoại ASEAN – Nga về các vấn đề an ninh trong công nghệ thông tin.
Video đang HOT
Trước đó, phát biểu tại hội nghị cấp cao ASEAN, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng xét trên nhiều khía cạnh, lập trường của Nga và các nước ASEAN về các vấn đề then chốt của thế giới là tương đồng. Theo ông, hai bên có những điều kiện tiên quyết để tăng cường hợp tác trong lĩnh vực ổn định chiến lược và phát triển kinh tế.
Tổng thống Nga nêu rõ: “Hiện có những cơ hội thực sự để tăng cường hợp tác giữa Nga và ASEAN, bao gồm tăng cường ổn định và an ninh, phục hồi kinh tế sau đại dịch, kích cầu thương mại, mở rộng các quan hệ nhân đạo”. Nhà lãnh đạo Nga cũng bày tỏ tin tưởng rằng hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra theo hình thức trực tuyến lần này được tổ chức trên tinh thần như vậy.
Năm 2021 là năm kỷ niệm thiết lập 30 năm quan hệ và 25 năm quan hệ đối thoại giữa ASEAN và Nga. Đây cũng là thời điểm quan trọng để ASEAN và Nga nhìn lại những thành quả đã đạt được, cũng như xác định những lĩnh vực hợp tác cần đẩy mạnh trong giai đoạn tới.
ASEAN - Ấn Độ tái khẳng định cam kết thúc đẩy Quan hệ Đối tác Chiến lược
Kết thúc Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Ấn Độ lần thứ 18 diễn ra ngày 28/10 theo hình thức trực tuyến, hai bên đã thông qua Tuyên bố chung ASEAN - Ấn Độ về hợp tác triển khai quan điểm ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Lãnh đạo các nước ASEAN và Ấn Độ tham gia Hội nghị theo hình thức trực tuyến. Dương Giang/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, trong tuyên bố chung, hai bên tái khẳng định cam kết thúc đẩy Quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN - Ấn Độ được định hướng bởi các nguyên tắc cơ bản, các giá trị và chuẩn mực chung vốn đã thúc đẩy Quan hệ Đối thoại ASEAN - Ấn Độ kể từ khi được thiết lập vào năm 1992.
Hai bên cũng nhắc lại các mục tiêu và nguyên tắc của Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) nhằm thúc đẩy một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, tính cởi mở, minh bạch, bao trùm, khuôn khổ dựa trên luật lệ, quản trị tốt, tôn trọng chủ quyền, không can thiệp, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi và tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ), Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 và các hiệp ước và công ước khác của LHQ, đồng thời khuyến khích các đối tác bên ngoài hợp tác với ASEAN để triển khai hợp tác thiết thực trên 4 lĩnh vực chính được xác định trong AOIP.
Theo tuyên bố chung, cả AOIP và Sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPOI) của Ấn Độ đều chia sẻ các nguyên tắc cơ bản có liên quan trong việc thúc đẩy hòa bình và hợp tác.
Cũng theo tuyên bố chung, hai bên quyết định cam kết hỗ trợ xây dựng Cộng đồng ASEAN và củng cố quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN - Ấn Độ trên toàn bộ phạm vi hợp tác chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội và phát triển, bằng việc sử dụng các cơ chế và diễn đàn liên quan hiện có do ASEAN lãnh đạo, như Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM ) và Diễn đàn Hàng hải ASEAN mở rộng (EAMF).
Hai bên cam kết tăng cường kiến trúc khu vực lấy ASEAN làm trung tâm, đồng thời tiếp tục làm sâu sắc quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN - Ấn Độ bằng việc khám phá tiềm năng hợp tác giữa AOIP và IPOI - trong đó bao gồm 4 lĩnh vực được nêu trong AOIP là hợp tác hàng hải, kết nối, các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), kinh tế và các lĩnh vực hợp tác tiềm năng khác.
Các nhà lãnh đạo ASEAN đánh giá cao vai trò của Ấn Độ là đối tác đáng tin cậy trong khu vực, đặc biệt là trong đại dịch COVID-19 hiện nay thông qua việc cung cấp vaccine, đồng thời hoan nghênh sự ủng hộ của Ấn Độ đối với vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và mong muốn thúc đẩy hợp tác Ấn Độ - ASEAN trong khu vực này.
Malaysia khẳng định lập trường nhất quán trong vấn đề Biển Đông Tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 16, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob đã khẳng định lập trường nhất quán của Malaysia rằng các vấn đề liên quan đến Biển Đông phải được giải quyết một cách hòa bình và hợp lý thông qua đối thoại và tham vấn, sử dụng các diễn đàn và kênh ngoại giao phù...