ASEAN hoan nghênh Nga hướng về châu Á
Trong cuộc phỏng vấn nói trên, ông Lê Lương Minh đã bình luận về sự quan tâm ngày càng gia tăng của Nga với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm những triển vọng cho sự hợp tác gần gũi hơn của Nga với các nước thành viên ASEAN và sự hình thành các mối quan hệ kinh tế mới.
VOV xin giới thiệu bài phỏng vấn của Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh.
Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh
Russia Direct: Nga đã và đang nỗ lực đóng vai trò tích cực hơn ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ngài đánh giá như thế nào về những triển vọng của Nga ở khu vực này?
Tổng Thư ký Lê Lương Minh: ASEAN hoan nghênh sự tham gia tích cực của Nga ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là thông qua các cơ chế do ASEAN lãnh đạo như Hội nghị Đông Á (EAS), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM ).
Chúng tôi thấy rằng Nga có tiềm năng để có những đóng góp quan trọng cho việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực. Chúng tôi cũng đánh giá cao những ủng hộ của Nga đối với vai trò trung tâm của ASEAN trong các cơ chế khu vực đó.
ASEAN coi trọng những nỗ lực của Nga trong đề xuất về một cấu trúc an ninh cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đề xuất này, cùng với những đề xuất tương tự – như kiến nghị của Indonesia về việc hoàn thành một hiệp ước hữu nghị và hợp tác khu vực Indonesia – Thái Bình Dương, cần tiếp tục được thảo luận kỹ lưỡng.
Hoạt động này đang được tiến hành thông qua nhiều cuộc hội thảo khác nhau. Hai hội thảo đã được thực hiện và hội thảo thứ ba sẽ được tổ chức ở Indonesia trong thời gian tới.
Trong khi những đề xuất đang được thảo luận, thì điều quạn trọng đối với các quốc gia trong khu vực, kể cả Nga, cần tiếp tục sử dụng các cơ chế hiện hành để thúc đẩy hợp tác nhằm củng cố hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Russia Direct: Trong bối cảnh quốc tế hiện tại và những tác động của nó, liệu những lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga có ảnh hưởng tới hợp tác của Nga với các nước ASEAN hay không?
Tổng Thư ký Lê Lương Minh: Hợp tác ASEAN – Nga đã và đang được mở rộng kể từ khi Nga trở thành Đối tác Đối thoại của ASEAN năm 1996. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ để làm sâu sắc hơn nữa những quan hệ hợp tác này. Chúng tôi sẽ hợp tác với Nga thông qua tất cả các cơ chế đã thiết lập để đưa quan hệ đối tác lên một cấp độ cao hơn.
Russia Direct: Ngài có thể mô tả như thế nào về tình hình hiện tại của các mối quan hệ Nga – ASEAN? Những triển vọng cho tương lai là gì?
Tổng Thư ký Lê Lương Minh: Các mối quan hệ và hợp tác ASEAN – Nga đã được mở rộng và làm sâu sắc, đặc biệt là sau việc ký kết Tuyên bố Chung ASEAN – Nga về Quan hệ Đối tác Toàn diện tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN – Nga lần thứ nhất ở Kuala Lumpur/Malaysia tháng 12/2005.
Video đang HOT
Hơn 18 năm qua, hợp tác giữa hai bên đã được mở rộng tới các lĩnh vực chủ chốt như khoa học công nghệ, giáo dục, an ninh lương thực, nông nghiệp, năng lượng, du lịch, vận tải và quản lý thảm họa. Khi ASEAN và Nga bước vào thập kỷ thứ hai của quan hệ đối tác, cả hai bên cần chú trọng đến các cách thức nhằm hiện thực hóa hơn nữa sự hợp tác của mình.
Với tiềm năng của một cường quốc lớn, là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có trách nhiệm quan trọng đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như hòa bình và an ninh toàn cầu, chúng tôi cũng hy vọng Nga sẽ giữ vai trò chủ động hơn trong các cơ chế khu vực như ARF, ADMM và EAS, từ đó đóng góp nhiều hơn nữa cho hòa bình, an ninh và ổn định của khu vực.
Russia Direct: Hiện nay, những dự án quốc tế lớn, chẳng hạn như các vùng thương mại tự do, xuất hiện dưới hình thức của những trật tự và cấu trúc mới về các vấn đề quốc tế. Ngài đánh giá như thế nào về triển vọng của Nga trong việc tham gia vào thành lập các mối quan hệ kinh tế chiến lược mới, chẳng hạn như các vùng thương mại tự do?
Tổng Thư ký Lê Lương Minh: Các Hiệp định thương mại tự do ASEAN 1 (FTAs) – với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand – là một phần trong nỗ lực hội nhập ASEAN vào nền kinh tế toàn cầu với bốn trụ cột chính trong kế hoạch xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), ASEAN tiếp tục tập trung vào quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu với việc thực thi các FTAs ASEAN 1, các cuộc đàm phán đang tiến hành về Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và sẵn sàng cho các cuộc đàm phán Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN – Hong Kong (AHKFTA).
Trong khi đó, Nga hiện đã thực thi các FTAs song phương với một số quốc gia (Azerbaijan, Moldova, Serbia, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan) và Hiệp định chung về thuế quan (Liên minh Thuế quan) với Belarus và Kazakhstan.
Nga và các đối tác hiệp định chung về thuế quan bắt đầu các cuộc đàm phán về FTA với New Zealand năm 2011 và với Việt Nam năm 2013. Tháng 6/2014, Nga và Ấn Độ thỏa thuận thành lập một nhóm nghiên cứu chung xem xét tính khả thi của FTA giữa các đối tác Liên minh Thuế quan với Ấn Độ.
ASEAN coi trọng các mối quan hệ kinh tế với Nga. Thương mại và đầu tư ASEAN – Nga đã và đang gia tăng với tốc độ cao. Tổng thương mại giữa ASEAN và Nga tăng khoảng 9,9% từ 18,2 tỷ USD năm 2012 lên 19,9% năm 2013. Trong đó, xuất khẩu của ASEAN sang Nga tăng 7,5%, từ 4,9 tỷ USD năm 2012 lên 5,2 tỷ USD năm 2013 và nhập khẩu từ Nga tăng 10,7%, từ 13,3 tỷ USD năm 2012 lên 14,7 tỷ USD năm 2013. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Nga vào ASEAN đã tăng đáng kể trong hai năm, khoảng 369,2% năm 2012 (180 triệu USD) và 194% năm 2013 (542 triệu USD).
ASEAN hoan nghênh việc Nga gia nhập WTO sau 19 năm đàm phán. Điều này đã góp phần thúc đẩy thương mại giữa hai bên do cơ chế WTO giúp làm giảm chi phí các giao dịch kinh doanh và giải quyết các tranh chấp thương mại có thể nảy sinh.
Việc ASEAN tiếp tục giữ vai trò trung tâm trong cấu trúc kinh tế khu vực và hội nhập kinh tế toàn cầu sẽ là điều kiện thuận lợi đối với Nga khi Nga tìm kiếm sự hội nhập toàn cầu, khai thác quan hệ đối tác kinh tế với ASEAN.
Nhu cầu nhập khẩu của ASEAN gia tăng do tốc độ tăng trưởng cao của các nước thành viên. ASEAN nhập khẩu máy móc công nghệ cao, thiết bị quân sự, các sản phẩm hóa chất, nhiên liệu và năng lượng và tất cả những gì mà Nga có thể cung cấp.
Trong khi Nga xuất khẩu nhiên liệu và năng lượng, các quốc gia ASEAN hầu hết xuất khẩu các mặt hàng chế tạo và sản phẩm nông nghiệp. Nga và ASEAN đều có lợi từ sự bổ sung này. Cả hai bên có thể là đối tác của nhau trong các dự án cơ sở hạ tầng và công nghệ cao.
Russia Direct: Những triển vọng quan hệ đối tác giữa Liên minh Kinh tế Âu – Á (EEU) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) là gì?
Tổng Thư ký Lê Lương Minh: EEU và AEC là các thỏa thuận thương mại khu vực khác nhau đặc trưng bởi quy mô chiều sâu, rộng của loại hình hội nhập kinh tế. Đối với AEC, mục tiêu cấp thiết là chuyển đổi khu vực sang một thị trường và nền tảng sản xuất độc lập có sự lưu thông tự do hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và lao động có tay nghề và cùng với đó là sự thông thoáng hơn trong lưu thông các dòng vốn. AEC không phải là một liên minh thuế quan.
Mặc dù hàng hóa có thể lưu thông tự do trong 10 nước thành viên, tuy nhiên mỗi thành viên có quyền quyết định chính sách thuế quan ngoại thương với các quốc gia không phải là thành viên. Đến thời điểm này, các nước thành viên ASEAN không có chính sách thuế quan ngoại thương chung. Trong khi đó, liên minh thuế quan bao gồm Nga, Belarus và Kazakhstan có quy tắc thuế quan và cơ chế thương mại chung với các nước bên thứ ba.
Điều đó không có nghĩa là một quan hệ đối tác giữa EEU và AEC là không thể thực hiện. Vấn đề khó khăn để đạt được điểm này kịp thời có thể là quan hệ đối tác kinh tế “khu vực – khu vực” giữa hai nhóm.
Mối quan hệ đối tác giữa hai bên có thể bao gồm hợp tác kinh tế và kỹ thuật, đặc biệt là trong các lĩnh vực hai bên cùng có lợi như: trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong hội nhập kinh tế; thực thi cơ chế cho đối thoại thường xuyên nhằm củng cố thương mại và đầu tư song phương thông qua các giải pháp hạ tầng và xúc tiến chung; thúc đẩy đối thoại kinh doanh; các hoạt động nhằm xây dựng lòng tin giữa các chính phủ và cộng đồng kinh tế.
Russia Direct: Quan hệ “kinh doanh – kinh doanh” (B2B) giữa Nga và ASEAN đã và đang được tăng cường trong hơn thập kỷ qua. Theo ngài, đâu là những khía cạnh tiềm năng nhất của hợp tác kinh tế, xã hội và văn hóa?
Tổng Thư Ký Lê Lương Minh: Thương mại và đầu tư giữa hai bên đang tăng trưởng đáng kể nhưng chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của cả hai khu vực.
Về đầu tư, các dự án kết nối ASEAN tạo cơ hội tốt cho hợp tác Quan hệ Đối tác Tư nhân – Cộng đồng (PPP).
Các nhà đầu tư Nga có thể quan tâm về các dự án cơ sở hạ tầng của ASEAN trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt. Cộng đồng kinh doanh Nga có thể hợp tác với cộng đồng kinh doanh ASEAN trong các lĩnh vực như phát triển cơ sở hạ tầng; các nhà đầu tư Nga có thể tham gia vào các dự án PPP về kết nối ASEAN.
Nga có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật dưới hình thức quan hệ đấu thầu, tư vấn để cải thiện sự kết nối ASEAN, như dự án Kết nối Đường sắt Singapore-Kunming (SKRL) và 11 dự án kết nối nội khối khác của ASEAN. Tiềm năng cho tăng cường hợp tác còn nằm ở các lĩnh vực mà Nga có thế mạnh như năng lượng, công nghệ thông tin và truyền thông, kinh doanh điện…
Russia Direct: Trong quá khứ Liên Xô có mối quan hệ chặt chẽ với các quốc gia ASEAN. Truyền thống này có ảnh hưởng như thế nào đến các mối quan hệ của chúng ta hiện nay?
Tổng Thư Ký Lê Lương Minh: Liên Xô có quan hệ hữu nghị và nhiều mặt với nhiều nước thành viên ASEAN. Nhiều sinh viên từ các quốc gia ASEAN sang học tập ở Liên Xô và sau đó trở về đất nước của họ phục vụ và nắm giữ nhiều cương vị quan trọng.
Khi Nga trở thành Đối tác Đối thoại của ASEAN năm 1996, các nước này đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác và hội nhập lớn hơn giữa ASEAN và Nga. Truyền thống lịch sử nói trên đã góp phần vào củng cố các mối quan hệ hiện tại giữa chúng ta.
Theo VOV
Việt Nam - Nhật Bản thúc đẩy hợp tác an ninh
- Nhật Bản khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam thông qua việc đào tạo phát triển nhân lực, thúc đẩy mối quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước.
Chiều 7/7, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp thân mật Đoàn Ủy ban An ninh Hạ nghị viện Nhật bản do Ngài Eto Akinori, Hạ nghị sỹ Đảng Dân chủ Tự do, Chủ tịch Ủy ban An ninh Hạ nghị viện Nhật Bản làm trưởng đoàn đang ở thăm và làm việc với Ủy ban Quốc phòng An ninh Quốc hội Việt Nam.
Tại buổi tiếp, Ngài Eto Akinori thay mặt các thành viên trong đoàn chúc mừng Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa thành lập Trung tâm Gìn giữ hòa bình và cử sỹ quan tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc và khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam thông qua việc đào tạo, phát triển nhân lực.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tiếp ông Eto Akinori.
Hiện nay Nhật Bản đang hoàn thành các thủ tục về mặt pháp lý cung cấp vốn ODA cho Chính phủ Việt Nam đóng mới tàu tuần tra cho các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam.
Ngài Eto Akinori mong muốn thời gian tới, quan hệ hợp tác quốc phòng hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, phù hợp với mối quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược giữa hai nước, vì lợi ích chung giữa hai quốc gia và hòa bình, ổn định phát triển tại khu vực.
Thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cảm ơn sự giúp đỡ của Nhật Bản và nhấn mạnh, hiện nay quan hệ hợp tác về quốc phòng và an ninh giữa Việt Nam-Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp theo tinh thần đối tác chiến lược sâu rộng, hai bên cần tiếp tục phối hợp triển khai hiệu quả "Bản ghi nhớ về hợp tác và trao đổi quốc phòng song phương" ký năm 2011.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đề nghị hai bên xem xét và tiến tới mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực tiềm năng như khắc phục hậu quả bom mìn, chất độc da cam/đi-ô-xin, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, an ninh biển...
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cảm ơn Nhật Bản đã có phát biểu ủng hộ Việt Nam, phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; đồng thời mong muốn Nhật Bản tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong việc đấu tranh với những hành động sai trái của Trung Quốc.
Trước đó, sáng 7/7, tại Trụ sở Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Việt Nam Nguyễn Kim Khoa cũng đã có buổi làm việc với Đoàn đại biểu Ủy ban An ninh Hạ viện Nhật Bản.
Tại buổi làm việc, sau khi trao đổi về tình hình hai nước cũng như mối quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước thời gian qua, hai bên thống nhất sẽ tiếp tục tăng cường giao lưu, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác đào tạo, hợp tác nâng cao năng lực của lực lượng Cảnh sát biển.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa đánh giá cao sự ủng hộ của Chính phủ Nhật Bản trong việc phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Chủ nhiệm Nguyễn Kim Khoa mong muốn Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản cũng như các nước trên thế giới tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ lập trường và chính nghĩa của Việt Nam trong việc tuân thủ luật pháp quốc tế, bảo đảm tự do, an toàn hàng hải, thương mại trên Biển Đông.
Chủ nhiệm Ủy ban An ninh Hạ viện Nhật Bản Eto Akinori đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, ủng hộ các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Ông khẳng định Nhật Bản mong muốn hợp tác với các nước ASEAN trong việc bảo đảm an ninh và giữ gìn hòa bình tại vùng biển cũng như bầu trời, duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không.
Theo Vietbao
Ý đồ của Mỹ khi mời TQ tập trận lớn nhất thế giới Washington hy vọng Bắc Kinh sẽ từ bỏ tham vọng hất cẳng họ khỏi khu vực châu Á - Thái Bình Dương sau khi thấy khả năng tác chiến của Hải quân Mỹ. Trung Quốc là một trong 22 quốc gia tham dự cuộc tập trận hải quân đa quốc gia mang tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) 2014 theo lời mời...