ASEAN “gửi thông điệp” Biển Đông đến Trung Quốc
Hôm qua (26/4), tại Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, đã diễn ra các hội nghị Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM), Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Chính trị-an ninh ASEAN (APSC) và Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC)để chuẩn bị cho Hội nghi Cấp cao ASEAN lần thứ 26 (26-27/4). Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham gia các Hội nghị.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
Tại Hội nghị, các Bộ trưởng Ngoại giao đã rà soát lại toàn bộ công tác chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao, thống nhất về chương trình nghị sự, chương trình hoạt động và các văn kiện của Hội nghị để trình Lãnh đạo Cấp cao xem xét, thông qua.
Về xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015, các Bộ trưởng khẳng định quyết tâm tiếp tục thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng trên ba trụ cột, bảo đảm sự ra đời của Cộng đồng ASEAN đúng hạn. Các nước cũng nhất trí cần tiếp tục nỗ lực triển khai Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN và Kế hoạch Công tác giai đoạn 2 Sáng kiến Hội nhập khu vực (IAI) nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển.
Về xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2015, các Bộ trưởng đã yêu cầu Nhóm Đặc trách cao cấp về xây dựng Tầm nhìn (HLTF) hoàn thành Dự thảo Tầm nhìn và các Kế hoạch triển khai, trên cơ sở mục tiêu và các thành tố cơ bản mà ASEAN đã thống nhất để trình Lãnh đạo cấp cao xem xét thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 27 vào cuối năm nay.
Các Bộ trưởng cũng nhất trí ASEAN cần cải tiến bộ máy và cách thức làm việc, nâng cao hiệu quả hoạt động của ASEAN, yêu cầu các trụ cột cần sớm triển khai các khuyến nghị của Nhóm Đặc trách về cải tiến và nâng cao năng lực của Ban thư ký ASEAN và các cơ quan ASEAN, tinh giản các cuộc họp, giảm các cơ chế không hiệu quả, cải tiến cách thức họp….
Video đang HOT
Về quan hệ đối ngoại, các Bộ trưởng nhất trí cần tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối ngoại, tranh thủ sự hỗ trợ của các nước đối thoại cho mục tiêu xây dựng cộng đồng, trước mắt tập trung vào việc làm sâu sắc thêm quan hệ với các đối tác đối thoại, triển khai hiệu quả các cam kết mà ASEAN đã thỏa thuận, và tích cực xây dựng các Kế hoạch hành động giai đoạn sau 2015 với các đối tác, đồng thời tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN.
Các Bộ trưởng đã trao đổi sâu rộng về tình hình khu vực và quốc tế hiện nay, nhất là về các thách thức đang nổi lên đe dọa tới hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực, bao gồm cả thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.
Về Biển Đông, các Bộ trưởng bày tỏ lo ngại về những hoạt động bồi đắp trên quy mô lớn các bãiđá ở Biển Đông; cho rằng những hành động này đã làm thay đổi nguyên trạng, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm suy giảm lòng tin, gây căng thẳng ở khu vực. Trong bối cảnh đó, các Bộ trưởng nhất trí ASEAN cần tiếp tục tăng cường đoàn kết và tiếng nói chung, phát huy vai trò lớn hơn trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an inh, an toàn hàng hải và hàng không ở khu vực; tăng cường trao đổi với Trung Quốc đểthực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, nhất là Điều 5 về tự kiềm chế và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử về Biển Đông (COC).
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tham gia và tích cực đóng góp ý kiến tại các Hội nghị. Về xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị ASEAN cần thể hiện quyết tâm mạnh mẽ hơn, nỗ lực thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trên ba trụ cột; khẳng định Việt Nam sẽ quyết tâm cùng các nước thành viên hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015, nhất là các thỏa thuận về kinh tế mà Việt Nam đã cam kết, cũng như các biện pháp còn lại trong trụ cột chính trị-an ninh mà Việt Nam đã đăng ký chủ trì thực hiện trong năm 2015, bảo đảm để Cộng đồng ASEAN hình thành vào cuối năm 2015 đúng kế hoạch; khẳng định sẽ tích cực đóng góp xây dựng Dự thảo Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 với những nội dung thiết thực, phục vụ việc xây dựng định hướng của Hiệp hội giai đoạn sau 2015; và sẽ tiếp tục nỗ lực, phối hợp chặt chẽ với các nước thành viên xử lý, ứng phó hiệu quả với các thách thức của khu vực và quốc tế.
Trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằngtrong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới đang diễn biến phức tạp, ASEAN cần tăng cường hợp tác để xử lý các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống….Về Biển Đông, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu bật việc tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước về Luật Biển 1982 (UNCLOS), tự kiềm chế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; đề nghị ASEAN cần tăng cường đoàn kết, thống nhất và vai trò trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông; đẩy mạnh trao đổi với Trung Quốcđể thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, nhất là Điều 5 về tự kiềm chế và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử về Biển Đông (COC).
Trong thời gian tham dự các Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã gặp song phương với Bộ trưởng một số nước. Tại cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Căm-pu-chia Hô Nam Hông, hai bên đã trao đổi việc chuẩn bị cho Cuộc họp Ủy ban liên chính phủ hai nước, dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 6/2015 tại Hà Nội. Hai bên nhất trí cần thúc đẩy các biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư như phấn đấu sớm thỏa thuận về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần,vấn đề cấp giấy sử dụng đất cho doanh nghiệp Việt Nam, thực hiện các thỏa thuận về kết nối kinh tế hai nước, cũng như các biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp sẵn có giữa nhân dân hai nước.
Hôm nay, 27/4, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 26 sẽ chính thức khai mại tại Kuala Lumpur .
Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Á-Phi tại Indonesia
Ngày 22/4, Hội nghị thượng đỉnh Á-Phi 2015 đã khai mạc tại thủ đô Jakarta của Indonesia với mục đích phát huy Tinh thần Bandung và thúc đẩy sự phát triển ở cả 2 châu lục này.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (hàng đầu, thứ năm từ phải qua) và các Trưởng đoàn chụp ảnh chung. Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN
Tham dự hội nghị có Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Iran Hassan Rouhani cùng các nhà lãnh đạo và đại diện của khoảng 100 quốc gia và các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, hội nghị cũng vắng mặt một số nhân vật chủ chốt, như Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, người phải hủy chuyến đi do làn sóng bài ngoại bạo lực ở trong nước.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã có bài phát biểu khai mạc hội nghị, trong đó nhấn mạnh kể từ hội nghị cấp cao Á-Phi lần đầu tiên tổ chức cách đây 60 năm, nhiều thách thức mà các quốc gia châu Á và châu Phi gặp phải vẫn chưa được giải quyết. Ông cho biết với chủ đề "Tăng cường hợp tác Nam- Nam nhằm thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng thế giới", hội nghị lần này sẽ thảo luận nhiều vấn đề quan trọng, từ đòi độc lập cho Palestine đến sự cần thiết phải cho ra đời một mô hình hợp tác kinh tế mới nhằm bảo đảm tăng trưởng ổn định và bên vững giữa hai châu lục.
Hội nghị dự kiến sẽ thông qua ba văn kiện cấp cao: Thông điệp Bandung, Tuyên bố về việc làm sống động Quan hệ đối tác chiến lược mới Á-Phi và Tuyên bố về Palestine.
Đoàn Việt Nam do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dẫn đầu sẽ tham dự các phiên họp toàn thể, các cuộc gặp song phương tại thủ đô Jakarta; dự Lễ kỷ niệm 60 năm Hội nghị Bandung, tham gia diễu hành lịch sử, dự lễ khánh thành Tượng đài Á-Phi tại thành phố Bandung.
Hội nghị thượng đỉnh Á-Phi lần đầu tiên tổ chức tại Bandung, Indonesia từ ngày 18-24/4/1955 với sự tham gia của lãnh đạo 29 nước Á-Phi, khởi đầu cho quá trình hợp tác giữa 2 châu lục. Hội nghị đã đưa ra 10 nguyên tắc Bandung, làm nền tảng cho quan hệ giữa các nước ở 2 châu lục, trong đó có các nguyên tắc như tôn trọng chủ quyền, không can thiệp, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thúc đẩy hợp tác, tôn trọng luật pháp quốc tế...
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng hội nghị trong tuần này sẽ tập trung nhiều hơn vào những nước đang tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng của họ với những bên khác tham dự hội nghị thay vì bày tỏ tình đoàn kết. Đặc biệt phải kể đến Trung Quốc - nước đang tìm cách nhanh chóng thắt chặt các mối quan hệ với châu Phi, lục địa có thể giải "cơn khát" tài nguyên của Bắc Kinh trong quá trình phát triển.
Yemen cũng có thể là một chủ đề bàn thảo tại hội nghị, trong bối cảnh một số quốc gia thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo như Iran có thể gặp nhau bên lề hội nghị để tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng này.
Theo TTXVN/Baotintuc.vn
Mỹ- Cuba đứng trước cơ hội lịch sử để hàn gắn quan hệ Các nhà lãnh đạo Mỹ và Cuba đang đứng trước những cơ hội lịch sử và điều quan trọng là các bên có thể tận dụng được nó hay không. Sau những bước đi quan trọng hướng tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Cuba Raul Castro ngày 11/4 sẽ có cuộc gặp lịch...