ASEAN có còn là trung tâm trong chính sách châu Á của Mỹ?
Việc tổng thống Mỹ Barack Obama chủ trì cuộc họp với lãnh đạo 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hôm 15 và 16.2 thể hiện nỗ lực của Mỹ nhằm củng cố tính trung tâm của ASEAN và tăng cường hội nhập kinh tế các nước trong khu vực, dần phát triển một tiếng nói chung trên trường quốc tế.
Hiện nay quan chức các nước ASEAN và giới quan sát đang lo ngại an ninh khu vực trước tình hình Mỹ và Trung Quốc đang có nhiều bất đồng.
Phát biểu hôm 11.2 tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Ben Rhodes trình bày chương trình nghị sự nhấn mạnh vào tăng trưởng và phát triển kinh tế, cùng hàng loạt thách thức an ninh, bao gồm chống khủng bố và đối phó thảm họa.
Ông Obama và lãnh đạo các nước ASEAN
Ông Rhodes cũng cho biết chiến lược của chính quyền tổng thống Obama là sử dụng ASEAN như một nền tảng để tiến hành can thiệp rộng hơn trong khu vực, và đó là lí do dẫn đến Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á.
Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, hiện bao gồm 10 nước ASEAN, Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Nga, Hàn Quốc và Mỹ ủng hộ quan điểm ASEAN là trung tâm, theo đó các cuộc gặp định kì ASEAN sẽ là dịp để tiến hành các hội nghị thượng đỉnh lớn hơn trong cùng thời điểm. Ông Obama cũng là tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự hội nghị này vào năm 2011.
Quan hệ giữa Mỹ và ASEAN tạo thành một nhóm hiện đang tiến triển. Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo, khi được hỏi về quan hệ của các nước ASEAN với Trung Quốc, cố vấn trưởng phụ trách khu vực châu Á của Nhà Trắng và ngoại trưởng khu vực châu Á cho biết hội nghị này không bàn về Trung Quốc.
Rõ ràng, đây không hoàn toàn là sự thực. Khi được hỏi về biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nhận định hội nghị thượng đỉnh hiện tại là một cơ hội hiếm có.
Video đang HOT
ASEAN là tổ chức duy nhất đóng vai trò trung tâm trong việc nhóm họp chính phủ các nước khu vực, phối hợp các nỗ lực và đối phó với những thách thức.
Tại khu vực Đông Á, Trung Quốc có liên quan đến các cơ hội, thách thức, sáng kiến và tranh chấp. Quy mô của kinh tế, an ninh và ngoại giao Trung Quốc là một lí do giúp ASEAN giành được vị thế như hiện nay.
Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á 2015
Việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần này tại Sunnylands (California), nơi tổng thống Obama đã từng tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu năm 2013 gửi đi một thông điệp rằng Mỹ coi trọng các mối quan hệ mạnh mẽ với ASEAN.
Các quan chức chính phủ Mỹ cho biết một trong những mục tiêu của hội nghị này là để thắt chặt quan hệ Mỹ-ASEAN, từ đó tổng thống kế nhiệm có thể tiếp tục những nỗ lực của ông Obama.
Điều này có vẻ đúng, song từ đây câu hỏi về tính cam kết từ phía Mỹ cũng được đặt ra. Từ quan điểm của chính phủ Mỹ hiện thời, động thái này có thể thắt chặt quan hệ 2 bên. Với người kế nhiệm ông Obama, những kì vọng tăng lên có thể sẽ chuyển ưu tiên của Mỹ khỏi ASEAN.
Với cuộc chạy đua vào chức tổng thống Mỹ đang đến hồi quyết liệt và thậm chí ứng cử viên gần gũi nhất với chính quyền hiện tại, cựu ngoại trưởng Hillary Clinton hiện đang phản đối Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN nên được nhìn nhận trong bối cảnh những nỗ lực khiến các chính sách của ông Obama rơi vào bế tắc.
ASEAN không chỉ là trung tâm trong các ưu tiên của các nước thành viên hay trong cuộc đua giành ảnh hưởng của 2 cường quốc Mỹ và Trung Quốc, mà còn là trung tâm trong những nỗ lực đối với tương lai của ngoại giao Mỹ.
Theo Danviet
Mỹ tự tin trước lợi thế TPP mang lại sau ký kết
Ngày 4/2, lễ ký đánh dấu kết thúc quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) diễn ra lúc 11h30 (giờ địa phương) tại thành phố Auckland, New Zealand.
12 quốc gia tham gia TPP đang nắm giữ 40% nền kinh tế thế giới - Ảnh: AP.
Theo Tri Thức Trực Tuyến, phát biểu khai mạc buổi lễ, Thủ tướng New Zealand John Key bày tỏ niềm vinh dự được là nước tổ chức sự kiện quan trọng này.
"Hôm nay là một ngày quan trọng, không chỉ đối với New Zealand, mà còn cả 11 quốc gia khác trong TPP", ông nói.
Ông John Key cho rằng TPP thúc đẩy tự do hóa thương mại, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương trên khắp khu vực và về tổng thể sẽ mang lại những lợi ích tốt nhất cho tất cả 12 nước thành viên cũng như công dân các nước này.
Bộ trưởng Thương mại New Zealand, Todd McClay, thay mặt 12 bộ trưởng các nước thành viên xác nhận về việc ký kết TPP sau hơn 5 năm đàm phán. Theo ông McClay, sự kiện ngày hôm nay "đánh dấu một thành tựu lịch sử".
Michael Froman, Đại diện Thương mại Mỹ, nói rằng ông tin TPP có thể được phê chuẩn tại Quốc hội Mỹ. Ông cũng ca ngợi vai trò sáng lập của New Zealand trong việc thành lập TPP.
Đại diện Thương mại Mỹ cho hay thỏa thuận có thể giúp nước này có thêm 100 tỷ USD mỗi năm. "Sau 5 năm đàm phán, việc ký kết TPP là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực của chúng tôi nhằm thiết lập các quy tắc mang tính quy chuẩn cao tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời tạo một thỏa thuận có lợi nhất cho công nhân, nông dân và các doanh nghiệp Mỹ", ông nói.
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đại diện Việt Nam tham gia lễ ký kết. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, sau lễ ký, văn bản hoàn chỉnh sẽ được đệ trình lên Quốc hội Việt Nam để phê chuẩn.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hội đàm với lãnh đạo các thành viên tham gia TPP tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh tháng 11/2014 - Ảnh: BBC.
VietNamPlus đưa tin, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hoan nghênh việc ký kết một trong những thỏa thuận thương mại lớn nhất lịch sử, nói rằng TPP có thể sẽ cho Mỹ lợi thế hơn so với các nền kinh tế hàng đầu khác, cụ thể là Trung Quốc.
Trong một tuyên bố, ông Obama nêu rõ: "TPP cho phép Mỹ - và không cho phép các nước như Trung Quốc - đề ra các luật chơi/ luật đi đường trong thế kỷ 21, vốn là đặc biệt quan trọng trong một khu vực năng động như châu Á-Thái Bình Dương".
Tuyên bố trên của ông Obama được đưa ra sau khi Bộ trưởng Thương mại và Kinh tế của 12 nước thành viên tham gia TPP; trong đó có Mỹ, đã chính thức ký vào văn bản này tại New Zealand, đánh dấu việc các nước chính thức hoàn tất toàn bộ quá trình đàm phán để có thể bắt đầu thủ tục phê chuẩn tại mỗi nước.
TPP là thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 quốc gia (bao gồm: Canada, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Austrialia, Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam), được hình thành với mục tiêu chính là xóa bỏ các loại thuế quan và rào cản hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên.
GIA BẢO (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
TPP đã chính thức được ký tại New Zealand Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ khởi xướng đã chính thức được ký tại New Zealand ngày 4.2. Thủ tướng New Zealand và đại diện 12 nước ký kết HIệp định TPP tại Auckland ngày 4.2 - Ảnh: AFP Thủ tướng New Zealand, ông John Key và đại diện cơ quan thương mại Mỹ Mike Froman chủ trì...