ASEAN chung tay hành động để ngăn chặn biến đổi khí hậu
Bài viết cho rằng ASEAN đang phải đối mặt với các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu như hiện tượng nước biển dâng và những thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến nông nghiệp và sản xuất lương thực.
Philippines chịu nhiều thiệt hại do siêu bão Goni. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, báo Jakarta Post mới đây đăng bài viết có tựa đề ” ASEAN đang chung tay hành động để ngăn chặn biến đổi khí hậu “, trong đó đánh giá cao những nỗ lực vì “Hành tinh Xanh” của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
Bài viết cho rằng ASEAN đang phải đối mặt với các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu như hiện tượng nước biển dâng và những thay đổi của thời tiết có thể ảnh hưởng đến nông nghiệp và sản xuất lương thực. Những trận lũ lụt nghiêm trọng gần đây xảy ra ở khu vực Biển Đông và Philippines chỉ là lời nhắc nhở về những nguy cơ dễ bị tổn thương.
Mỗi quốc gia trong khu vực đều đã nhận thức tầm quan trọng của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, theo đó cam kết giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và tiêu thụ năng lượng, hoặc tăng cường sử dụng năng lượng sạch…
Tuy nhiên, tác giả bài viết cũng cho rằng con đường thực hiện các mục tiêu trên không hề dễ dàng, đặc biệt là khi mối ưu tiên và và nguồn lực của các nước đang được tập trung cho cuộc chiến phòng chống và khắc phục hậu quả của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Indonesia – quốc gia đông dân nhất ASEAN và nằm trong nhóm những quốc gia phát thải khí nhà kính lớn nhất trên toàn cầu – đã khẳng định cam kết giảm 29% lượng khí thải một cách độc lập, hoặc 41% với sự hỗ trợ quốc tế vào năm 2030.
Video đang HOT
Nước này cũng đã có những nỗ lực đáng kể để giảm lượng khí thải từ lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất, vốn chiếm hơn 50% tổng lượng phát thải trong cả nước. Tổng thống Joko Widodo coi việc giải quyết các đám cháy rừng và khói mù là ưu tiên của chính phủ.
Nước này đã đưa ra lệnh cấm nhượng quyền khai thác dầu cọ mới (vốn là nguyên nhân chính dẫn đến nạn phá rừng) và cấm cấp phép giấy phép thương mại mới đối với rừng nguyên sinh và đất than bùn. Tuy nhiên, việc các đám cháy và khủng hoảng khói mù vẫn tái diễn đã cho thấy Indonesia còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa.
Theo bài viết, hợp tác giữa các nước ASEAN sẽ rất quan trọng để bổ sung và mở rộng quy mô các nỗ lực của mỗi nước. Tại Hội nghị lần thứ 25 các bên tham gia Công ước Khí hậu (COP25) năm 2019, các nước ASEAN đã đưa ra tuyên bố chung quản lý rừng bền vững, giảm cường độ năng lượng, vận chuyển đất bền vững và tiết kiệm nhiên liệu, cũng như giảm thiểu rủi ro thiên tai khí hậu.
Trong khi đó, tại Đối thoại Singapore về tài nguyên thế giới bền vững vừa diễn ra gần đây, Viện nghiên cứu quốc tế Singapore đã tổ chức sự kiện thảo luận về các chính sách xanh và quan hệ đối tác khu vực hướng tới một tương lai carbon thấp.
Chủ trì sự kiện này, Bộ trưởng Môi trường và bền vững Singapore Grace Fu và Bộ trưởng điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư của Indonesia Luhut Pandjaitan đều nhấn mạnh những thành tựu đạt được từ sự đổi mới, đầu tư và hợp tác.
Các đại biểu cũng nêu rõ 3 lĩnh vực hợp tác đầy hứa hẹn cho khu vực, đó là an ninh lương thực, năng lượng sạch và các tín chỉ carbon có thể được tạo ra trong toàn khu vực. Một phần của điều này có thể đến từ các phương pháp tiếp cận dựa vào thiên nhiên có liên quan đến việc bảo tồn và phục hồi các môi trường sống đặc biệt.
Theo bài viết, đại dịch COVID-19 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng khả năng chống chịu với các rủi ro trong tương lai, đặc biệt là khả năng chống chịu với khí hậu. Hơn nữa, các nước cũng muốn chứng minh rằng hành động khí hậu thực sự có thể tạo ra sự thay đổi tích cực cho hành tinh, đồng thời tạo ra việc làm mới và tăng trưởng kinh tế.
Mưa băng lớn chưa từng có tấn công, thành phố Nga tê liệt
Những trận mưa băng bất thường ập xuống thành phố Vladivostok, vùng Viễn Đông Nga khiến hàng nghìn người rơi vào tình cảnh mất điện, nước sinh hoạt.
Chính quyền địa phương từ 19/11 phải ban bố tình trạng khẩn cấp trong thành phố vì sự cố mất điện trên diện rộng.
Ban đầu, có tới 120.000 người bị ảnh hưởng. Tính tới 20/11, vẫn còn hơn 1.500 hộ gia đình trong vùng không có điện để sưởi ấm.
Mặc dù nhiệt độ ở Vladivostok hiện duy trì ở mức -1 độ C, băng tuyết rơi dày gây thiệt hại cho nhiều tòa nhà và các công trình xây dựng.
Vladivostok tê liệt vì đợt mưa băng bất thường. (Ảnh: RT)
Trong đoạn video được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Nga, Alexander Zhuk - một người dân địa phương thoát chết trong gang tấc sau khi tấm bê tông khổng lồ rơi trúng chiếc xe của mình.
Nhiều người dân Vladivostok lo ngại thời tiết cực đoan hiện nay sẽ ảnh hưởng tới các khu chung cư cũ kỹ của thành phố.
Tờ Komsomolskaya Pravda hôm 20/11 đưa tin về trường hợp thiệt mạng đầu tiên vì đợt mưa băng bất thường này.
Chính quyền địa phương sau đó xác nhận nạn nhân là một người đàn ông khoảng 60 tuổi, không rõ địa chỉ. Cảnh sát đang điều tra cái chết của người này.
Giới chức địa phương đang thiết lập các khu tạm trú cung cấp thức ăn, chỗ ở tạm thời cũng như hỗ trợ tâm lý cho người dân.
Các nhà chức trách cảnh báo rằng tình trạng có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Về lâu dài, các nhà khoa học thừa nhận các hình thái thời tiết khắc nghiệt sẽ xuất hiện nhiều hơn do tác động của biến đổi khí hậu.
ABAC kêu gọi xây dựng cộng đồng kinh tế giàu sức sống Cơ quan tư vấn kinh doanh của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã khuyến nghị các nền kinh tế APEC đoàn kết và xây dựng một cộng đồng kinh tế châu Á - Thái Bình Dương giàu sức sống. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh và Thứ trưởng Bộ Công...