ASEAN cần đoàn kết trong vấn đề biển Đông
Đến Trung Quốc ngày 4-9, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton có thể sẽ đưa ra một thông điệp mạnh mẽ đối với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh nhằm giải quyết tranh chấp đang leo thang ở biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gặp Bộ trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 4-9 – Ảnh: AFP
Theo AFP, trở lại châu Á – Thái Bình Dương lần này, tức lần thứ ba của mình từ tháng 5-2012 đến nay, ngoại trưởng Mỹ dành hai ngày để thảo luận với giới lãnh đạo Trung Quốc.
ASEAN như một trung tâm khu vực
Tại Indonesia trước đó, Ngoại trưởng Clinton đã lần đầu tiên đến Ban thư ký ASEAN có trụ sở tại Jakarta. Trong cuộc gặp với Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan và các đại diện thường trực ASEAN, Ngoại trưởng Clinton đã nhấn mạnh Mỹ quan tâm đến một vai trò trung tâm trong khu vực của ASEAN, một khu vực Đông Nam Á hòa bình, an ninh và ổn định. Bà bày tỏ tin tưởng mối quan hệ ASEAN – Mỹ ngày càng mạnh mẽ, hiệu quả hơn và nhấn mạnh Mỹ coi ASEAN là trung tâm đối với sự ổn định khu vực và phát triển kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương.
Đề cập vấn đề biển Đông, ngoại trưởng Mỹ cho rằng mọi tranh chấp chủ quyền ở khu vực này cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng các luật pháp quốc tế và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), tránh sử dụng vũ lực và không làm gia tăng căng thẳng liên quan đến các tranh chấp ở biển Đông. Bà cũng kêu gọi ASEAN và các bên liên quan nhanh chóng đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). “Mỹ mạnh mẽ cho rằng không bên nào được có bất cứ bước đi nào làm tăng căng thẳng hay có bất cứ hành động nào bị xem là ép buộc, đe dọa để có lợi cho tuyên bố chủ quyền của bên đó” – Ngoại trưởng Clinton nhấn mạnh. Bà bày tỏ hi vọng ASEAN và Trung Quốc sẽ đạt được những tiến bộ quan trọng trong giải quyết tranh chấp ở biển Đông trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11 ở Campuchia.
Video đang HOT
Philippines ngày 4-9 đã hoan nghênh phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. “Từ lâu, chúng ta đã nỗ lực để đạt được bộ quy tắc này. Bộ quy tắc ứng xử sẽ giúp giảm thiểu đối đầu tại khu vực biển Đông. Đó là những gì chúng ta đang tìm kiếm. Chúng ta cần chung một tiếng nói. Nếu đoàn kết lại, chúng ta có thể ứng phó trước nước lớn và chúng ta có thể theo đuổi một giải pháp thống nhất trong nội bộ ASEAN và các bên thứ ba” – AFP dẫn lời Bộ trưởng quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin.
“Bà ấy chỉ mong muốn COC sẽ được thực hiện nhanh hơn và chúng ta sẽ đến đích nhanh hơn, đó là mục đích của ASEAN và đó cũng sẽ là mục tiêu của Trung Quốc” – Jakarta Post dẫn lời Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan cho biết.
Bắc Kinh lạnh nhạt
Khác với những lần trước, Bắc Kinh lần này đã phản ứng lạnh nhạt, hoài nghi và dè dặt với chuyến thăm của ngoại trưởng Mỹ. Truyền thông Trung Quốc đã “dàn chào” bằng cách đồng loạt chỉ trích và thẳng thừng cáo buộc nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ này là “kẻ phá bĩnh”, khi đang ra sức dùng ảnh hưởng ngoại giao để vận động các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương cùng hợp tác kiềm chế sự lớn mạnh của Trung Quốc.
Tân Hoa xã liên tục cáo buộc Mỹ cần phải dừng lại mọi chính sách mà Bắc Kinh cho là đang kiềm chế ảnh hưởng chính trị của mình trong khu vực. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng vấn đề biển Đông nên được giải quyết trực tiếp giữa các bên liên quan và ngầm cảnh báo Washington không nên can thiệp. “Các nước bên ngoài biển Đông nên tôn trọng sự lựa chọn của các bên liên quan và nên giữ quan điểm công bằng trong vấn đề này. Chúng tôi đã nhiều lần nói với Mỹ là họ không có vai trò gì ở đây, không phải là một lực lượng hữu ích trong tranh chấp biển. Hãy cho thấy thiện ý đối với hòa bình và ổn định ở biển Đông thay vì gây ra những hậu quả tiêu cực cho nơi này” – Tân Hoa xã dẫn lời ông Hồng Lỗi lập luận.
Thời Báo Hoàn Cầu ngày 4-9 cũng đã đổ tội cho Mỹ đã gây ra những va chạm giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. “Những di sản” của bà Clinton là một trong những nguyên nhân đang làm “tổn hại sâu sắc” đến mối quan hệ song phương Mỹ – Trung. “Mỹ hãy ngừng vai trò là một kẻ gây hấn lén lút đang đứng sau một số quốc gia trong khu vực để làm căng thẳng mọi mối quan hệ ở đây” – tờ báo này hùng hổ vạch tội.
Nga trở lại châu Á – Thái Bình Dương
Matxcơva đang muốn khẳng định sự hiện diện của mình ở châu Á – Thái Bình Dương thông qua Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) mà nước này chủ trì vào hai ngày 8 và 9-9.
Giới chuyên gia cho rằng Tổng thống Vladimir Putin đã hé lộ ý định này của Nga khi ông chọn thành phố cảng Vladivostok ở vùng Viễn Đông để ghi dấu ấn cho Nga như một quốc gia hùng mạnh ở Thái Bình Dương, thay vì ở thủ đô Matxcơva hay thành phố Saint Petersburg.
“Thị phần của Nga trong tổng thương mại tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương chỉ khoảng 1%. Rõ ràng con số này không tương xứng với vị thế chính trị lẫn lợi ích kinh tế của Nga” – AFP dẫn lời đại sứ Nga ở APEC Gennady Ovechko nói.
Trước mắt, vị trí của Nga tại châu Á – Thái Bình Dương còn là một nghịch lý, nhưng tiềm năng phát triển mạnh của Nga ở khu vực này là rất lớn. Nga có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú trong khi các nền kinh tế châu Á lại đang khát dầu và khí gas. Matxcơva từ lâu đã xem châu Âu là đối tác truyền thống trong thương mại, song trước một châu Âu đang ngày càng lún sâu vào khủng hoảng, Nga muốn quay lại châu Á để tái cân bằng nước Nga theo hướng Đông và để kinh tế Nga phát triển theo nhịp đập chung của khu vực này. “Nhịp độ tăng trưởng kinh tế của Nga sẽ phụ thuộc vào APEC” – Bộ trưởng tài chính Nga Anton Silunaov nhấn
Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp đón Tổng thư ký Liên hiệp Công đoàn thế giới (ITUC) Sharan Burrow – Ảnh: AFP
Theo Tuoitre
Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào là tài sản vô giá của hai dân tộc
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5-9-1962/5-9-2012), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trả lời phỏng vấn báo chí về mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Báo An ninh Thủ đô xin trích giới thiệu.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào đã trở thành một tấm gương mẫu mực, thủy chung, trong sáng, vững bền, hiếm có trong quan hệ quốc tế. Trong lịch sử thế giới từ xưa đến nay, đã xuất hiện nhiều hình thức liên minh, đồng minh, hợp tác nhưng đối với hai dân tộc Việt Nam và Lào, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào được coi là tình nghĩa ruột thịt, thân thiết, trước sau như một, được thử thách qua nhiều gian nan, nguy hiểm và trở thành mối tình "sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long" như Bác Hồ đã nói và "quý hơn ngọc quý nhất" như Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản đã viết.
Lịch sử đã chứng minh cho thấy: Nếu không có sự liên minh chiến đấu đoàn kết đặc biệt Việt - Lào, thì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của hai nước trước đây khó có thể giành được thắng lợi trọn vẹn và nếu không có mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào, thì sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, nhất là trong công cuộc đổi mới ở mỗi nước không thể có được những thành tựu to lớn như vậy.
Một ý nghĩa lớn lao nữa của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào là với mục tiêu giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau vì sự phát triển thịnh vượng của mỗi nước, mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào đã góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, hợp tác và hữu nghị giữa các nước Đông Nam Á, là một trong những nhân tố góp phần xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
Nhìn lại chặng đường lịch sử 50 năm qua, đặc biệt qua 35 năm thực hiện Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam - Lào, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt - Lào ngày càng trở nên gắn bó keo sơn và phát triển sâu rộng, trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, đối ngoại, quốc phòng - an ninh, giáo dục đào tạo cho tới kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học - kỹ thuật. Các cơ chế hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là ở cấp cao nhất tiếp tục được tổ chức thường xuyên và phát huy hiệu quả. Hai bên đã ký và thực hiện các Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật Việt Nam - Lào qua các giai đoạn (Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật Việt Nam - Lào giai đoạn 1996 - 2000 Chiến lược hợp tác 2001-2010, Kế hoạch hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2006 - 2010 Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật Việt Nam - Lào giai đoạn 2011-2020 và Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật giữa Chính phủ Việt Nam - Lào giai đoạn 2011- 2015).
Về triển vọng quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng, quan hệ hợp tác giữa hai nước ngày nay được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và trên tinh thần quan hệ đặc biệt, dành ưu tiên, ưu đãi cho nhau một cách hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế. Hai nước có các điều kiện hết sức thuận lợi cho việc tăng cường hợp tác theo tinh thần đổi mới tư duy, tạo ra những đột phá mới để phát triển quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lực, tự cường của mỗi nước. Với những thỏa thuận giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước mang tính chỉ đạo xuyên suốt trong tổng thể của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để khẳng định mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào sẽ có bước phát triển mới, năng động, hiệu quả, thiết thực, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của nhân dân hai nước là xây dựng thành công nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh và xây dựng thành công nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và phồn vinh, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào là tài sản vô giá của hai dân tộc.
Theo ANTD
Đoạn kết có hậu cho "chú bé bán diêm" đạp xe 300km đi thi đại học Nhận xét đó được bạn đọc Cao Tuan: caotuan64@gmail.com gửi tới Diễn đàn hòa vào niềm vui chung lan tỏa rất nhanh trong dư luận, sau khi hay tin Bộ trưởng Quốc phòng đích thân mở cánh cửa mơ ước cho thí sinh đạp xe 300km đi thi đại học Ngô Văn Thuận. Thuận sau khi thi xong môn cuối Thông điệp Xanh...