ASEAN 2020: Việt Nam thúc đẩy hợp tác và triển khai hiệu quả các ưu tiên kinh tế

Theo dõi VGT trên

Với vai trò chủ trì kênh kinh tế, trên cơ sở chủ đề của Năm ASEAN 2020 – “Gắn kết và Chủ động thích ứng”, Việt Nam đã đặt ra các định hướng ưu tiên trong trụ cột kinh tế ASEAN trong năm 2020.

Dựa trên những định hướng này, Việt Nam đã chủ động đề xuất các hoạt động và chương trình hợp tác để đảm bảo ASEAN sẽ tiếp tục thúc đẩy việc thiết lập cộng đồng kinh tế, có vị trí trung tâm trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và toàn cầu.

Bên lề Lễ ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), phóng viên TTXVN đã phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về vai trò của Việt Nam cũng như vai trò điều phối cac hoat đong trong tru cot kinh te cua ASEAN 2020 sau 1 năm đảm nhận.

ASEAN 2020: Việt Nam thúc đẩy hợp tác và triển khai hiệu quả các ưu tiên kinh tế - Hình 1
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Xin Bộ trưởng chia sẻ về vai tro dan dat cua Việt Nam va Bo Công Thương khi thuc hien một trong ba tru cot cua ASEAN trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020?
ASEAN là bước đi đầu tiên và từ đó luôn được coi là ưu tiên hàng đầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Do vậy, với cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, ngay từ đầu năm Việt Nam đã và đang nỗ lực hết mình với sự ủng hộ và hỗ trợ tích cực từ các nước thành viên ASEAN và các Đối tác để hiện thực hóa tinh thần “Gắn kết và Chủ động thích ứng” – Chủ đề của Năm ASEAN 2020.
Tinh thần này ngay lập tức được phát huy ngay từ đầu năm, cụ thể là việc Hội nghị Bộ trưởng kinh tế vẫn diễn ra vào đầu tháng 3 tại Đà Nẵng trong bối cảnh đại dịch đã bùng phát khiến nhiều hội nghị khác phải hoãn hoặc hủy.
Đây chính là hội nghị hết sức quan trọng, đem đến thống nhất cao trong ASEAN đối với hợp tác kinh tế cũng như các điều chỉnh cần thiết khi đại dịch trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 dẫn đến việc các nước ASEAN đều phải áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại, giãn cách xã hội, Việt Nam đã chủ động thích ứng, nhanh chóng thay đổi phương thức tổ chức các sự kiện trong khuôn khổ ASEAN từ truyền thống sang họp trực tuyến.
Điều này góp phần đảm bảo các hoạt động hợp tác kinh tế từ cấp Bộ trưởng đến cấp kỹ thuật của ASEAN diễn ra theo đúng kế hoạch từ đầu năm đến nay ngay khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Vai trò quan trọng đó tiếp tục được Việt Nam thực hiện và hoàn thành tốt, đóng góp một phần rất quan trọng vào thành công chung của năm ASEAN 2020.
Về mặt chuyên môn, với nỗ lực duy trì các hoạt động hợp tác trong ASEAN, vai trò và tiếng nói của Việt Nam càng được ghi nhận, đóng góp vào quá trình thảo luận, thống nhất các vấn đề hợp tác kinh tế của ASEAN theo hướng đảm bảo lợi ích của Việt Nam nói riêng cũng như của ASEAN nói chung, Việt Nam đã xây dựng 13 sáng kiến, ưu tiên về hợp tác kinh tế.
Đáng lưu ý, số lượng sáng kiến nhiều hơn các năm trước đây và Việt Nam quyết tâm thúc đẩy hoàn thành các sáng kiến mặc dù đại dịch làm ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động của các khuôn khổ hội nhập khác trên thế giới.
Cho đến nay, mặc dù diễn biễn phức tạp của dịch COVID-19 từ đầu năm 2020 đã ảnh hưởng nhất định đến quá trình làm việc và thảo luận của các nhóm công tác chuyên môn, Việt Nam đã nỗ lực cùng các nước ASEAN thúc đẩy và tiếp tục hợp tác để triển khai hiệu quả các ưu tiên kinh tế trong năm 2020 theo đúng kế hoạch.
Cụ thể, đến thời điểm hiện tại, tám ưu tiên đã hoàn thành. Các ưu tiên còn lại đang được tiếp tục triển khai để hoàn thành trước cuối năm 2020.
Việt Nam cũng thể hiện vai trò Chủ tịch ASEAN trong việc điều phối và thúc đẩy xử lý nốt những vấn đề còn tồn đọng trong đàm phán Hiệp định RCEP, là cầu nối trung hòa lợi ích giữa các bên nhằm chính thức kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định – một trong những ưu tiên hợp tác kinh tế của Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam đã phát huy tối đa vai trò Chủ tịch ASEAN của mình thông qua việc chủ động đề xuất cũng như tham gia giải quyết các vấn đề cấp bách trong ASEAN ngay từ khi đại dịch bùng phát.
Các sáng kiến này được Việt Nam thúc đẩy đưa ra rất kịp thời nhằm duy trì các hoạt động thương mại, tăng cường hợp tác, liên kết toàn khu vực trong việc khắc phục hậu quả của dịch COVID-19 và chuẩn bị cho phục hồi kinh tế sau đại dịch, tiêu biểu có Kế hoạch hành động Hà Nội nhằm tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và kết nối chuỗi cung ứng trong bối cảnh đại dịch COVID-19, được Bộ trưởng Kinh tế các nước ASEAN thông qua một cách tuyệt đối vào ngày 4/6/2020.
Ngay trước Hội nghị Cấp cao lần này, các Bộ trưởng đã ký Biên bản Ghi nhớ tạo khuôn khổ chung giải quyết các vấn đề phi quan thuế như là một bước đi cụ thể hóa để hiện thực hóa Kế hoạch hành động Hà Nội và chuẩn bị cho Kế hoạch tổng thể về phục hồi kinh tế ASEAN.
Như vậy, Việt Nam đã và đang thực hiện rất tốt nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020, vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.
Theo Bộ trưởng, đau la đieu an tuong nhat sau gan 1 nam đam nhan vai tro nguoi đieu phoi cac hoat đong trong tru cot kinh te cua ASEAN 2020?

Có thể nói, năm 2020 là một năm vô cùng đặc biệt. Năm nay là dấu mốc kỷ niệm 25 năm gia nhập ASEAN của Việt Nam, đồng thời cũng là lúc mà nền kinh tế khu vực đang gặp phải những trở ngại và thách thức to lớn không chỉ từ xu hướng bảo hộ thương mại quốc tế mà còn từ đại dịch COVID-19.
Do vậy, khi nhận nhiệm vụ là người điều phối chung các hoạt động trong trụ cột kinh tế của ASEAN 2020, phải nói rằng tôi rất vinh hạnh và đồng thời cũng tự đặt quyết tâm cao để có thể vượt qua mọi thách thức.
Cùng với đó, làm thế nào để thuyết phục được sự ủng hộ của các đồng nghiệp ASEAN để hoàn thành nhiệm vụ, thúc đẩy mục tiêu hội nhập, hợp tác kinh tế trong và ngoài khu vực, hướng tới xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vững mạnh phát triển hơn và có dấu ấn rõ nét của Việt Nam.
Ngay từ đầu năm, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến cách sống, sinh hoạt và làm việc của người dân trên toàn thế giới, AEC và ASEAN nói chung đã nhanh chóng chủ động thích ứng với những thử thách chưa từng có.
Các Bộ trưởng ASEAN đã đồng lòng hợp tác để cùng giúp nhau vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Khi một số nước đề nghị Việt Nam đảm bảo lương thực và thực phẩm để tránh thiếu hụt đe dọa an ninh lương thực, Việt Nam đã tỏ ra là đối tác tin cậy và có nhiệm trách trong ASEAN và dỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu.
Các nước ASEAN khác cũng đã dỡ bỏ các biện pháp hạn chế nhập khẩu hoặc thuế đặc biệt liên quan đến thiết bị y tế, xăng dầu, sắt thép…
Nhiều biện pháp thuận lợi hóa thương mại cũng đã được bàn và triển khai nhanh chóng như việc áp dụng cấp chứng nhận xuất xứ điện tử trong bối cảnh dịch bệnh gây khó khăn cho doanh nghiệp hoàn thành thủ tục, gây đứt gãy chuỗi cung ứng.
Hơn nữa, Việt Nam cũng đã thống nhất với các nước thay đổi phương thức tổ chức các sự kiện trong khuôn khổ ASEAN từ truyền thống sang họp trực tuyến, góp phần đảm bảo các hoạt động hợp tác kinh tế từ cấp Bộ trưởng đến cấp kỹ thuật diễn ra theo đúng kế hoạch.
Đồng thời, Việt Nam cũng chủ động đề xuất cũng như tham gia giải quyết các vấn đề cấp bách trong ASEAN ngay từ khi đại dịch bùng phát, tiêu biểu là các sáng kiến được Việt Nam thúc đẩy đưa ra rất kịp thời nhằm duy trì các hoạt động thương mại, tăng cường hợp tác, liên kết toàn khu vực trong việc khắc phục hậu quả của dịch COVID-19 và chuẩn bị cho phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Bên cạnh hợp tác nội khối thì hợp tác ngoại khối cũng đã có nhiều bước tiến quan trọng, thể hiện vai trò trung tâm của ASEAN trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế.
Vì vâỵ, việc các nước ASEAN cùng năm nước đối tác ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực – RCEP là một dấu ấn đáng nhớ đặc biệt là trong bối cảnh hợp tác kinh tế – thương mại toàn cầu đang gặp không ít khó khăn.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Hiệp định RCEP: Cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam và ASEAN

Hiệp định RCEP khi được thực thi sẽ mở thêm cơ hội cho DN Việt Nam mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực; tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.

Có thể khẳng định, ASEAN là bước hội nhập đầu tiên để Việt Nam đi vào kinh tế thế giới.

Sau 25 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam từ một nền kinh tế chậm phát triển, với thu nhập đầu người chưa đến 300 USD năm 1995, đến nay, đã gia nhập nhóm nước đang phát triển với mức thu nhập 3.000 USD/người.

Đặc biệt, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được dự kiến ký kết vào ngày 15/11 trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 (từ ngày 9-15/11) tại Hà Nội được kỳ vọng là hiệp định thương mại tự do (FTA) có quy mô lớn nhất thế giới và mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp ASEAN; trong đó có Việt Nam.

Video đang HOT

Thị trường tiềm năng

Theo nhận định từ các chuyên gia, ASEAN là thị trường không khó tính như các nước phát triển khác tại Hoa Kỳ, EU hay Đông Bắc Á. Các nước ASEAN có thể nhập khẩu đa dạng các nhóm mặt hàng, phù hợp với sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Hơn nữa, Việt Nam đã trở thành cửa ngõ kết nối để Liên minh châu Âu (EU) đến với ASEAN thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EV FTA) vừa đi vào thực thi đầu tháng 8 mới đây.

Trong lĩnh vực thương mại, Việt Nam và các nước ASEAN đã thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) năm 2010 và đang thực hiện cắt giảm thuế quan.

So với các hiệp định khác, cam kết cắt giảm trong ATIGA là cao nhất và nhanh nhất. Việt Nam đã hoàn thành lộ trình cắt giảm vào năm 2018, tỷ lệ xóa bỏ thuế quan trong toàn khu vực ASEAN đạt hơn 98,6%.

Với dân số khoảng 650 triệu người, tổng GDP khoảng hơn 3.111 tỷ USD, tăng trưởng bình quân đạt 4,7%/năm, ASEAN được xem là thị trường đặc biệt quan trọng của Việt Nam và là thị trường đầu tiên cho các sản phẩm của Việt Nam thử sức cạnh tranh trước khi bước ra thị trường thế giới.

Trên thực tế, dù có nhiều ưu đãi, lợi thế về địa lý nhưng ASEAN cũng mới chỉ được xem là thị trường "cơ hội," "tiềm năng," đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa khai thác tốt để gia tăng lượng hàng xuất khẩu.

Thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, trong quan hệ thương mại với ASEAN, Việt Nam luôn nhập siêu với kim ngạch nhập khẩu chiếm 55% tổng kim ngạch thương mại. Tuy nhiên, tăng trưởng bình quân xuất khẩu luôn cao hơn tăng trưởng bình quân nhập khẩu (khoảng 3-5%), do đó thâm hụt thương mại còn trong tình trạng kiểm soát được và tiến tới cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong tương lai gần.

Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang ASEAN đạt gần 25 tỷ USD, tăng 1,3% so với năm 2018 và 30% so với năm 2016.

Riêng tháng 10/2020 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường ASEAN đạt 18,9 tỷ USD, giảm 11,4% và nhập khẩu từ thị trường ASEAN đạt 24,4 tỷ USD, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang các thị trường ASEAN là điện thoại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sản phẩm dệt may...Trong khi đó Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị; xăng dầu; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện...

[Thái Lan sẵn sàng cho việc ký kết hiệp định RCEP trong tuần tới]

Đáng chú ý vài năm gần đây, Thái Lan và Indonesia đã trở thành các thị trường nhập khẩu ôtô lớn nhất của Việt Nam, vượt qua các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Không chỉ vậy, khu vực ASEAN còn có nhiều đối tác thương mại "tỷ đô" với Việt Nam như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia.

Hiệp định RCEP: Cơ hội mới cho doanh nghiệp Việt Nam và ASEAN - Hình 1
Đóng gói sữa tại nhà máy Nutifood Bình Dương. (Ảnh: Minh Hưng/TTXVN)

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, thị trường các quốc gia trong khu vực ASEAN là đối tác thương mại công nghiệp quan trọng lớn thứ 4 của Việt Nam xếp sau Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc. Dù có nhiều ưu đãi, tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng khai thác nội khối để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.

Kỳ vọng bước tiến mới

Theo ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Thương mại Đa biên (Bộ Công Thương), do một số nước trong ASEAN có mức tương đồng cao về cấu trúc nên Việt Nam cần sẵn sàng đón nhận và tích cực tham gia vào quá trình dịch chuyển vốn trong nội khối ở những nhóm ngành hàng này và chủ động hợp tác với các nước ASEAN xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế ra thị trường thế giới.

Vì thế, để đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực này các doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách thương mại cũng như đổi mới công nghệ cũng như đầu tư nhiều hơn trong thương mại dịch vụ nhằm góp phần tăng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.

Ông Lương Hoàng Thái cho biết, năm nay hội nghị thượng đỉnh RCEP được tổ chức trong thời gian diễn ra Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các cuộc họp liên quan từ 12-15/11.

Dự kiến Hiệp định Đối tác Kinh tế Khu vực RCEP được ký kết sẽ là hiệp định thương mại tự do lớn nhất ở châu Á giúp giảm hoặc loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa công nghiệp và nông nghiệp, đồng thời đặt ra các quy tắc về truyền dữ liệu.

Hiệp định này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp ở các nước thành viên, đặc biệt những nước có quan hệ thương mại lớn và là những đối tác thương mại lớn của nhau.

Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó Vụ Thị trường châu Á-châu Phi cũng lưu ý doanh nghiệp để tận dụng tốt nhất cơ hội về thuế quan, tăng lượng hàng xuất khẩu vào nội khối, hàng hóa Việt Nam phải đảm bảo các quy tắc xuất xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ.

Chẳng hạn như, một hàng hóa được coi là có xuất xứ ASEAN nếu hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong khu vực ASEAN; hoặc đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về quy tắc xuất xứ trong hiệp định tại phụ lục 3-Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng.

Ông Nguyễn Phúc Nam khẳng định, đã đến lúc các doanh nghiệp cần cập nhật và nắm chắc các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng, đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất và bảo quản, chú trọng tới bao bì, mẫu mã, quy cách đóng gói.

Hơn nữa, trong quá trình xuất khẩu, cần chủ động tìm hiểu và tự giải quyết những vấn đề phát sinh; kịp thời thông báo tới cơ quan chức năng và các thương vụ Việt Nam tại thị trường để được hỗ trợ, tư vấn.

Mặt khác, doanh nghiệp phải liên tục cập nhật các xu hướng tiêu dùng, tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, chủ động tìm kiếm hợp tác với các nhà phân phối uy tín bản địa để có thể đưa hàng Việt Nam thâm nhập dễ dàng hơn.

Với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, Việt Nam có trọng trách dẫn dắt và hợp tác với các nước đối tác để cùng phục hồi, thúc đẩy kinh tế toàn khu vực phát triển, như việc đưa ra các Tuyên bố chung nhằm tăng cường hợp tác và hạn chế tác động của dịch COVID-19 giữa các nước ASEAN và các nước đối tác trong khu vực.

Để tiếp tục hướng tới phát triển và hợp tác khu vực bền vững, công cuộc hội nhập kinh tế ASEAN, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh Việt Nam sẽ cùng các nước ASEAN thúc đẩy việc điều chỉnh các chương trình hợp tác trong ASEAN một cách phù hợp với tình hình mới, nhất là thông qua việc đánh giá giữa kỳ quá trình thực hiện Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến năm 2025.

Theo chương trình nghị sự ASEAN đã được thống nhất, các nhà lãnh đạo châu Á-Thái Bình Dương đại diện cho các quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh RCEP lần thứ 4 vào ngày 15/11 theo hình thức trực tuyến để thảo luận việc đạt được một hiệp định được chờ đợi từ lâu vào cuối năm nay.

Đây là hiệp định đầu tiên bao gồm cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

"Đối với Việt Nam, Hiệp định RCEP khi được ký kết và đưa vào thực thi sẽ mở thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ mở ra cơ hội mới cho các sản phẩm từ các lĩnh vực nổi bật như viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép và nông nghiệp," Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đạo diễn Nguyễn Ngọc Quyền đột ngột qua đời ở tuổi 36, đồng nghiệp tiết lộ nguyên nhânĐạo diễn Nguyễn Ngọc Quyền đột ngột qua đời ở tuổi 36, đồng nghiệp tiết lộ nguyên nhân
17:58:47 02/02/2025
Vụ tai nạn 7 người tử vong ở Nam Định: Nữ tài xế đột ngột đánh lái sang phảiVụ tai nạn 7 người tử vong ở Nam Định: Nữ tài xế đột ngột đánh lái sang phải
20:31:27 02/02/2025
Con trai trùm mafia 3 lần bị mỹ nhân hàng đầu showbiz từ chối, dùng 1001 chiêu và nhờ đến mẹ mới cưới được vợCon trai trùm mafia 3 lần bị mỹ nhân hàng đầu showbiz từ chối, dùng 1001 chiêu và nhờ đến mẹ mới cưới được vợ
20:08:59 02/02/2025
Báo Hàn: Kim Woo Bin lộ dấu hiệu chia tay Shin Min Ah?Báo Hàn: Kim Woo Bin lộ dấu hiệu chia tay Shin Min Ah?
17:48:21 02/02/2025
Tóm dính Mỹ Tâm cùng một người đàn ông đón Tết tại Đà Nẵng, thái độ lọt vào camera gây chú ýTóm dính Mỹ Tâm cùng một người đàn ông đón Tết tại Đà Nẵng, thái độ lọt vào camera gây chú ý
18:57:43 02/02/2025
Xả vai diễn trong phim Trấn Thành, Tiểu Vy bất ngờ về nhà ra mắt phụ huynh 1 Anh Trai dịp TếtXả vai diễn trong phim Trấn Thành, Tiểu Vy bất ngờ về nhà ra mắt phụ huynh 1 Anh Trai dịp Tết
20:36:22 02/02/2025
2 diễn viên nổi tiếng cưới chạy khiến bố mẹ tức tới mức ngã bệnh, dàn sao phản đối kịch liệt2 diễn viên nổi tiếng cưới chạy khiến bố mẹ tức tới mức ngã bệnh, dàn sao phản đối kịch liệt
19:44:54 02/02/2025
Chê phim Tết nhạt, Quốc Thuận bị đào lại phát ngôn về đàn em sao hạng A, "nói nhiều miệng không kịp kéo da non"Chê phim Tết nhạt, Quốc Thuận bị đào lại phát ngôn về đàn em sao hạng A, "nói nhiều miệng không kịp kéo da non"
21:56:12 02/02/2025

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...
Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.
Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.
Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.
Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.
Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.
Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.
VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.
Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Vợ chồng Việt Hương - Hoài Phương đón tết trong căn biệt thự 'khủng'

Vợ chồng Việt Hương - Hoài Phương đón tết trong căn biệt thự 'khủng'

Sao việt

23:25:16 02/02/2025
Dù bận rộn với công việc nghệ thuật song nghệ sĩ Việt Hương vẫn dành thời gian cho gia đình. Cô trang hoàng nhà cửa, cùng chồng và con gái thực hiện bộ ảnh kỷ niệm nhân dịp bước sang năm mới.
NSND Lan Hương tiết lộ cuộc sống hôn nhân bên NSƯT Đỗ Kỷ

NSND Lan Hương tiết lộ cuộc sống hôn nhân bên NSƯT Đỗ Kỷ

Tv show

23:21:03 02/02/2025
Trở thành khách mời trong chương trình Gõ cửa thăm nhà , NSƯT Đỗ Kỷ và NSND Lan Hương có dịp tiết lộ về cuộc hôn nhân gắn bó gần 40 năm qua.
Lê Giang lộ diện sau ồn ào Quốc Thuận chê Bộ Tứ Báo Thủ, Trấn Thành nói đúng 1 câu

Lê Giang lộ diện sau ồn ào Quốc Thuận chê Bộ Tứ Báo Thủ, Trấn Thành nói đúng 1 câu

Hậu trường phim

22:09:17 02/02/2025
Vẫn giữ thái độ điềm tĩnh, nam đạo diễn đã có phản hồi đầu tiên, chính thức liên quan đến vụ việc bị khán giả và người trong nghề chê phim tệ.
Phim Tết cán mốc doanh thu 7.600 tỷ chỉ sau 4 ngày, phá 14 kỷ lục phòng vé nhờ nam chính vừa đẹp vừa ngầu

Phim Tết cán mốc doanh thu 7.600 tỷ chỉ sau 4 ngày, phá 14 kỷ lục phòng vé nhờ nam chính vừa đẹp vừa ngầu

Phim châu á

22:00:38 02/02/2025
Ngày 2/2, QQ đưa tin chủ đề bộ phim Na Tra: Ma Đồng Náo Hải phá 14 kỷ lục phòng vé trong lịch sử điện ảnh Trung Quốc thu hút tới hơn 32 triệu lượt đọc.
Sao Hàn 2/2: Jennie ẩn ý chuyện yêu V, G-Dragon có solo concert vào tháng 3

Sao Hàn 2/2: Jennie ẩn ý chuyện yêu V, G-Dragon có solo concert vào tháng 3

Sao châu á

21:26:04 02/02/2025
Jennie (BLACKPINK) nói về chuyện tình cảm trong MV mới, thông tin về solo concert của G-Dragon khiến fan đứng ngồi không yên .
Malacia chưa thể rời MU

Malacia chưa thể rời MU

Sao thể thao

21:15:35 02/02/2025
Theo Athletic, thỏa thuận giữa MU và CLB Bồ Đào Nha đã đổ bể. Hai bên không tìm được tiếng nói chung về mức phí hỏi mượn cũng như điều khoản mua đứt sau khi hợp đồng kết thúc.
Lời khai của đối tượng hành hung tài xế ô tô tại bến phà Cồn Nhất

Lời khai của đối tượng hành hung tài xế ô tô tại bến phà Cồn Nhất

Pháp luật

21:06:37 02/02/2025
Mâu thuẫn khi tham gia giao thông, đối tượng Phạm Ngọc Tuân đã gọi thêm người đến hành hung tài xế ô tô đang xếp hàng chờ qua phà Cồn Nhất, phía bờ Nam Định.
Phiên bản sân khấu của ca khúc Vpop hot nhất Tết này: Visual LED đỉnh nóc, tổ hợp nghệ sĩ Gen Z "slay" miễn bàn!

Phiên bản sân khấu của ca khúc Vpop hot nhất Tết này: Visual LED đỉnh nóc, tổ hợp nghệ sĩ Gen Z "slay" miễn bàn!

Nhạc việt

20:58:37 02/02/2025
Sân khấu kết hợp của dàn nghệ sĩ Gen Z với Cái Đẹp và I m Thinking About You tại WeChoice đã chính thức lên sóng.
Tổng thống Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán chấm dứt xung đột

Tổng thống Ukraine sẵn sàng bắt đầu đàm phán chấm dứt xung đột

Thế giới

20:58:20 02/02/2025
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nên tham gia các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai.
Jennie chưa bao giờ quay challenge với idol khác: Lý do đằng sau gây ngã ngửa

Jennie chưa bao giờ quay challenge với idol khác: Lý do đằng sau gây ngã ngửa

Nhạc quốc tế

20:30:28 02/02/2025
Lời thú nhận vừa ngây ngô, vừa hài hước của Jennie khiến fan lấy làm thích thú. Quả thật Jennie chưa bao giờ tham gia quay dance challenge.
4 ô tô va chạm liên hoàn, cao tốc qua Thanh Hóa ùn tắc

4 ô tô va chạm liên hoàn, cao tốc qua Thanh Hóa ùn tắc

Tin nổi bật

18:41:47 02/02/2025
Khoảng 15h ngày 2/2 (mùng 5 Tết), trên tuyến cao tốc Mai Sơn - quốc lộ 45, hướng Thanh Hóa - Hà Nội, xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài, nhiều ô tô nhích từng đoạn.