ASEAN 2020: Quản trị tốt góp phần phòng, chống tham nhũng hiệu quả
Trong khuôn khổ hợp tác của Nhóm các Cơ quan phòng, chống tham nhũng ASEAN (gọi tắt là ASEAN-PAC), ngày 9/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị thường niên ASEAN-PAC lần thứ 16 bằng hình thức trực tuyến kết nối tới 9 điểm cầu là các cơ quan phòng, chống tham nhũng của 9 quốc gia ASEAN.
Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam Lê Minh Khái chủ trì khai mạc Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị trực tuyến. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Với chủ đề chính “Quản trị tốt góp phần phòng, chống tham nhũng hiệu quả”, hội nghị là dịp để các cơ quan thành viên ASEAN-PAC thảo luận về kết quả hợp tác thời gian qua, đề ra phương hướng hợp tác cho thời gian tới; đồng thời trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, thực tiễn tốt của mỗi quốc gia về quản trị công góp phần phòng, chống tham nhũng hiệu quả.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, trong năm 2020, Việt Nam vinh dự đảm nhận trọng trách lớn trong khu vực và quốc tế, là Chủ tịch ASEAN 2020. Đây là cơ hội để Việt Nam đóng góp thực chất vào sự phát triển của Cộng đồng ASEAN hài hòa, sáng tạo, gắn kết, bản sắc, trách nhiệm và khả năng thích ứng cao.
Năm 2020, Thanh tra Chính phủ Việt Nam giữ vai trò chủ trì đăng cai Hội nghị thường niên lần thứ 16 Nhóm các Cơ quan phòng, chống tham nhũng ASEAN. Đây là cơ hội tốt để Thanh tra Chính phủ tiếp tục khẳng định cam kết hợp tác, phát huy những thành quả, tiếp nối những nỗ lực của các kỳ chủ tịch tiền nhiệm, để cùng các thành viên trong nhóm đóng góp thiết thực hơn nữa. Trong hơn 10 năm tham gia Nhóm, Thanh tra Chính phủ luôn duy trì hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với tất cả các thành viên trên tinh thần gắn kết, hợp tác, vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng các cơ quan thành viên.
Nhóm các Cơ quan phòng, chống tham nhũng ASEAN đã trải qua một chặng đường đầy ý nghĩa với những kết quả hợp tác thiết thực trong phòng, chống tham nhũng; tạo nên một cộng đồng khu vực gắn kết và phát triển, xây dựng được vị thế, hình ảnh, vai trò nhất định trong khu vực, được nhiều thiết chế không khu vực ghi nhận và đánh giá cao.
Cũng theo Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam, với sự xuất hiện của đại dịch COVID-19, năm 2020 cũng là một năm đầy sóng gió, biến động đối với kinh tế, chính trị toàn cầu và các quốc gia thành viên của Nhóm cũng không nằm ngoài tác động đó. Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất nặng nề tới các quốc gia trong khu vực và quốc tế; đặt ra nhiều bài toán hóc búa về quản lý nhà nước và phòng chống tham nhũng không chỉ trong giải đoạn hiện nay, mà còn là xử lý các hệ lụy sau này.
“Cuộc chiến phòng, chống tham nhũng vốn đầy cam go, lại phải đối mặt với những thách thức chưa từng có. Tình hình mới đặt ra những yêu cầu cấp bách mới trong việc hoạch định chính sách, kế hoạch hành động, xác định lại những ưu tiên trong quản trị nhà nước và phòng, chống tham nhũng ở mỗi quốc gia. Đặc biệt cho thấy rõ hơn vai trò của hợp tác khu vực và quốc tế trong phòng, chống tham nhũng” – ông Lê Minh Khái nhấn mạnh.
Cũng theo Tổng Thanh tra Chính phủ, quản trị tốt và phòng, chống tham nhũng là hai vấn đề có mối quan hệ giao thoa, gắn kết hữu cơ với nhau; cùng có tác động tích cực đến sự phát triển của quốc gia. Quản trị tốt là điều kiện tiên quyết để phòng, chống tham nhũng hiệu quả và phát triển bền vững. Một quốc gia muốn phát triển ổn định, vấn đề quản trị tốt và phòng chống tham nhũng là hai vấn đề song hành. Quản trị tốt được xây dựng trên nền tảng như công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, đồng thời đây cũng chính là yêu cầu, biện pháp nền tảng trong phòng, chống tham nhũng.
Tổng Thanh tra Chính phủ hy vọng, Hội nghị là cơ hội quý báu để các thành viên của nhóm cùng nhau chia sẻ về những nỗ lực chung của mỗi quốc gia trong quản trị tốt và phòng, chống tham nhũng, những bài học kinh nghiệm tốt trong xây dựng mô hình cũng như khả năng hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn giữa các cơ quan trong thời gian tới.
Tại hội nghị, các thành viên trao đổi, tham luận tại Phiên thảo luận về tiến triển trong công tác phòng, chống tham nhũng; phiên Hợp tác Liên diễn đàn với sự tham gia của các tổ chức quốc tế, khu vực như: Sáng kiến Pháp quyền của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Cơ quan về Tội phạm và Ma túy của Liên hợp quốc (UNODC).
Tổng Thanh tra Chính phủ: Đánh giá tình hình tham nhũng rất khó khăn và trừu tượng
Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, thời gian qua công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được kết quả toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
Ngày 9-11, tiếp tục chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV, Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Lê Minh Khái đã trả lời câu hỏi của đại biểu (ĐB) Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà (Hà Nội) về tình trạng cán bộ, công chức nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Theo Tổng TTCP Lê Minh Khái, thời gian qua công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được kết quả toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng cán bộ nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan thanh tra rất quan tâm vấn đề này.
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội - Ảnh: Nguyễn Nam
Ông Lê Minh Khái cho rằng trách nhiệm trực tiếp thuộc về người đứng đầu các cơ quan. "Lĩnh vực thường xuyên tiếp xúc với người dân mà cán bộ, công chức thiếu rèn luyện thì thường xảy ra việc đó"- Tổng TTCP nói và cho biết cơ quan này đã đề xuất Thủ tướng ban hành chỉ thị về chống phiền hà cho người dân, doanh nghiệp; tổ chức hội nghị toàn quốc triển khai chỉ thị này vào năm 2019.
Cơ quan thanh tra cũng đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ra công điện về phòng ngừa tham nhũng trong lĩnh vực công vụ. "Hai văn bản này có ý nghĩa rất lớn trong việc chấn chỉnh tình trạng cán bộ, công chức nhũng nhiễu"- ông Lê Minh Khái nói.
ĐB Đỗ Đức Hồng Hà cũng chất vấn Tổng TTCP về cơ sở khẳng định "tình trạng tham nhũng được kiềm chế, từng bước ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm". Trả lời vấn đề này, Tổng TTCP Lê Minh Khái cho rằng việc đánh giá tình hình tham nhũng rất khó khăn và trừu tượng.
TTCP đưa ra đánh giá trên dựa trên 4 cơ sở chính là ý kiến người dân thông qua phương tiện truyền thông đại chúng cảm nhận về tình trạng tham nhũng; chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng; đánh giá của các tổ chức quốc tế; ý kiến của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Quốc hội: Nhũng nhiễu dân, trách nhiệm thuộc về người đứng đầu Về chất vấn "trách nhiệm thuộc về ai," Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho rằng trách nhiệm thuộc về người đứng đầu cơ quan, lĩnh vực để xảy ra nhũng nhiễu gây phiền hà cho người dân. Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN) Tại phiên...