Arteta không đếm xỉa đến chỉ trích của huyền thoại Arsenal
HLV Mikel Arteta đã có những đáp trả trước thông tin, cựu thủ quân Thierry Henry đặt câu hỏi về việc Arsenal có đang đi đúng hướng dưới sự dẫn dắt của chiến thuật gia người Tây Ban Nha hay không.
HLV Mikel Arteta
Phát biểu trước trận Arsenal vs Crystal Palace tại vòng 8 Ngoại hạng Anh 2021/22, HLV Mikel Arteta đã trả lời như sau: “Không, tôi chưa nghe những bình luận của Henry. Tôi vừa mới nghe thấy chúng từ anh đấy. Đó chỉ là một ý kiến nên chúng ta cần phải tôn trọng điều đó”.
Bên cạnh đó, Arteta cũng hết lời tán dương những vệ tinh xung quanh đã giúp ông giành được giải HLV hay nhất tháng 9 của Ngoại hạng Anh: “Đó không phải là chuyện cá nhân bơỉtất cả những người đứng sau đã giúp đỡ tôi đạt được những giải thưởng đó. Thật tuyệt và bây giờ chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào mục tiêu tiếp theo. Đó là giành chiến thắng trong nhiều trận đấu nhất có thể, điều đó sẽ chứng minh rằng Arsenal đang đi đúng hướng”.
Trước đó,huyền thoại câu lạc bộ Thierry Henry đã đặt câu hỏi liệu Pháo thủ có đang đi đúng con đường hay không sau khi chứng kiến đội nhà đứng thứ 8 trên BXH Ngoại hạng Anh 2020/21, qua đó không có vé dự cúp châu Âulần đầu tiên sau 26 năm: “Tôi không biết liệu mọi thứ có đang đi đúng hướng hay không. Tôi đã xem trận đấu với Brighton. Anh có xem chứ? Trước đây, tôi đã từng chứng kiến chúng ta đánh bại Norwich, Burnley và Tottenham trên sân nhà – bởi vì Arsenal luôn thắng Spurs trên sân nhà mà.
Tôi đã rất hạnh phúc khi Arsenal đánh bại Tottenham. Tiếp đó, tôi háo hức chờ xem một màn trình diễn trên sân khách, trước 1 đối thủ có khả năng chuyền bóng ổn định. Nhưng thay vào đó, Arsenal bị ép sân. Khi Arsenal thua cuộc, kể cả sau khi tôi rời CLB, người ta vẫn luôn nói rằng Arsenal không có kế hoạch B và đội đã chuyền bóng quá nhiều. Nhưng tôi không thấy điều đó từ Arsenal trong trận gặp Brighton. Tôi lại thấy Brighton làm được điều đó.
Đội chủ nhà đã làm chủ thế trận và tạo ra nhiều cơ hội và nếu các chân sút của Brighton tận dụng tốt, Arsenal có lẽ đã thua trận. Đội hình Arsenal không có chiều sâu hoàn hảo như nhiều đối thủ khác và đó là sự thật. CLB có thể cải thiện vị trí thứ 8 so với mùa giải năm ngoái, song để vào Top 4 là nhiệm vụ không hề dễ dàng”, cựu danh thủ người Pháp nhấn mạnh.
Video đang HOT
Ý tưởng Super League ra đời khi nào?
Ý tưởng và quyết tâm thành lập một giải đấu mới dường như được nhen nhóm từ 4 năm trước, khi lãnh đạo Man Utd, Arsenal và Liverpool cùng hội họp ở New York.
"Super League" đang là từ khóa được người hâm mộ bóng đá thế giới tìm kiếm nhiều nhất ở thời điểm này. 12 đội bóng mạnh và giàu truyền thống ở châu Âu đã quyết định tách khỏi Champions League để thành lập Super League, với mục đích tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận và thoát khỏi cơ chế điều hành truyền thống của UEFA.
Super League là ý tưởng của nhiều đội bóng lớn, đứng đầu là chủ tịch Florentino Perez của Real Madrid. Ông trùm ngành xây dựng Tây Ban Nha luôn ấp ủ tham vọng thành lập một giải đấu riêng, cạnh tranh trực tiếp với hệ thống bóng đá truyền thông để giành lại "miếng bánh" lợi ích, vốn bị chia nhỏ trong nhiều năm qua.
Perez là chủ tịch hội đồng Super League.
Tuy nhiên, đây không phải là ý tưởng được tạo ra trong ngày một, ngày hai. Bức ảnh được chụp từ tháng 10/2017 cho thấy cách đây gần 4 năm, những lãnh đạo cấp cao của Liverpool, Arsenal và Man Utd đã có cuộc gặp ở một nhà hàng Italy mang tên Locanda Verde, nằm ở quận Tribeca, thành phố New York.
Bữa ăn có sự xuất hiện của Phó Chủ tịch Ed Woodward của Manchester Utd, John W.Henry - chủ tịch Fenway Sports, chủ sở hữu Liverpool, Ivan Gazidis - cựu giám đốc điều hành Arsenal (nay chuyển sang AC Milan) cùng với hai anh em Avi và Joel Glazer - chủ sở hữu Man Utd.
Nội dung cuộc họp vẫn là ẩn số, nhưng theo nguồn tin của Daily Mail , lãnh đạo 3 đội bóng lớn ở Anh họp mặt để bàn thảo về bản quyền truyền hình. Tham vọng của Liverpool, Arsenal và Man Utd là muốn được sở hữu phần lớn hơn trên "miếng bánh", thay vì phải ăn chia công bằng với các đội bóng khác ở Ngoại hạng Anh.
Lãnh đạo các CLB lớn ở Anh gặp mặt trong một nhà hàng vào tháng 10/2017.
Thay vì chia đều thu nhập giữa 20 đội, đại diện 3 CLB giàu truyền thông này muốn có một mô hình tương tự như Tây Ban Nha, nơi Atletico Madrid, Barcelona và Real Madrid, cũng là thành viên sáng lập của Super League, nhận được khoản chi lớn hơn phần còn lại.
Ý tưởng về việc giành thị phần bản quyền cũng là yếu tố chủ chốt để thành lập Super League, bởi các đội bóng lớn như Real, Barca, Chelsea, Man Utd, Liverpool,... không hài lòng với cách phân chia bản quyền của UEFA hiện tại.
Theo thể thức mới của Champions League (thể thức Thụy Sĩ) sẽ áp dụng từ năm 2024, các CLB sẽ phải thi đấu nhiều trận hơn (9 trận vòng bảng), nhưng tiền bản quyền lại ít đi do phải phân chia với thêm 4 đội bóng nữa.
Các đội bóng lớn không hài lòng với thể thức này, do sức hấp dẫn, lôi kéo khán giả của Champions League chủ yếu tập trung ở các trận đấu có sự góp mặt của họ, thay vì những trận đấu của các CLB nhỏ khác. Các đội bóng mạnh muốn được chia nhiều tiền bản quyền hơn. UEFA lắc đầu, nên nhóm 12 CLB này quyết định đứng ra lập giải mới.
Ed Woodward cùng gia đình Glazer muốn Man Utd giành lợi nhuận tối đa.
Theo Daily Mail, chủ sở hữu của 12 CLB có chung lý tưởng và mong muốn tối đa doanh thu từ bóng đá, do đó, mối hợp tác đã được xây dựng và củng cố suốt 4 năm. Dịch COVID-19 đẩy nhiều CLB đến bờ vực nợ nần, phá sản với khoản nợ lên đến hàng tỷ euro.
"UEFA cải tổ Champions League đến năm 2024, nhưng đến lúc ấy, các đội bóng đã phá sản hết", Perez tuyên bố trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình El Chiringuito.
"Không ai quan tâm Champions League đến trước vòng tứ kết. Vậy điều gì khiến người ta quan tâm nhất? Hãy để những trận cầu chất lượng nhất diễn ra. Chúng tôi đang nỗ lực vì điều tốt nhất cho thể thao. Champions League đã đánh mất sức hút của nó, chúng tôi lập ra Super League để cứu vãn bóng đá.
Ông chủ John W.Henry cũng đặt lợi ích tiền bạc lên trên hết.
Bản quyền truyền hình giúp chúng tôi có tiền. Tiền là dành cho tất cả vì bóng đá là kim tự tháp. Nếu những CLB đứng đầu có tiền, tiền sẽ được phân chia cho tất cả vì chúng tôi mua những cầu thủ của những CLB khác và chúng tôi phụ thuộc lẫn nhau".
Super League không thể "thành hình" nếu thiếu nguồn vốn lớn, chảy từ túi các ngân hàng và quỹ đầu tư lớn trên thế giới. Ngoài ra, mô hình của Super League gần giống NBA, MLS, những đế chế giải trí - thể thao thu lợi nhuận khổng lồ ở Mỹ.
Do đó, những ông chủ Mỹ của Liverpool, Man Utd và Arsenal có thể là nhân tố quyết định dẫn đến việc hình thành Super League, bên cạnh khát vọng của Perez và mong muốn được hưởng nhiều tiền hơn từ các CLB lớn.
Ronaldo, Messi và siêu đội hình vắng mặt World Cup vì Super League Cristiano Ronaldo hay Lionel Messi nằm trong danh sách 11 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới hiện nay đang phải đối mặt với án phạt cấm thi đấu ở World Cup nếu như họ tham dự Super League. Ngày hôm qua (19/4), 12 đội bóng lớn của châu Âu (Real Madrid, Barcelona, Atlético, Milan, Arsenal, Chelsea, Inter, Juventus, Liverpool, Manchester City, Manchester...