Art Director ngành quảng cáo bỏ việc nghìn đô để làm HLV yoga: 10 năm cật lực đổi lấy căn bệnh trầm cảm, tối nào cũng khóc…
“Bề ngoài thành công, vụn vỡ bên trong” – đó chính là những gì cô nàng Art Director miêu tả về mình. Có một cuộc sống mơ ước, công việc mơ ước nhưng cái giá phải trả là rất lớn.
Lê Nguyên Ly bắt đầu có những “cựa mình” vào cuối năm 2018, khi đó cô quyết định sẽ theo đuổi đời sống yoga và trở thành HLV Yoga. Tính đến thời điểm hiện tại, Ly coi như bản thân đã hoàn thành kế hoạch giai đoạn một.
“7 năm làm Graphic Designer ở Hà Nội, 3 năm làm Art Director ở Sài Gòn, mình tự hào về hành trình 10 năm làm nghề với đủ mọi thăng trầm này. Ngày hôm nay mình tự thấy mình đã đứng được trên đỉnh của ngọn núi sự nghiệp của riêng mình. Mình chiến thắng một cuộc thi lớn trong ngành, được đóng góp cho những dự án quy mô, ý nghĩa. Mình định hình được phong cách sáng tạo cá nhân, có nhiều trải nghiệm, có một mức thu nhập cao và có nhiều mối quan hệ quý giá. Đó là những giá trị không thể phủ nhận. Nhưng cái giá phải trả để có được những điều đó lại là sức khoẻ tinh thần và thể chất của mình.”
10 năm làm việc để rồi nhận lại những vết nứt trong tinh thần?
Suốt 10 năm làm việc cho nhiều agency, tuy quy mô, quy trình làm việc khác nhau nhưng Ly vẫn cảm nhận một điểm chung không bao giờ thay đổi: đó là áp lực công việc vô cùng lớn. Hệ quả là “overtime all the time” đến mức không có thời gian dành cho bản thân hoặc là “work hard, play harder”, party thâu đêm chìm đắm trong chất gây nghiện đến sáng lại đi làm tiếp, là những cái tặc lưỡi “tính chất cái ngành nó vậy phải chịu thôi”.
Chính vì thế, Ly đã đặt ra câu hỏi thứ nhất cho chính mình: “Nếu vẫn tiếp tục làm công việc này (fulltime ở agency), có cách nào để cân bằng công việc và cuộc sống không?”.
Ly thậm chí đã phải thừa nhận rằng “nền tảng tâm lý yếu ớt cộng thêm những “tính chất ngành”, sau 10 năm, mình đã bị quật ngã, mình là một kẻ thành công bên ngoài, nhưng vụn vỡ bên trong! Mình đạt giải thưởng mà không thấy hạnh phúc, mình được lên level, deal được lương cao mà chỉ thấy bất an vì sợ không đáp ứng được kì vọng. Dần dần, căn nhà đầy những vết nứt của mình đã sụp đổ.
Ở thời điểm cuối năm 2018, mỗi ngày đi làm là một cực hình với mình. Mình bị đau đầu kinh niên, đau đại tràng, lưng cổ vai gáy của mình luôn nhức mỏi. Mỗi tối về nhà mình vật lộn đấu tranh với trầm cảm và khóc không ngừng.
Đó là lúc mình dừng lại và đặt câu hỏi thứ hai: “Cái giá phải trả này có đắt quá không?” và câu hỏi thứ ba: “Nếu không làm ở agency quảng cáo nữa thì mình sẽ làm gì?”. Và đó là lúc vũ trụ đem câu trả lời đến cho mình: Yoga.”
Nhìn lại quãng thời gian đã qua, Ly thú thực: “Năm đầu tiên làm agency, mình đã biết mình không hợp với môi trường làm việc này vì có rất nhiều tính chất xung đột với hệ giá trị của bản thân. Nhưng ở thời điểm đó, nghỉ agency thì mình không biết phải làm gì khác. Chưa kể khi đó và cả bây giờ, mình sống ở Sài Gòn một mình, tự trang trải mọi chi phí. Sau 3 tháng nghỉ agency đầu tiên, ở nhà vật vã, mình lại đi làm agency tiếp với một câu hỏi luôn đau đáu trong đầu mình: “Nếu không làm agency nữa thì mình có thể làm gì?”…”
Lắng nghe bản thân, không hối tiếc khi nghỉ việc
Chính bởi việc tin tưởng sẽ luôn tìm ra câu trả lời khi bản thân thực sự muốn, Ly đã đặt cho bản thân một bộ nguyên tắc bao gồm:
Nguyên tắc 1: Đi đến cùng. Xuất phát điểm là một Graphic Designer ở Hà Nội, vì quá mê quảng cáo và muốn học hỏi nhiều hơn về ngành này, Ly đã “khăn gói quả mướp” vào Sài Gòn. Khi đó, mục tiêu của cô là được làm quảng cáo và được lên vị trí Art Director. Quyết tâm phải trải nghiệm và thực sự hiểu công việc, Ly buộc mình leo hết ngọn núi này đến ngọn núi khác trước khi rời bỏ nó.
Nguyên tắc 2: Đúng một năm. Cô tự đặt ra giới hạn là ở mỗi agency, mình sẽ dành đúng 1 năm để trải nghiệm. Trong 1 năm đó, ngoài công việc chuyên môn, Ly dành thời gian để quan sát, học hỏi cách thức vận hành, tổ chức của mỗi bộ máy, cũng như có cơ hội được tiếp xúc với nhiều kiểu client khác nhau. Việc dành ít nhất một năm ở mỗi agency vừa thể hiện sự cam kết với bản thân vừa giúp Ly không bị mắc kẹt trong một môi trường duy nhất, luôn có sự đổi mới và luôn có cái để học hỏi.
Nguyên tắc 3: Tiền! Cật lực làm việc, tích lũy kiến thức cũng như tiết kệm tiền nên khi chuyển việc, Ly dành tiền đó để học làm HLV Yoga. Cũng nhờ vậy, Ly cảm thấy thoải mái đầu óc, không nặng gánh tiền bạc trong lúc chuyển đổi.
Nguyên tắc 4: Công việc không phải là tất cả và không có một công việc duy nhất. Ngoài công việc, Ly dành một phần thời gian không nhỏ để đọc sách, viết lách và chiêm nghiệm, ra ngoài tham gia những hoạt động có nhiều tương tác như public speaking, học những workshop ngắn hạn với nhiều kỹ năng khác nhau, đi đây đi đó. Tất cả những hoạt động đó là cách cô tích luỹ vốn sáng tạo, đồng thời cũng tách Ly ra khỏi guồng quay công việc.
Là một Art Director nhưng Ly có thể viết, có thể đi dạy học, có thể chơi đàn, và giờ là có thể dạy yoga. Chính vì thế, trong hành trình tìm kiếm câu trả lời, Ly cũng tạo lập được một niềm tin: Con người ai cũng đa tiềm năng, đa tài và điều đó không có gì sai.
“Hiện tại mình đã bước ra khỏi “agency life” và cảm thấy trọn vẹn. Mình sẽ không nói trước về tương lai, mình chỉ biết là mình sẽ không hối hận với những quyết định của bản thân, chọn sai cũng vẫn có thể chọn lại được mà. Mình không có ý định đưa ra bất cứ lời khuyên hay một sự quy chụp, áp đặt nào về ngành quảng cáo, agency cả. Nếu có thì lời khuyên duy nhất là hãy học cách lắng nghe và thấu hiểu chính bản thân để bạn có thể tự đi trên con đường của mình một cách vững vàng nhất thôi.”
Yoga là liều “thuốc giảm đau” kịp thời
Nói về lý do đến với bộ môn yoga, Ly tiết lộ: “Mấy năm trở lại đây bị công việc cuốn đi, không có thời gian cho việc tập luyện, bản thân cũng không còn thấy mình phù hợp với những môn thể thao hoạt động mạnh nữa, mình ghét cảm giác tim đập quá nhanh, thở dốc, nặng nhọc. Bây giờ mình hiểu rằng thực ra đó chính là mối quan hệ giữa thể chất và tinh thần.
Khi còn trẻ, sức khoẻ tâm lý của mình còn mạnh, còn nhiều năng lượng nên cũng thích những hoạt động thể chất sôi nổi. Nhưng khi quá tập trung vào các hoạt động trí óc, gặp những biến cố tâm lý, tinh thần kiệt quệ, thì tự khắc cơ thể cũng chẳng còn sức sống. Khi mình biết về các chỉ số sinh tồn của Tây Y, biết về học thuyết âm dương của Đông Y, bức tranh toàn cảnh về sức khoẻ tinh thần-thể chất của mình mới hiện ra và mình bị thuyết phục hoàn toàn.
Đó là lúc Sivananda Yoga mới xuất hiện như một giải pháp, và như cách HLV Yoga của mình lý giải, Yoga là một giải pháp mang tính toàn diện, phù hợp cho mọi đối tượng, mọi độ tuổi với nhiều ngưỡng tập, bài tập khác nhau, giúp tác động sâu vào các cơ quan nội tạng để đạt được hiệu quả trị liệu. Vậy nên mình và Yoga đã cho nhau một cơ hội. Năm cuối cùng làm ở agency, những buổi tập yoga trở thành “thuốc giảm đau” cho những căng thẳng, mệt mỏi về thể xác và tinh thần của mình.”
Tất nhiên, lựa chọn bộ môn để tập luyện là tùy ở mỗi người. Còn với Ly, cô nhận thức được về vai trò của sức khoẻ thể chất – tinh thần đến với mình khi cô đã va vấp đủ nhiều. Từ đó bên trong cô có một mong cầu nhỏ nhoi là có thể giúp đỡ mọi người, từ những bạn trẻ đang ở độ tuổi 20, chuẩn bị vào đời đến những người đang khủng hoảng khi 25-30 tuổi.
“Trên con đường đời, từng viên gạch trải nghiệm đã giúp mình thoát khỏi những hố bùn, vượt qua giông bão. Ban đầu những viên gạch đó thật rời rạc nhưng giờ đây nhờ có Yoga, giống như một lớp xi măng gắn kết chắc chắn những viên gạch lại với nhau, giống như lớp keo sữa dán những mảnh ghép lại thành một bức tranh sáng tỏ, giống như sợi dây kết nối các điểm sự kiện cuộc đời lại. Đích đến thì mình đã biết rồi, trên con đường đi có những gì sẽ xảy ra thì mình chịu, nhưng mình tin là mình có thể tiến về phía trước vững vàng hơn, kể cả có vấp ngã cũng vẫn có thể đứng dậy và bắt đầu lại.”
Bỏ học theo đuổi đam mê, nữ streamer bất ngờ khi được fan donate 23 triệu
Tưởng chừng bỏ học sẽ khiến fan có cái nhìn tiêu cực về streamer PotasticP, nhưng không ngờ cô lại nhận được sự ủng hộ rất lớn từ người hâm mộ.
Công việc stream hiện tại đang thu hút được rất nhiều bạn trẻ tham gia bởi nó có thể mang lại được nguồn thu nhập rất lớn, đi kèm với sự nổi tiếng nhanh chóng. Nhưng "có qua có lại", được cái này thì mình phải chấp nhận đánh đổi cái kia. Bởi lẽ đó, đã có cô nàng streamer ở nền tảng Twitch đã chấp nhận bỏ học để theo con đường streamer toàn thời gian.
Nữ streamer Jeannie "PotasticP" Lee.
Jeannie "PotasticP" Lee là nữ streamer ít nổi ở Twitch. Ngày 21/5, cô đã có quyết định thay đổi cả cuộc đời mình. Dù được nhận vào trường y có tiếng, cô lại từ bỏ để theo đuổi công việc mơ ước - streamer.
Bài đăng thông báo mình đã được nhận vào trường y của cô nàng.
Trong một video với bạn trai Liang, cô nói rằng mình sẽ bắt đầu làm công việc streamer toàn thời gian thay vì dành 8 năm tiếp theo của cuộc đời để trở thành bác sĩ.
Trong buổi phát sóng đầu tiên với tư cách streamer toàn thời gian, PotasticP đã nhận được sự ủng hộ rất lớn từ phía cộng đồng. Người hâm mộ đã tham gia quyên góp và tặng quà, nhưng đặc biệt nhất là món quà trị giá 1.000 USD (hơn 23 triệu đồng) từ viewer "JimmyKibaX".
Phản ứng bất ngờ của nữ streamer khi nhận được số tiền lớn.
JimmyKibaX donate với nội dung bày tỏ sự đồng cảm với hoàn cảnh của nữ streamer này. Lí do là bởi Jimmy cũng đưa ra quyết định tương tự PotasticP - theo đuổi những thứ mình đam mê. Số tiền khá lớn cộng với sự ủng hộ của các fan khiến cô nàng bật khóc vì xúc động.
Streamer bật khóc vì người xem donate quá nhiều tiền!
" Ôi chúa ơi, JimmyKiba, cảm ơn vì 1.000 USD. Tôi thật sự không biết cách nào để bày tỏ cảm xúc của mình bây giờ", nữ streamer bày tỏ.
Lý do tại sao PotasticP lại lựa chọn làm streamer Twitch thay vì trường y, cô nói bởi vì công việc này có thể tác động ngay đến với cuộc sống của con người. Nếu cô ấy trở thành bác sĩ sẽ tốn rất nhiều năm, còn streamer Twitch, theo quan điểm của cô nàng thì đây có thể là một "lối thoát", nơi giải trí để mọi người tạm gác lại cuộc sống bận rộn của họ. Mục đích chính của PotasticP là muốn giúp đỡ người khác, theo một cách nào đó.
Nữ streamer nhận được sự ủng hộ của người hâm mộ và gia đình, đặc biệt cô ấy có niềm tin vào chính mình. Với sự ủng hộ đó, hy vọng cô có thể thành công hơn trên con được streamer, sớm thực hiện được ước mơ của mình.
Gái độc thân kể chuyện phải gánh nợ vẫn liều mua nhà Sài Gòn: Tiền trọ năm nào cũng tăng, chi bằng tậu nhà càng sớm càng tốt Dù còn phải gánh nợ nhưng việc có cho riêng mình một căn nhà 54m2 nhỏ xinh cũng khiến cho cô nàng này cảm thấy rất "đã". Ở trọ hay mua nhà rồi gánh nợ là một lựa chọn khiến bất kì ai cũng phải đau đầu cân nhắc, tính toán thiệt hơn. Tuy nhiên, cảm giác có một nơi nơi chốn là...