Arsenal có đối tác ‘khủng’ ở Trung Quốc
Huawei (Hoa Vĩ), tập đoàn công nghệ viễn thông khổng lồ của Trung Quốc và CLB Arsenal đã công bố quan hệ đối tác toàn cầu.
Huawei và Arsenal vừa thông báo về thỏa thuận hợp tác toàn cầu có thời hạn đến hết mùa giải 2015-2016 tại trung tâm huấn luyện Colney của Arsenal. Các ngôi sao Aaron Ramsey, Lukas Podolski và Mesut Ozil cùng HLV Arsene Wenger đã có mặt tại lễ công bố này. Quan hệ đối tác này sẽ được công bố chính thức tới người hâm mộ trước trận đấu với Fulham vào ngày thứ Bảy này.
Arsenal và Huawei kí thỏa thuận hợp tác toàn cầu
Tom Fox, giám đốc thương mại của Arsenal cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng chào đón Huawei trở thành đối tác của Arsenal. Đây là thỏa thuận đầu tiên của chúng tôi với một thương hiệu Trung Quốc, thể hiện cam kết lâu dài của chúng tôi với thị trường này”.
Video đang HOT
Mark Mitchinson, Phó chủ tịch điều hành của Huawei tại Anh, nói: “Huawei rất vui mừng được hợp tác cùng Arsenal, một trong những đội bóng hàng đầu thế giới. Chúng tôi là một thương hiệu trẻ, năng động nhưng cũng là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực của mình. Huawei rất mong được cộng tác lâu dài cùng đội chủ sân Emirates”.
Quan hệ đối tác này cho thấy sự hợp tác toàn diện của hai thương hiệu tầm cỡ thế giới, với các quan chức và cầu thủ Arsenal tham gia vào các chiến dịch truyền thông và hoạt động quảng cáo của Huawei ở cả Anh cũng như nước ngoài.
Giao kèo hợp tác này cũng bao gồm các đề nghị độc quyền, quảng cáo trên sân Emirates trong ngày diễn ra các trận đấu của Pháo thủ cũng như thông qua các nền tảng truyền thông xã hội, truyền thông số của CLB. Ngoài ra, đại gia công nghệ Trung Quốc còn có quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu tiếp thị của đội bóng.
Với hợp đồng tài trợ này, có thể thấy Arsenal đang tìm cách thâm nhập sâu hơn vào thị trường đông dân nhất thế giới vô cùng tiềm năng này.
Theo VNE
Chip điện tử "made in Việt Nam": Nhanh gấp 4 lần, rẻ hơn 30%
Chip vi xử lý do các nhà khoa học Việt Nam chế tạo cho phép tăng tốc độ xử lý và dung lượng bộ nhớ lên 4 lần.
Vượt trội về mặt kỹ thuật
Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC), Đại học Quốc gia TPHCM vừa công bố chế tạo thành công chip xử lý bên trong các thiết bị điện tử như máy điều hòa, máy giặt, điện kế điện tử, máy đo huyết áp... Từ trước đến nay, thiết bị này luôn phải nhập khẩu từ các hãng công nghệ nước ngoài. Chip SG-8V1 ra đời sẽ mở ra hướng mới trong ngành thiết kế vi mạch ở Việt Nam. Hiện trong các thiết bị nói trên, chip PIC của Microchip, chip 8051 của Intel... vốn chiếm lĩnh trên thị trường, nhất là thị trường nội địa của ta mà nguyên nhân chính do trước đây ta chưa chế tạo thành công loại chip này.
ThS Ngô Đức Hoàng, Giám đốc Trung tâm ICDREC cho biết, so với chip AT90S8515 (Atmel- Mỹ) và chip PIC 18F4320 (Microchip- Mỹ) thì SG-8V1 (ICDREC-Việt Nam) có ưu thế vượt trội hơn hẳn về mặt kỹ thuật. Cụ thể, SG-8V1 có thể tăng tốc độ xử lý lên 4 lần, có dung lượng bộ nhớ tăng gấp 4 lần bởi kiến trúc Pipeline 5 tầng, trong khi đó AT90S8515 (Atmel- Mỹ) và PIC 18F4320 (Microchip - Mỹ) mới chỉ có kiến trúc 2 tầng. Ngoài ra, chip vi xử lý thương mại SG-8V1 do ICDREC có giá thành rẻ hơn 30% nên có nhiều lợi thế để cạnh tranh so với các chip cùng loại.
Bình quân giá thị trường của dòng chip 8 bit hiện nay khoảng 75.000đ/chip cho lô hàng trên 5.000 con chip, nhưng với SG-8V1 chỉ tầm 40.000đ/chip cho lô hàng trên 1.000 con. Riêng phân khúc sản phẩm giám sát hành trình cho ô tô và xe máy, ICDREC cung cấp 30.000 chip/năm, sản phẩm phổ dụng như điện kế điện tử cũng khoảng 300.000 chip/năm. Tính chung cho thị trường nhiều loại thiết bị dân dụng sử dụng vi xử lý 8 bit, tầm 1 triệu con chip/năm.
Sản xuất "lõi" cho điều hòa, tủ lạnh, máy giặt...
Trước mắt, SG-8V1 sẽ dùng để phục vụ cho thị trường trong nước theo các hướng cụ thể gồm: Phục vụ trong công nghiệp như sử dụng chip để xây dựng những ứng dụng cụ thể cho các thiết bị điện tử dân dụng như máy giặt, điều hòa, tủ lạnh; phục vụ cho đào tạo bằng việc cung cấp chip, kit thí nghiệm phục vụ cho mục đích giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phục vụ thị trường với sản phẩm điện tử chuyên dụng và phục vụ cho các ứng dụng quốc phòng, khai thác thăm dò... Chip SG-8V1 sẽ mở ra một hướng mới ứng dụng và làm chủ các thiết bị điện tử hiện nay.
Trước đó, chip VN08-01 của ICDREC đã được sử dụng thành công trong hệ thống giám sát và kiểm soát bảo đảm hàng hải từ xa của Tổng Công ty Bảo đảm An toàn Hàng hải II. Với hệ thống cảm biến kiểm soát chu kỳ xoay, nó có thể thông báo về các trạng thái hoạt động của đèn, tọa độ của phao, chu kỳ chớp, kiểm soát dòng tải sử dụng, dòng nạp pin, cảnh báo khi có va đập, trôi lệch...
ThS Ngô Đức Hoàng cho biết, với số lượng 150.000 chip vi xử lý thương mại SG-8V1, 10% tổng chip SG-8V1 và Kit De-SG-8V1 làm công tác tiếp thị, tặng cho các trường đại học, tổ chức các lớp huấn luyện, hướng dẫn sử dụng chip dành cho cán bộ giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học, tài trợ cho các cuộc thi Robocon, cuộc thi thiết kế trên chip SG-8V1. Khoảng 20% khách hàng sẽ là các trường đại học, trung tâm nghiên cứu và 70% còn lại sẽ dùng để cung cấp cho khách hàng các khối công nghiệp.
ICDREC phối hợp với khu Công nghệ cao TPHCM triển khai đề tài chế tạo mới, đó là chip sinh học nhằm ứng dụng chẩn đoán trong các ngành y tế, phân tích trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản, phân tích vi khuẩn, virus, kiểm tra mức độ ô nhiễm môi trường, khí độc trong hầm mỏ...
Theo Kienthuc
Tài trợ 20.000 camera cho nhà trẻ, mẫu giáo Mỗi nhà trẻ, trường mẫu giáo sẽ được tài trợ một gói gồm 4 camera quan sát IP trị giá 5 triệu đồng. Ngoài nhà trường, các bậc phụ huynh cũng có thể quan sát trực tiếp con em mình qua các phương tiện khác (smart tivi, máy vi tính, smartphone, máy tính bảng...). Quang cảnh buổi họp báo giới thiệu chương trình....