Armenia muốn ngừng bắn với Azerbaijan
Armenia bày tỏ sẵn sàng hợp tác với các bên trung gian hòa giải quốc tế để tìm kiếm biện pháp chấm dứt cuộc xung đột tại vùng Nagorno-Karabakh.
“Chúng tôi luôn sẵn sàng đối thoại với Pháp, Nga và Mỹ, những nước đồng chủ tịch nhóm trung gian hòa giải của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), nhằm tái thiết lập cơ chế ngừng bắn”, Bộ Ngoại giao Armenia hôm nay ra thông cáo cho hay.
Chính phủ Azerbaijan chưa bình luận về thông tin này.
Binh sĩ gốc Armenia tại vùng Nagorno-Karabakh hôm 29/9. Ảnh: AFP.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan hôm 29/9 cho rằng “bầu không khí hiện nay không phù hợp với đàm phán” do các chiến dịch quân sự vẫn đang được tiến hành ở vùng Nagorno-Karabakh, trong khi Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev khẳng định sẽ không có đối thoại do các yêu cầu từ Yerevan là “không thể chấp nhận được”.
Giao tranh giữa Azerbaijan và Armenia quanh khu vực ly khai Nagorno-Karabakh đã kéo sang ngày thứ 6. Hai nước đều tuyên bố gây ra thiệt hại nặng nề cho đối phương. Armenia ghi nhận 154 binh sĩ và 23 dân thường thiệt mạng tại Nagorno-Karabakh, Azerbaijan chưa công bố chi tiết thương vong.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron kêu gọi Armenia và Azerbaijan “ngừng bắn hoàn toàn” ở Nagorno-Karabakh và sẵn sàng tăng cường các nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết xung đột.
Video đang HOT
Nagorno-Karabakh là một tỉnh của Azerbaijan, song phần lớn dân địa phương là người Armenia, vốn chiếm thiểu số và luôn tìm cách ly khai khỏi Azerbaijan để sáp nhập vào Armenia. Phần lớn diện tích vùng Nagorno-Karabakh hiện do lực lượng ly khai thân Armenia kiểm soát.
Tranh chấp quyền kiểm soát vùng Nagorno-Karabakh bùng phát thành cuộc chiến 6 năm giữa Azerbaijan và Armenia từ tháng 2/1988 tới tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra lẻ tẻ tại đây.
Chiến sự Azerbaijan - Armenia: NATO lục đục, Nga "nóng mắt" vì "kẻ thứ 3" tham chiến
Các nước đồng minh trong Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang thể hiện sự mâu thuẫn trong hướng giải quyết vấn đề chiến sự giữa Azerbaijan và Armenia.
Trong khi đó, Nga cáo buộc một số lực lượng bên ngoài đã đưa quân đến tham chiến theo cách "vô lý" và "bất hợp pháp".
Pháp và Nga thể hiện sự không hài lòng khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ủng hộ Azerbaijan trong cuộc chiến với Armenia (ảnh: SCMP)
Bước vào ngày thứ 4 của cuộc chiến, cả Azerbaijan và Armenia đều tuyên bố tiêu diệt được nhiều lực lượng đối phương, bất chấp thương vong đối với thường dân gia tăng.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Armenia hôm 1.10 tuyên bố, quân đội nước này đã giành lại được nhiều vị trí Azerbaijan chiếm đóng.
Ngược lại, Bộ Quốc phòng Azerbaijan đăng tải đoạn video cho thấy lực lượng nước này trút tên lửa xuống các căn cứ đối phương.
Khói từ các vị trí thuộc khu vực Nagorno-Karabakh bốc lên nghi ngút sau các cuộc pháo kích của quân đội Azerbaijan.
Đa số các nước thành viên thuộc khối NATO ngày càng tỏ ra lo ngại về tình hình chiến sự giữa Azerbaijan và Armenia. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên có tiềm lực quân sự mạnh của NATO - tuyên bố ủng hộ hết mình cho Azerbaijan, khiến tình hình thêm phức tạp.
Tổng thống Azerbaijan - ông Ilham Aliyev - mới đây gửi lời cảm ơn về sự hỗ trợ quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng nói thêm rằng đất nước của ông hiện chưa cần hỗ trợ trong cuộc chiến giành lại lãnh thổ.
"Giao tranh sẽ chấm dứt khi các lực lượng Armenia ngay lập tức rút khỏi vùng đất của chúng tôi", ông Aliyev nói.
Pháp - quốc gia có nhiều người gốc Armenia sinh sống - tỏ ra không hài lòng những những tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc chiến.
Tình hình chiến sự giữa Azerbaijan và Armenia ngày càng khốc liệt khi Nga cáo buộc có cả sự tham gia của bên thứ ba (ảnh: RT)
"Thông điệp của Thổ Nhĩ Kỳ là hiếu chiến và chỉ khiến Azerbaijan giận dữ thêm. Chúng tôi không chấp nhận những tuyên bố như vậy", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin hôm 29.9, để ngỏ phương án nhờ Nga can thiệp quân sự. Điện Kremlin cho biết quân đội Nga đang theo sát diễn biến chiến sự.
Hôm 1.10, Nga bất ngờ cáo buộc "kẻ thứ ba" từ Syria và Libya tới tham chiến tại Nagorno-Karabakh và bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về hành động này.
"Chúng tôi vô cùng lo ngại vì sự tham chiến của một số nước không liên quan. Điều này chỉ làm gia tăng căng thẳng và khiến cuộc xung đột thêm phức tạp", Bộ Ngoại giao Nga thông báo.
"Nhiều chiến binh và các nhóm vũ trang từ Syria và Libya đã tham gia bất hợp pháp vào cuộc chiến giữa Azerbaijan và Armenia. Đây là điều vô lý và không thể chấp nhận được", Bộ Ngoại gia Nga bày tỏ lo ngại.
Trước đó, Nga cũng nhiều lần thể hiện sự không hài lòng trước các tuyên bố trợ giúp của Thổ Nhĩ Kỳ dành cho Azerbaijan.
Nga có quan hệ quân sự với cả Azerbaijan và Armenia. Trong cuộc chiến lần này, Nga thể hiện thái độ trung lập và phản đối bất cứ quốc gia hay nhóm vũ trang nào tham gia, làm phức tạp thêm tình hình.
Moscow cho biết, vẫn để ngỏ khả năng can thiệp quân sự nếu tình hình trở nên mất kiểm soát, cảnh báo các bên không liên quan không tham gia vào chiến sự ở Nagorno-Karabakh.
Bộ Quốc phòng Azerbaijan mới đây tuyên bố, họ phá hủy 130 xe tăng, 200 đơn vị pháo binh, 25 đơn vị phòng không, 5 kho đạn, 50 pháo chống tăng và 55 xe quân sự của Armenia.
Armenia phủ nhận điều này và tuyên bố vừa tiêu diệt 130 binh sĩ Azerbaijan, khiến hơn 200 người khác bị thương.
Chiến sự Armenia - Azerbaijan: Hơn 2.400 người chết? Bất chấp cộng đồng quốc tế kêu gọi đình chiến, đài Al Jazeera dẫn tuyên bố ngày 1-10 của Thủ tướng Armenia - ông Nikol Pashinyan khẳng định lúc này không phải thời điểm "thích hợp" để bàn về đàm phán. Theo ông, "cần có không khí phù hợp và những điều kiện thích hợp thì mới có thể đối thoại". Lãnh đạo...