Armenia, Azerbaijan thành lập ủy ban phân định biên giới
Ngày 23/5, Armenia và Azerbaijan thông báo đã thành lập một ủy ban phân định biên giới, được đánh giá là bước đi hướng tới sớm chấm dứt tranh chấp khu vực Nagorny-Karabakh.
Binh sĩ và xe quân sự của Azerbaijan di chuyển qua thị trấn Lachin, gần khu vực biên giới với Armenia ngày 1/12/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev đã ký sắc lệnh về việc thành lập ủy ban này do Phó Thủ tướng Shakhin Mustafayev đứng đầu. Trong khi đó, tại Armenia, hãng tin Armenpress của nước này cho hay chính quyền cũng đã có động thái tương tự với việc Thủ tướng Nikol Pashinyan ký sắc lệnh thành lập ủy ban phân định và an ninh biên giới do Phó Thủ tướng Mher Grigoryan lãnh đạo.
Trước đó, ngày 22/5, lãnh đạo hai nước đã tham dự cuộc họp 3 bên với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel tại Brussels (Bỉ). Tại cuộc họp, các bên đã nhất trí bắt đầu tiến trình phân định biên giới giữa Armenia và Azerbaijan.
Quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan đã trở nên căng thẳng liên quan đến việc tranh chấp chủ quyền đối với khu vực Nagorny-Karabakh. Khu vực này nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, nhưng có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sống và muốn sáp nhập vào Armenia. Đỉnh điểm căng thẳng là cuộc xung đột kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994, khiến khoảng 30.000 người thiệt mạng. Đến cuối tháng 9/2020, xung đột tái bùng phát tại khu vực trên và kéo dài 44 ngày, khiến ít nhất 6.500 người thiệt mạng. Ngày 9/11/2020, các nhà lãnh đạo của Armenia và Azerbaijan đã ký tuyên bố ngừng bắn do Nga làm trung gian.
Tháng 3 vừa qua, Azerbaijan đã đề xuất 5 nguyên tắc cơ bản để có thể thiết lập quan hệ với nước láng giềng Armenia trong thời kỳ hậu xung đột, trong đó bao gồm: Các bên công nhận tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bất khả xâm phạm của biên giới được quốc tế công nhận và độc lập chính trị của nhau; Sự xác nhận của các bên về việc không có yêu sách lãnh thổ chống lại nhau và chấp nhận các nghĩa vụ ràng buộc về mặt pháp lý là không đưa ra yêu sách như vậy trong tương lai; Nghĩa vụ kiềm chế việc phá hoại an ninh của nhau trong các mối quan hệ với các quốc gia khác, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ, và theo bất kỳ cách nào khác không phù hợp với Mục đích của Hiến chương Liên hợp quốc; Phân định biên giới, thiết lập quan hệ ngoại giao; Mở cửa giao thông vận tải và thông tin liên lạc, xây dựng các kênh thông tin liên lạc khác nếu thích hợp và thiết lập hợp tác trong các lĩnh vực khác mà hai bên cùng quan tâm.
Armenia đề nghị Nga giúp bảo vệ lãnh thổ khi bùng phát giao tranh với Azerbaijan
Thư ký Hội đồng An ninh Armenia, ông Armen Grigoryan, hy vọng Nga sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự đầy đủ cho Armenia trong trường hợp đàm phán xử lý tranh chấp biến giới với Azerbaijan không mang lại kết quả.
Binh sĩ Armenia trong cuộc giao tranh với lực lượng Azerbaijan tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh ngày 25/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên truyền hình ngày 16/11, ông Grigoryan cho biết chính quyền Armenia đề nghị Nga giúp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước khả năng bị lực lượng vũ trang của Azerbaijan tấn công. "Do đã xuất hiện một cuộc tấn công nhằm vào chủ quyền lãnh thổ của Armenia, theo Hiệp ước ký năm 1997, chúng tôi đang gửi tới Nga đề nghị trợ giúp bảo vệ thống nhất lãnh thổ của Armenia. Đề nghị bằng văn bản này đang được chuẩn bị", ông Grigoryan chia sẻ.
Thư ký Hội đồng An ninh Armenia cũng hy vọng Nga sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự đầy đủ cho Armenia trong trường hợp đàm phán xử lý tranh chấp biến giới với Azerbaijan không mang lại kết quả.
Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương hỗ giữa Nga và Armenia được ký kết vào ngày 29/8/1997, giữa hai Tổng thống lúc đó là Boris Yeltsin và Levon Ter-Petrosian. Hiệp ước có thời hạn hiệu lực ban đầu là 25 năm và sẽ được tự động kéo dài 10 năm một lần nếu như không bên nào bày tỏ ý định hủy thỏa thuận.
Xuất hiện diễn biến leo thang tại khu vực Nagorno-Karabakh và một số điểm trên tuyến biên giới Armenia-Azerbaijan thời gian gần đây. Hai bên đều nói rằng đã xảy ra các vụ đụng độ bạo lực, khiến nhiều người thiệt mạng.
Mới nhất là cuộc đụng độ tại biên giới ngày 16/11, Bộ Quốc phòng Armenia tố cáo Azerbaijan đã tấn công trước. Về phần mình, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết đang xảy ra căng thẳng tại biên giới với Armenia, đồng thời thừa nhận Baku đang tổ chức chiến dịch quân sự nhằm đẩy lùi động thái khiêu khích quy mô lớn của đối phương.
Giao tranh mới lại nổ ra giữa Armenia - Azerbaijan Bộ Quốc phòng Armenia ngày 28/7 thông báo ba binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong vụ đọ súng với các lực lượng Azerbaijan. Binh sĩ Armenia trong cuộc giao tranh với lực lượng Azerbaijan tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh ngày 25/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Bộ Quốc phòng Armenia cho biết lực lượng Azerbaijan tấn công các vị trí của Armenia gần...