Armenia – Azerbaijan phá lệnh ngừng bắn do Mỹ tạo lập
Quân đội Armenia và Azerbaijan cáo buộc đối phương vi phạm lệnh ngừng bắn nhân đạo ngay sau khi thỏa thuận do Mỹ làm trung gian có hiệu lực.
Bộ Ngoại giao Azerbaijan hôm nay cáo buộc các lực lượng Armenia pháo kích thị trấn Terter và những ngôi làng gần biên giới, “vi phạm trắng trợn thỏa thuận ngừng bắn” do Mỹ đứng ra làm trung gian, có hiệu lực từ 8h ngày 26/10 (11h giờ Hà Nội).
“Mục tiêu của Armenia là duy trì hiện trạng dựa trên hành động chiếm đóng. Chúng tôi đang rất kiềm chế”, Hikmet Hajiyev, cố vấn của Tổng thống Azerbaijan, cho biết hôm nay.
Bộ Quốc phòng Armenia bác bỏ cáo buộc, đồng thời cho rằng quân đội Azerbaijan mới là bên phá hoại thỏa thuận khi pháo kích nhiều vị trí dọc tuyến biên giới. “Chúng tôi vẫn tuân thủ chặt chẽ thỏa thuận”, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan viết trên Facebook.
Binh sĩ Armenia pháo kích vị trí đối phương hôm 25/10. Ảnh: AFP.
Video đang HOT
Chính quyền vùng Nagorno-Karabakh thân Armenia cho biết quân đội Azerbaijan đã phóng tên lửa vào vị trí của lực lượng này. “Đây là lần thứ ba Azerbaijan trắng trợn vi phạm thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo. Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ lãnh thổ, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác”, Vahram Poghosyan, phát ngôn viên lực lượng ly khai tại Nagorno-Karabakh, cho hay.
Lệnh ngừng bắn mới nhất tại khu vực xung đột Nagorno-Karabakh đạt được sau những cuộc gặp riêng rẽ giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và người đồng cấp Armenia, Azerbaijan tại thủ đô Washington cuối tuần trước. Các cuộc họp cũng có sự góp mặt của những nước đồng chủ tịch Nhóm Minsk, vốn được Mỹ, Nga và Pháp thành lập để hòa giải xung đột Armenia – Azerbaijan.
Đây là thỏa thuận ngừng bắn thứ ba được áp dụng tại Nagorno-Karabakh. Hai thỏa thuận trước đó do Nga và Nhóm Minsk đứng ra làm trung gian đã sụp đổ chỉ vài phút sau khi có hiệu lực, đặt ra nhiều dấu hỏi về khả năng chấm dứt xung đột tại Nagorno-Karabakh.
Khu vực Nagorno-Karabakh. Đồ họa: RFE/RL.
Tranh chấp quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh bùng phát thành cuộc chiến 6 năm giữa Azerbaijan và Armenia từ tháng 2/1988 tới tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra lẻ tẻ tại đây.
Giao tranh giữa hai nước nổ ra từ hôm 27/9 là một trong những xung đột đẫm máu nhất suốt nhiều năm qua. Hai bên đều tuyên bố gây thiệt hại nặng về người và khí tài của đối phương, nhưng không có thống kê cụ thể. Lực lượng ly khai thân Armenia tại Nagorno-Karabakh cho biết đã mất 974 tay súng trong gần một tháng xung đột.
Thổ Nhĩ Kỳ thách Mỹ trừng phạt
Tổng thống Erdogan thách thức Mỹ sau khi Washington cảnh báo sẽ trừng phạt Ankara vì can dự vào xung đột Nagorno-Karabakh và triển khai tên lửa S-400.
"Dù biện pháp cấm vận là gì đi nữa, đừng chậm trễ", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu trong cuộc họp đảng cầm quyền tại thành phố Malatya hôm 25/10, đề cập đến những lời đe dọa trừng phạt của Mỹ.
Phát biểu được Erdogan đưa ra sau khi Mỹ cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ không can dự trực tiếp vào xung đột vũ trang ở khu vực Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan. Ankara được cho là đang hỗ trợ vũ khí và chuyên gia quân sự giúp Baku đối phó lực lượng ly khai thân Yerevan.
Erdogan phát biểu trước các nghị sĩ đảng cầm quyền tại thành phố Malatya hôm 25/10. Ảnh: AP.
Tổng thống Erdogan cũng đề cập tới đe dọa trừng phạt của Mỹ sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn thử tên lửa phòng không tầm xa S-400 do Nga sản xuất. "Chúng ta từng tham gia chương trình F-35, nước Mỹ đã đe dọa chúng ta. Họ nói 'hãy gửi tên lửa S-400 về Nga'. Chúng ta không phải một quốc gia bộ lạc. Chúng ta là Thổ Nhĩ Kỳ", Erdogan nói với các nghị sĩ.
Bộ Ngoại giao Mỹ tuần trước lên án Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, vì phóng thử tên lửa S-400 sau nhiều lần cảnh báo sẽ áp lệnh trừng phạt nếu các tổ hợp này được kích hoạt. Washington hy vọng Ankara niêm cất S-400, song Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần khẳng định sẽ triển khai các tổ hợp tên lửa nhận từ Nga.
"Chúng tôi đã nói rõ ràng về những hậu quả nghiêm trọng tiềm ẩn đối với quan hệ an ninh của mình nếu Thổ Nhĩ Kỳ kích hoạt hệ thống S-400", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói.
Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định Mỹ phải chịu trách nhiệm khi không thể bán được các tổ hợp Patriot cho nước này, đồng thời cho biết việc mua tên lửa S-400 của Nga nhằm đáp ứng yêu cầu an ninh quốc gia.
Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua hai hệ thống tên lửa S-400 trị giá 2,5 tỷ USD vào tháng 12/2017 và được Nga bàn giao vào hồi tháng 1 năm nay. Hai nước đã ký hợp đồng mua bán hệ thống S-400 thứ hai vào tháng 8 và đang thỏa thuận điều khoản tài chính.
Ankara nguy cơ đối mặt với lệnh trừng phạt theo Đạo luật chống các đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA), quy định bất cứ quốc gia nào tham gia giao dịch trên 15 triệu USD với Moskva đều phải hứng chịu lệnh trừng phạt từ Washington. Thổ Nhĩ Kỳ từng bị loại khỏi chương trình F-35 của Mỹ sau khi mua các tổ hợp S-400, nhưng hiện chưa rõ các biện pháp trừng phạt Mỹ có thể áp dụng với nước này là gì.
Thêm 1 lệnh ngừng bắn nhân đạo tại khu vực Nagorno-Karabakh Bộ Ngoại giao Mỹ cùng chính phủ các nước Armenia và Azerbaijan cho biết, lệnh ngừng bắn nhân đạo tại Nagorno-Karabakh sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ 8 giờ sáng 26/10 (giờ địa phương). Trong một tuyên bố chung được đưa ra ngày hôm qua (25/10), Bộ Ngoại giao Mỹ cùng chính phủ các nước Armenia và Azerbaijan cho biết, lệnh...