Argentina trở thành quốc gia đầu tiên rút quân khỏi UNIFIL
Ngày 19/11, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách các hoạt động hòa bình Jean-Pierre Lacroix thông báo Argentina đã rút 4 binh sĩ khỏi Lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại Liban ( UNIFIL).
Xe của UNIFIL bị hư hại sau cuộc tấn công của Israel tại Sidon, Liban ngày 7/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Lacroix cho biết quyết định trên là đặc quyền của bất kỳ quốc gia thành viên nào và LHQ toàn hoàn tôn trọng điều này.
Argentina trở thành quốc gia tài trợ đầu tiên cho UNIFIL rút quân khỏi phái bộ gìn giữ hòa bình này, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở biên giới Israel – Liban và các cuộc tấn công vào các vị trí của UNIFIL.
Từ đầu tháng 10, Israel đã phát động chiến dịch trên bộ chống lại phong trào Hồi giáo Hezbollah ở miền Nam Liban, đồng thời tiếp tục các cuộc không kích và tấn công bằng tên lửa kể từ khi xung đột vũ trang leo thang ở Dải Gaza.
LHQ cho biết lực lượng UNIFIL tại Liban đã nhiều lần bị tấn công trong quá trình diễn ra giao tranh giữa Israel và Hezbollah.
Căng thẳng tại Trung Đông: EU lên án các cuộc tấn công vào phái bộ LHQ
Phản ứng về vụ phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Liban (UNIFIL) bị tấn công, Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell tuyên bố khối này lên án mọi cuộc tấn công vào các phái bộ của Liên hợp quốc.
Lực lượng lâm thời của Liên hợp quốc tại Liban (UNIFIL) tuần tra tại biên giới Liban - Israel ở Marjayoun. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, trong tuyên bố ra ngày 14/10, ông Borrell nhấn mạnh: "Những cuộc tấn công như vậy nhằm vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc cấu thành hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và hoàn toàn không thể chấp nhận được. Những cuộc tấn công này phải chấm dứt ngay lập tức". Theo ông, tất cả các bên trong cuộc xung đột đều có nghĩa vụ đảm bảo an toàn và an ninh cho nhân viên và tài sản của Liên hợp quốc (LHQ).
Ông Borrell cũng lưu ý EU đang chờ lời giải thích và một cuộc điều tra toàn diện từ chính quyền Israel về các cuộc tấn công vào UNIFIL, lực lượng đóng vai trò cơ bản trong việc duy trì tình hình ổn định ở miền Nam Liban.
Trong khi đó, Israel đã phản đối một số báo cáo của LHQ về các vụ việc liên quan đến UNIFIL. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng LHQ cần rút nhân viên gìn giữ hòa bình khỏi miền Nam Liban, rằng Hezbollah đang sử dụng lực lượng này làm "lá chắn sống". Tuy nhiên, UNIFIL từ chối rời khỏi các vị trí nhiệm vụ ở Liban.
Liên quan căng thẳng tại Trung Đông, cùng ngày 14/10, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hối thúc các nước thành viên khác của Liên minh châu Âu (EU) phản hồi yêu cầu của nước này và Ireland về việc đình chỉ hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa khối này với Israel do các hành động của Israel tại Dải Gaza và Liban.
Trong nhiều tháng qua, cả Tây Ban Nha và Ireland đã đàm phán với các nước khác của EU muốn xem xét lại Hiệp định Hiệp hội EU-Israel trên cơ sở rằng Israel có thể vi phạm điều khoản nhân quyền của thỏa thuận.
Đằng sau việc Israel 'cố tình' tấn công lực lượng gìn giữ hoà bình LHQ ở Liban Các quốc gia như Pháp, Italy và Liên minh châu Âu (EU) đã chỉ trích Israel vì hành động này, trong khi các nhà phân tích cho rằng Israel đang thực hiện chiến lược chính trị và quân sự nhằm tăng cường quyền kiểm soát tại các khu vực biên giới. Lực lượng lâm thời của LHQ tại Liban (UNIFIL) tuần tra ở...