Argentina nới lỏng nhiều biện pháp ứng phó đại dịch COVID-19
Ngày 21/9, chính phủ Argentina đã thông báo quyết định nới lỏng một loạt hạn chế được áp dụng trong nhiều tháng qua để đối phó với đại dịch COVID-19, đồng thời sẽ mở cửa biên giới trở lại kể từ ngày 1/10.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Buenos Aires, Argentina, ngày 10/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bueno Aires, phát biểu họp báo, Bộ trưởng Y tế Carla Vizzotti cho biết việc sử dụng khẩu trang sẽ chỉ bắt buộc khi vào những địa điểm khép kín và những nơi có tụ tập đông người. Đối với hoạt động ở quán bar, sàn nhảy – những nơi được cho là có nguy cơ cao, các địa điểm tổ chức tiệc sinh nhật và các hoạt động thể theo tương tự sẽ được mở trở lại với số người tham gia bằng 50% so với sức chứa với điều kiện những người tham gia phải hoàn tất phác đồ tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Bà Vizzotti khẳng định cùng với việc chương trình tiêm vaccine đại trà cho người dân được đẩy mạnh, cơ quan chức năng sẽ xem xét cho phép từng bước hoạt động trở lại các hoạt động hội họp không giới hạn người tham gia.
Video đang HOT
Một quyết định quan trọng khác được chính phủ Argentina đưa ra là việc mở trở lại các cửa khẩu biên giới và cho phép người dân các nước có chung đường biên giới được nhập cảnh mà không phải thực hiện các biện pháp cách ly bắt buộc. Cùng với đó, Argentina cũng dự kiến sẽ cho phép công dân từ tất cả các nước nhập cảnh bình thường từ ngày 1/11.
Quyết định nới lỏng các biện pháp đối phó với đại dịch COVID-19 được chính phủ Argentina đưa ra trong bối cảnh chương trình tiêm chủng đại trà đang tiếp tục được đẩy mạnh 63,4% dân số được tiêm ít nhất là một mũi vaccine và 43,7% đã hoàn tất phác đồ tiêm vaccine.
Nếu chỉ tính dân số trên 18 tuổi thì đã có 87,5% dân số đã tiêm được một mũi và 60,7% hoàn tất hai mũi vaccine theo qui định. Hiện Argentina đang tập trung chương trình tiêm chủng cho trẻ vị thành niên từ 12 đến 17 tuổi. Ngoài ra, Argentina cũng ghi nhận tuần thứ 16 liên tiếp có số ca mắc COVID-19 mới giảm với tỷ lệ trung bình hiện nay vào khoảng 1.700 ca/ngày.
Bộ trưởng Y tế Argentina khẳng định tất cả các hoạt động kinh tế xã hội sẽ từng bước khôi phục hoàn toàn, song khuyến cáo người dân vẫn phải tự có ý thức bảo vệ bản thân bởi vì dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.
Theo đánh giá của giới phân tích thì việc chính phủ Argentina nới lỏng các biện pháp hạn chế đối phó với đại dịch cũng là bước đi cần thiết để kích hoạt quá trình hồi phục các hoạt động kinh tế vốn bị ảnh hưởng nặng nề sau 3 năm suy thoái liên tiếp với tỷ lệ người nghèo và lạm phát luôn ở mức cao. Kể từ khi phát hiện những trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên hồi tháng 3/2020, đến nay Argentina đã ghi nhận hơn 5,2 triệu ca mắc căn bệnh này, trong đó có 114.518 trường hợp tử vong.
Châu Âu trở thành khu vực đầu tiên vượt mốc 50 triệu ca mắc COVID-19
Theo số liệu do hãng tin Reuters tổng hợp, châu Âu đã trở thành khu vực đầu tiên trên thế giới vượt qua mốc 50 triệu ca mắc COVID-19, trong bối cảnh biến thể Delta đang khiến số ca nhiễm mới hàng ngày tại châu lục này tăng mạnh.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Cascais, Bồ Đào Nha. Ảnh: THX/TTXVN
Châu Âu đang ghi nhận khoảng 1 triệu ca mắc mới sau mỗi giai đoạn 8 ngày và đã có tổng cộng 1,3 triệu ca tử vong kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Số ca nhiễm của châu Âu đã chiếm 27% tổng số ca mắc COVID-19 toàn cầu và chiếm 31% số ca tử vong. Nga là nước châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất và sắp vượt mốc 6 triệu ca nhiễm.
Các thị trường chứng khoán châu Âu hôm 19/7 chấn động khi giá cổ phiếu giảm hơn 2%, phiên giao dịch tồi tệ nhất trong 9 tháng qua, do lo ngại biến thể Delta dễ lây lan có thể làm chậm đà phục hồi kinh tế toàn cầu.
Các biện pháp hạn chế lây lan COVID-19 tại châu Âu lại đang được áp dụng trở lại sau đợt gia tăng số ca nhiễm hiện nay. Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 19/7 cho biết từ cuối tháng 9 tới, các cơ sở giải trí ban đêm và những địa điểm thu hút đông người tại vùng England sẽ yêu cầu khách phải trình chứng nhận đã tiêm đủ vaccine. Pháp cũng đã thông báo áp dụng những biện pháp cứng rắn nhất châu Âu nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Người phát ngôn Chính phủ Pháp Gabriel Attal cho biết nước này đã chính thức bước vào làn sóng dịch COVID-19 thứ tư.
Đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi lưu thông trên đường phố London, Anh. Ảnh: THX/TTXVN
Cố vấn trưởng về khoa học của Chính phủ Anh, ông Patrick Vallance ngày 19/7 cho biết 60% số người nhập viện vì COVID-19 tại nước này là chưa được tiêm vaccine, qua đó đính chính lại hoàn toàn tuyên bố do chính ông đưa ra trước đó cùng ngày tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Anh.
Trên trang Twitter ông Vallance nói: "Đính chính lại số liệu tôi đã nêu tại họp báo. Khoảng 60% số ca nhập viện vì COVID-19 không phải là những người đã tiêm hai mũi vaccine, mà là những người chưa tiêm vaccine". Ông Vallance cũng cho biết hiện chưa rõ khi nào đợt lây nhiễm COVID-19 hiện tại ở Anh sẽ đạt đỉnh và nói thêm: "Chúng ta trông đợi biểu đồ số ca nhiễm mới hàng ngày sẽ đi ngang, nếu không thì là chúng ta sẽ đạt đến những con số cao".
Ngày 19/7, Anh ghi nhận 39.950 ca mắc COVID-19 mới, so với 48.161 ca thông báo hôm 18/7. Pháp cũng đã ghi nhận hơn 12.500 ca mới, ngày thứ ba liên tiếp số ca mới trên 10.000 trường hợp do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta.
COVID-19 tới 6 giờ 18/9: Anh thay đổi chính sách phòng dịch; Ấn Độ lập kỷ lục tiêm 20 triệu liều vaccine/ngày Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 496.228 trường hợp mắc COVID-19 và 8.697 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 228 triệu ca, trong đó gần 4,7 triệu người không qua khỏi. Italy ra quy định yêu cầu khách thăm quan phải trình thẻ xanh mới được vào các điểm du lịch, rạp chiếu phim,...