Argentina đấu với các “quỹ kền kền”: Cuộc giằng co
Argentina cũng từng tuyên bố sẽ đưa vấn đề “quỹ kền kền” ra LHQ nhằm thiết lập khuôn khổ ngăn chặn các quỹ đầu cơ phá hoại nền kinh tế các nước.
Đầu tháng 6 vừa qua, Tòa án New York một lần nữa lại ra phán quyết yêu cầu Chính phủ Argentina phải thanh toán thêm cho 500 chủ nợ tổng số tiền 5,4 tỷ USD. Với hai phán quyết của Tòa án New York, số tiền nợ của Argentina đối với các quỹ đầu cơ lên tới 7 tỷ USD. Cũng như với phán quyết năm 2012, Chính phủ Argentina đã bác bỏ hoàn toàn phán quyết vô lý này của Tòa án New York.
Phản đối “quỹ kền kền” tại Argentina.
Cuối năm ngoái, Chính phủ Argentina thông báo nước này sẽ thanh toán trước các trái phiếu đáo hạn vào tháng 10/2015 với tổng trị giá 6,7 tỷ USD, nhằm chứng tỏ khả năng và quyết tâm trả nợ, đồng thời ngăn chặn các hành động đầu cơ nhằm vào nền kinh tế lớn thứ ba Mỹ Latinh này. Ngày 18/7, Ngân hàng trung ương Argentina (BCRA) khẳng định bất chấp các phán quyết của Tòa án New York, Argentina sẽ tiếp tục thực thi cam kết trả nợ với các nhà đầu tư. Trong thông báo gửi cơ quan tư pháp Mỹ, BCRA cũng nhấn mạnh sẽ không thực thi phán quyết của thẩm phán Griesa yêu cầu nước này trả nợ cho các “quỹ kền kền” cũng như các quyết định ngăn cản Chính phủ Argentina trả nợ cho 92,4% số chủ nợ đã đồng ý tham gia chương trình tái cơ cấu nợ.
Tuy nhiên, nỗ lực thanh toán của Argentina thông qua ngân hàng Citibank, chi nhánh của Citigroup (Mỹ) tại Argentina, đã bị Tòa án New York cản trở. Ngân hàng Citibank, bên được ủy thác thanh toán tại Argentina, đã thực hiện hai đợt thanh toán hồi tháng 9 và tháng 12/2014 trong thời gian chờ đợi quyết định cuối cùng từ tòa án. Ngày 22/3/2015, Citibank thông báo họ sẽ thực hiện nhiệm vụ thanh toán cho chương trình tái cơ cấu nợ của Chính phủ Argentina vào ngày 31/3. Thẩm phán Griesa trước đó đã ra phán quyết không cho phép Citibank thanh toán, trừ phi các chủ nợ Mỹ cũng được hoàn trả số tiền mà họ đang yêu cầu. Trước phán quyết này, Citigroup đã để ngỏ khả năng chấm dứt hoàn toàn hoặc chuyển nhượng vai trò ủy thác cho một bên khác.
Video đang HOT
Tổng thống Argentina Cristina Fernandez.
Ủy ban Chứng khoán quốc gia Argentina (CNV) đã đình chỉ tạm thời hoạt động thị trường vốn của ngân hàng Citibank. Thông cáo của CNV cho biết Citibank đã không tuân thủ luật pháp nước sở tại sau khi ký thỏa thuận với NML Capital, theo đó sẽ không tiếp tục thực hiện vai trò là bên ủy thác tại Argentina sau tháng 6. Theo CNV, việc làm của Citibank rất nghiêm trọng và gây nguy hiểm bởi ngân hàng này không hoàn tất việc thanh toán như đã cam kết theo luật Argentina. Ngân hàng này cũng không tham vấn trước với các cơ quan chức năng Argentina về khả năng sẽ từ bỏ vai trò là bên ủy thác thanh toán nợ, gây lo ngại cho các trái chủ.
Chính phủ Argentina cũng từng tuyên bố sẽ đưa vấn đề “quỹ kền kền” ra Liên hợp quốc nhằm thiết lập khuôn khổ ngăn chặn các quỹ đầu cơ phá hoại nền kinh tế các nước. Tổng thống Argentina Cristina Fernandez khẳng định sẽ theo đuổi việc thiết lập khung pháp chế đa phương để bảo vệ các thỏa thuận và tiến trình tái cơ cấu nợ của các nước trên thế giới. Bộ trưởng Ngoại giao Argentina Hector Timerman thì nhấn mạnh hơn bao giờ hết, cần thiết lập một cơ chế pháp lý đa phương để có thể tái cơ cấu nợ một cách có hệ thống, hiệu quả và đảm bảo việc trả nợ đúng hạn, bởi các thỏa thuận giữa chủ nợ và các quốc gia sẽ không còn giá trị nếu các quỹ đầu cơ tiếp tục can thiệp một cách dễ dàng như những gì đang diễn ra ở Argentina.
Và trong khi bị “chặn cửa” tiếp cận thị trường vốn toàn cầu, Buenos Aires đã đi đường vòng bằng cách chào bán trực tiếp trái phiếu mà không qua cơ quan bảo lãnh phát hành. Hồi tháng 4 vừa qua, Chính phủ Argentina đã phát hành trái phiếu Bonar 24 và thu về 1,4 tỷ USD, cao gần gấp ba lần so với dự kiến ban đầu là 500 triệu USD. Bộ trưởng Kicillof nhận định “hoạt động này cho thấy không cần phải đem tương lai của Argentina làm vật thế chấp qua việc trả nợ cho các “quỹ kền kền” để có nguồn tài chính bằng đồng USD”. Ngoài ra, phản ứng của thị trường cũng phát đi một tín hiệu rất rõ ràng là Argentina không ngại các “quỹ kền kền”.
Theo Báo Tin tức
Argentina quyết kiện 'kền kền' Citibank
Bộ trưởng Kinh tế Argentina tuyên bố kiện ngân hàng Mỹ Citibank vì đã "cấu kết làm hại chính phủ" xung quanh vấn đề nợ chưa thanh toán, Reuters cho biết.
Trụ sở Citibank tại Buenos Aires - Ảnh: Reuters
Argentina cho rằng chi nhánh Citibank tại nước này đã thỏa thuận bất hợp pháp với một nhóm các chủ nợ đã tham gia vào quá trình tái cơ cấu nợ vào các năm 2005 và 2010 của Buenos Aires.
Cụ thể, Citibank bị tố đã "chơi trò mafia" sau khi đàm phán với quỹ đầu tư NML Capital, vốn đang kiện chính phủ Argentina về vấn đề trả nợ, theo AFP.
Theo đó, Citibank thỏa thuận với các quỹ đầu tư (phía Argentina gọi là quỹ đầu cơ) về việc bàn giao chi tiết tài khoản khách hàng và các hoạt động gây vốn cho phía các quỹ đầu tư kể trên. Trong khi trước đó, Citibank đã hưởng lợi từ việc đứng ra làm bên ủy thác nợ cho Argentina.
Bộ trưởng Kinh tế Argentina Axel Kicillof cho rằng thỏa thuận của Citibank đã "vi phạm và can thiệp vào quy định quản lý nợ công của chúng tôi", theo Reuters.
Động thái lần này tiếp tục phản ánh tình trạng hoạt động khó khăn của Citibank tại Argentina. Trong vài tuần qua, Argentina đã cấm Citibank hoạt động trong thị trường vốn nước này. Chính quyền Buenos Aires cũng buộc Citibank sa thải giám đốc điều hành và tiến hành thẩm định vốn hoạt động của ngân hàng quốc tế này, tạp chí tài chính Mỹ Fortune cho biết.
Tập đoàn mẹ Citigroup Inc. cho biết họ không vi phạm pháp luật Argentina đồng thời bày tỏ "sự thất vọng về ngành tư pháp" nước này, theo Reuters.
Fortune cũng đánh giá tình hình này không loại trừ khả năng Citibank sẽ "văng" khỏi Argentina. Và trong khi đây không phải thị trường mang lại nhiều doanh thu nhất cho các cổ đông Citigroup Inc., nó khiến vị thế của Citibank bị đe dọa.
Hầu hết các cổ đông đều hi vọng vào tiến trình tấn công các thị trường mới nổi như Argentina. Thống kê năm ngoái cho thấy Citibank giảm doanh thu từ kinh doanh ngân hàng 20% ở khu vực Mỹ Latinh. Và một cuộc xung đột tương tự như tại Argentina vừa qua sẽ khiến họ "gặp tổn hại trong việc kinh doanh ở các nước khác trong khu vực", Fortune cho biết.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Nga đàm phán thiết lập căn cứ quân sự ở Belarus Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trực tiếp chỉ thị, yêu cầu đàm phán nhằm thiết lập căn cứ không quân Nga ở Belarus. RT dẫn nguồn tin từ Điện Kremlin cho biết, Nga đề nghị Belarus ký thỏa thuận thiết lập căn cứ không quân tại quốc gia này. Ông Putin đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng bắt...