Arập Xêút chi 1,3 triệu USD mua quà tặng gia đình Obama
Trong danh sách quà tặng được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố, Tổng thống Mỹ Barack Obama và gia đình nhận được những món quà có giá trị nhất từ Arập Xêút, với trị giá khoảng 1,3 triệu USD.
Tổng thống Mỹ Obama ngắm một chiếc cốc ông được tặng trong một sự kiện hồi tháng 3/2015 (Ảnh: Reuters)
Trong thời gian tại nhiệm, Tổng thống Obama nhận được nhiều món quá giá trị và thú vị từ các vị khách nước ngoài. Như lần Tổng thống Zanzibari Ali Mohamed Shein tặng ông 20 quả bóng chày có in mặt ông hay lần Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk tặng ông phiên bản đặc biệt của trò điện tử “The Witcher 2: Assassins of Kings”.
Tuy nhiên, nhiều người quan tâm tới các món quà sang trọng từ những nhà lãnh đạo của các nước Arập trong bản báo cáo mới được Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm 27/11.
Trong năm 2014, Quốc vương Abdullah của Arập Xêút và các quan chức cấp cao của nước này đã tặng nhiều món quà cho gia đình ông Obama với tổng giá trị lên tới 1,35 triệu USD.
Theo quy định của Mỹ, những món quà nêu trên không phải là đồ hối lộ. Vì nếu Tổng thống Obama muốn giữ những món quà này làm của riêng, ông phải trả đúng giá thị trường trước khi được mang về nhà khi kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống vào năm sau. Bên cạnh đó, luật pháp Mỹ cũng đề nghị các tổng thống gửi lại những món quà vào Cục Lưu trữ Quốc gia hoặc các cơ quan khác để lưu giữ hoặc trưng bày.
Đầu năm ngoái, Quốc vương Abdullah đã tặng ông Obama một chiếc đồng hồ mạ kim loại quý trị giá 18.400 USD, rồi sau đó cũng là một chiếc đồng hồ trị giá 67.000 USD. Tuy nhiên, hai chiếc đồng hồ giá trị này chưa thấm vào đâu so với những món đồ mà Arập Xêút tặng Đệ nhất phu nhân Michell Obama.
Tháng Giêng năm ngoái, bà Obama đã nhận được những món trang sức làm đính kim cương và đá quý có trị giá 560.000 USD. Sau đó, bà cũng nhận được một bộ đồ trang sức khác có trị giá 570.000 USD.
Video đang HOT
Ngoài ra, hai cô con gái của nhà Obama cũng nhận được những món quà có giá trị thấp hơn so với bố mẹ từ quốc gia Arập nêu trên, như bộ trang sức trị giá 80.000 USD.
Cuối năm 2014, Bộ trưởng Vệ binh Quốc gia Arập Xêút, Hoàng tử Miteb bin Abdullah bin Abdulaziz Al-Saud, tặng gia đình ông Obama những món quà thú vị khác, như cây cọ dừa cao 10cm làm bằng vàng và bạc hay hai chai nước hoa được triết xuất riêng cho Quốc vương nước này. Tổng giá trị của những món quà này khoảng 39.000 USD.
Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định những món quà nêu trên không tác động nhiều tới quan hệ ngoại giao song phương hay chính sách của Mỹ. Và ngoài những món quà sang trọng từ Arập Xêút,Tổng thống Mỹ cũng nhận những món quà độc đáo khác, dù giá trị không cao.
Rượu là một trong những món quà thường được đem tặng người đứng đầu chính phủ Mỹ. Trong năm 2014, ông Obama nhận 30 chai rượu tặng, trong đó có một chai Cognac trị giá 615 USD.
Trong khi đó, Tổng thống Mexico Pena Nieto tặng ông Obama một đồng xu có bức họa của danh họa Frida Kahlo, còn Thủ tướng Australia Tony Abbott tặng một chiếc ván trượt sóng để thể hiện sự hữu nghị. Trong danh sách quà tặng nêu trên, Bộ Ngoại giao chưa liệt kê ra bức tranh mà Tổng thống Myanmar Thein Sein tặng ông Obama.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Tại sao vụ tấn công ở Paris khó thay đổi quan hệ Mỹ-Nga?
Với những động thái sau vụ tấn công ở Paris, nhiều nhà quan sát đã nói đến mối quan hệ gần gũi hơn giữa Moscow và Washington. Tuy nhiên, bà Olga Oliker, Cố vấn cấp cao, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Nga và châu Âu (Trung tâm nghiên cứu Chiến lược quốc tế, Mỹ) lại có cách nhìn khác.
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Obama trao đổi bên lề G20
Sự đoàn kết toàn cầu sau các cuộc tấn công khủng bố dã man ở Paris đã dấy lên hy vọng về việc cải thiện quan hệhợp tác giữa Nga, Mỹ, Pháp và các đối tác của họ trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria. Tuy nhiên, bất chấp những lời lẽ hứa hẹn xuất hiện ngay cả trước khi các cuộc tấn công khủng bố hôm thứ Sáu, vẫn tồn tại nhiều thách thức trong quá khứ đã cản trở sự hợp tác hiệu quả giữa các bên.
Hi vọng từ lời nói
Từ lâu, Nga đã cho biết họ sẵn sàng - thậm chí háo hức - hợp tác với Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Thật vậy, ngay sau thảm kịch ngày 11/9/2001, Tổng thống Nga Vladimir Putin là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên gọi cho Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush đề nghị được hỗ trợ.
Sau các vụ tấn công ở Paris vừa qua thì các quan chức Nga gần như ngay lập tức kêu gọi đoàn kết mạnh mẽ hơn nữa để chống lại IS và các nhóm thánh chiến Syria khác. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tổ chức một cuộc họp báo chung hôm 14/11, kêu gọi cần có các biện pháp cứng rắn hơn để chống lại IS. Một ngày trước đó, khi các cuộc tấn công Paris chưa diễn ra, Tổng thống Putin đã tuyên bố, ông sẵn sàng làm việc với Mỹ và đã làm việc với Quân đội Syria tự do (FSA) do Mỹ hậu thuẫn.
Với tất cả điều này, cùng vô số những đóa hoa tươi tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố được đặt trước Đại sứ quán Pháp tại Moscow, có vẻ là niềm hy vọng mới rằng, Nga sẽ làm hợp tác chẽ hơn với các liên minh do Mỹ dẫn đầu, đặc biệt là trong bối cảnh vụ rơi máy bay chở khách của Nga tại Ai Cập mới đây được cho là có liên quan đến hoạt động của IS.
Trở ngại trên thực tế
Nhưng mọi thứ không đơn giản. Có nhiều thách thức để có sự hợp tác hiệu quả, cả ở Syria và trên nhiều phương diện khác, sẽ cần phải được khắc phục để đạt được sự phối hợp có ý nghĩa hơn.
Một dấu hiệu của việc này thể hiện ngay trong các tuyên bố của chính Tổng thống Putin. Ngay cả khi nói về việc Nga sẵn sàng hợp tác với Mỹ, ông Putin cũng chỉ ra rằng, Nga vẫn sẽ tiến hành các hoạt động ở Syria dù không có sự ủy nhiệm của Liên hợp quốc hay sự ủng hộ của Chính phủ Syria đối với những hành động của Mỹ.
Một vấn đề khác là cuộc chiến chống lại IS chỉ đơn thuần là một phần trong hoạt động ở Syria của Nga. Về mặt chiến thuật, Nga đang làm việc để hỗ trợ chính quyền Bashar al-Assad của Syria và có thể nhận định rằng, cách tốt nhất để làm điều đó là để làm suy yếu phe đối lập chứ không phải là tấn công IS.
Tuy nhiên, về mặt chiến lược, Nga dường như cũng xem Syria là một cơ hội quan trọng để thể hiện vị thế đối với Mỹ và nhằm chỉ ra sự không hiệu quả của Mỹ trong việc trợ giúp các phong trào chống độc tài ở Syria và những nơi khác. Đây là một thách thức lớn mà Moscow và Washington không thể lờ đi.
Nếu Nga không tuyên chiến với IS nghiêm túc hơn thì vẫn có thể phối hợp với Mỹ trong các lĩnh vực khác, chẳng hạn như việc chia sẻ thêm thông tin. Nhưng thậm chí ở trên các lĩnh vực này cũng cần phải vượt qua nhiều thách thức.
Trong gần 15 năm qua, các nỗ lực của Mỹ và Nga để làm việc cùng nhau chống lại chủ nghĩa khủng bố đã bị hạn chế bởi sự thiếu sự tin tưởng lẫn nhau, cũng như cách tiếp cận khác nhau để thu thập và phân tích thông tin. Mỹ có xu hướng đặt câu hỏi về dữ liệu do Nga cung cấp, trong khi ngoại trừ các thông tin nhạy cảm, Mỹ cho rằng, họ thiện chí chia sẻ với Moscow.
Trong bối cảnh Syria, sự thiếu tin tưởng trong khía cạnh này càng trầm trọng hơn do mối quan hệ của Nga với Iran; Nga và Iran chiến đấu trên cùng một mặt trận ở Syria và cho rằng, rất khó để tin bất cứ điều gì Washington chia sẻ với Moscow là xác thực. Kết quả là sự phối hợp chia sẻ thông tin của hai bên không mang lại hiệu quả.
Tất nhiên, những điều trên không có nghĩa là sự hợp tác giữa Nga và Mỹ là không thể. Vẫn có những kỳ vọng về mối hợp tác ý nghĩa hơn giữa hai cường quốc này và xuất phát từ thực tế rằng những thành công lớn hơn chỉ có thể được xây dựng từ những điều nhỏ.
Nếu có bằng chứng rõ ràng rằng Nga đang tham gia trên cùng mặt trận, tương tự Mỹ và các đối tác của mình, thì Mỹ được cho là sẽ sẵn sàng làm việc với Nga. Và nếu Nga cảm thấy được tin tưởng và ghi nhận, có nhiều khả năng Nga sẽ hỗ trợ một số nỗ lực của Mỹ.
Thế giới đang đoàn kết trong nỗi hoảng sợ về những gì vừa diễn ra ở Paris. Nhưng điều đó không có nghĩa là Washington và Moscow cùng nhìn mọi thứ theo cách giống nhau.
Theo Châu Long
Thế giới và Việt Nam
Âu - Mỹ rối bời: Putin rảnh tay xử lý Ukraine Phương Tây đang xáo động với vụ thảm sát kinh hoàng của IS khiến các nước Âu - Mỹ rối bời. Chuyện Ukraine tạm thời được gác sang một bên. Song, đây cũng là lúc Tổng thống Nga Vladimir Putin triển khai nước đi đầy bất ngờ, đó là đồng ý tái cơ cấu khoản nợ 3 tỷ USD và nối lại việc...