Aramco sắp lên sàn, nhưng tâm điểm thuộc về giá dầu
Tập đoàn dầu mỏ lớn nhất thế giới Saudi Aramco của Ả Rập Xê út vừa bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO), trở thành công ty đắt nhất thế giới và dự kiến lên sàn chứng khoán vào cuối tháng. Tuy nhiên, tâm điểm sự chú ý của các thành viên thị trường lại hướng về phiên họp của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các đồng minh để đưa ra quyết định vấn đề sản lượng.
Theo thông báo của Aramco, Tập đoàn đã bán ra 3 tỷ cổ phiếu với mức giá 32 Riyal/cổ phiếu, tương đương 8,53 USD/cổ phiếu, thu về khoảng 25,6 tỷ USD.
Với vụ phát hành này, Aramco được định giá ở mức 1.700 tỷ USD, trở thành công ty đại chúng đắt giá nhất thế giới, vị trí trước đó thuộc về Apple với con số 1.150 tỷ USD.
Tuy dẫn đầu câu lạc bộ các doanh nghiệp nghìn tỷ, nhưng thương vụ IPO của Aramco vẫn không thành công như kỳ vọng ban đầu của Ả Rập Xê út.
Trước đó, vương quốc dầu mỏ này kỳ vọng có thể thu về khoảng 29,4 tỷ USD khi bán cổ phần lần đầu ra công chúng.
Số cổ phiếu được bán ra trong vụ phát hành chiếm 1,5% trong tổng số 200 tỷ cổ phiếu của Aramco.
Chưa kể, năm 2018, Chính phủ Ả Rập Xê út từng dự định bán ra 5% cổ phiếu của Aramco để huy động số vốn lên tới 100 tỷ USD.
Sau khi cân nhắc những địa điểm khác như New York và London, Ả Rập Xê út cuối cùng đã chọn thị trường chứng khoán trong nước để đưa Tập đoàn lên sàn.
Video đang HOT
Nhằm gia tăng sức hấp dẫn với thương vụ IPO, Aramco đã đưa ra lời hứa trả cổ tức mỗi năm 75 tỷ USD cho đến năm 2024.
Theo dự kiến, cổ phiếu Aramco sẽ bắt đầu giao dịch trên sàn Tadawul ở Riyadh vào cuối tháng 12 này.
Thời điểm diễn ra thương vụ IPO gần như trùng với phiên họp căng thẳng giữa OPEC và các quốc gia đồng minh về việc cắt giảm sản lượng.
Trong năm qua, việc cắt giảm sản lượng của OPEC đã hỗ trợ giá dầu diễn biến trong khoảng 50 – 75 USD/thùng.
Các quốc gia OPEC và nhóm đồng minh đã bơm hơn 40% sản lượng dầu thế giới và thực hiện cắt giảm sản lượng vào khoảng 1,2 triệu thùng/ngày kể từ tháng 12/2018.
Trong phiên họp cuối tuần trước, các nhà sản xuất dầu dẫn đầu là Ả Rập Xê út và Nga đã đồng ý cắt giảm sản lượng thêm 500.000 thùng/ngày trong quý I/2020. Như vậy, sản lượng dầu cắt giảm đạt 1,7 triệu thùng/ngày, tương đương 1,7% sản lượng dầu toàn cầu.
ây là kết quả không dễ dàng có được sau phiên họp căng thẳng và các bộ trưởng dầu mỏ mới chỉ nhất trí sơ bộ về con số, chưa thống nhất được các chi tiết của thoả thuận phân bổ mức cắt giảm.
Tuy nhiên, con số này không lấy làm ấn tượng với các thành viên thị trường. Theo số liệu ước tính của Bloomberg, sản lượng dầu sản xuất của OPEC đạt 29,7 triệu thùng/ngày trong tháng 11/2019.
Trong khi đó, OPEC, cùng các tổ chức quốc tế như Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tính toán, OPEC và các đồng minh cần giữ sản lượng ở mức 28 – 29 triệu thùng/ngày để đảm bảo thị trường ở mức cân bằng trong nửa đầu năm 2020.
Theo đó, ngay cả khi mức cắt giảm thêm 500.000 thùng/ngày cũng không tương xứng với tổng quan thị trường và khó có thể ngăn giá dầu đi xuống.
Sở dĩ thị trường “đòi hỏi” mức cắt giảm lớn hơn bởi OPEC và các đồng minh vẫn đang “hưởng lợi” nhờ tình trạng của 3 thành viên là Iran, Libya và Venezuela.
Cụ thể, trong tháng 12/2018, 3 quốc gia này sản xuất khoảng 5,1 triệu thùng/ngày, nhưng hiện tại hoạt động sản xuất bị gián đoạn bởi lệnh cấm vận, xung đột và khủng hoảng kinh tế – chính trị nội bộ.
Theo đó, dù vẫn giữ 600 triệu thùng/ngày không cung cấp ra thị trường cho tới cuối tháng 9/2019, nhưng thực tế sản lượng dầu bán ra của các quốc gia thành viên OPEC tới các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) vẫn gia tăng nhẹ trong thời gian này (chưa bao gồm lượng dầu xuất khẩu tới Trung Quốc).
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Vụ IPO lớn nhất lịch sử thế giới: 'Bật mí' về đại gia dầu mỏ Saudi Aramco
Năm 2018, Saudi Aramco là công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới với 111 tỷ USD, nhiều hơn lợi nhuận của Apple, Alphabet và Exxon Mobil Corp cộng lại.
Theo CNN, ngày 3/11, Tập đoàn dầu khí Saudi Aramco (Ả rập Xê út) cho biết kế hoạch IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của công ty được phê chuẩn và dự kiến sẽ niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tadawul tại Riyadh, Saudi Arabia. Tháng tới, Saudi Aramco công bố bản cáo bạch và cổ phiếu có thể bắt đầu giao dịch vào tháng 12/2019.
Theo Bloomberg, Saudi Aramco dự kiến huy động khoảng 20 - 40 tỷ USD với định giá 1.600 - 1.800 tỷ USD.
Cổ phiếu Saudi Aramco có thể bắt đầu giao dịch vào đầu tháng 12. (Ảnh: Kabc)
Saudi Aramco hiện sở hữu trữ lượng dầu mỏ và sản lượng khổng lồ mỗi ngày. Công ty này hiện giữ vị trí độc quyền tại Saudi Arabia - quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
Được thành lập năm 1933, công ty Saudi Aramco có trụ sở chính tại Dhahran (Ả rập Xê út). Tuy nhiên, Aramco hoạt động trên khắp toàn cầu, bao gồm khai thác, sản xuất, lọc hóa dầu, phân phối và tiếp thị.
Cũng theo CNN, 9 tháng đầu năm nay, Saudi Aramco công bố lợi nhuận 68 tỷ USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2018. Năm 2018, Saudi Aramco là công ty có lợi nhuận cao nhất thế giới với 111 tỷ USD, gấp đôi Apple (54,9 tỷ USD).
Năm 2018, công ty Aramco đạt doanh thu 355,9 tỷ USD và nắm 48,8 tỷ USD tiền mặt. Con số này cao hơn nhiều so với khoản nợ 27 tỷ USD của công ty.
CNN cho biết, Aramco ăn nên làm ra một phần là nhờ giá dầu thế giới tăng trung bình 31% năm 2018 so với năm trước đó.
Năm 2005, Saudi Aramco là công ty lớn nhất thế giới với giá trị thị trường ước tính đạt 781 tỷ USD.
Thương vụ IPO của Saudi Aramco là một phần trong kế hoạch Vision 2030 của Thái tử Ả rập Xê út Mohammed bin Salman nhằm thúc đẩy phát triển các lĩnh vực khác ngoài dầu mỏ của nền kinh tế. Tuy nhiên, kế hoạch IPO khổng lồ này gặp không ít trắc trở từ khi bắt đầu và chỉ vừa mới được phê chuẩn sau 3 năm kể từ khi được khởi động.
Năm 2018, chính phủ Ả rập Xê út ban đầu dự tính chào bán 5% cổ phần của Saudi Aramco nhằm huy động 100 tỷ USD và nhắm tới các thị trường quốc tế như New York hoặc London cũng như Riyadh (Thủ đô Ả rập Xê út).
Tuy nhiên, nhiều quan ngại dấy lên về những trở ngại pháp lý tại Mỹ và định giá 2.000 tỷ USD mà Thái tử bin Salman nhắm đến. Các nhà phân tích cho rằng định giá của công ty này không quá 1.500 tỷ USD.
Theo BẰNG LĂNG (Nguồn: CNN, Bloomberg)
Giá dầu lên đỉnh gần hai tháng khi nguồn cung tiếp tục giảm Đây là phiên tăng thứ 5 liên tiếp của giá dầu thô ngọt nhẹ WTI và là chuỗi tăng liên tiếp dài nhất kể từ tháng Hai, đồng thời là mức giá cao nhất kể từ ngày 22/5. Ảnh: AFP/Getty Images Giá dầu kỳ hạn hôm thứ Tư tiếp tục tăng phiên thứ năm liên tiếp và lên mức cao nhất kể từ...