Arab Saudi xây 1.000 km tường ngăn IS
Arab Saudi đang xây bức tường dài gần 1.000 km cùng hệ thống hào dọc theo biên giới với Iraq để ngăn phiến quân Nhà nước Hồi giáo từ quốc gia láng giềng tràn sang.
Binh sĩ Arab Saudi canh gác ở khu vực biên giới phía nam với Yemen năm 2012. Ảnh: Reuters.
Đề xuất này được đưa ra thảo luận từ năm 2006, khi cuộc nội chiến Iraq lên đỉnh điểm, Telegraph cho hay. Riyadh quyết định khởi công xây dựng công trình vào tháng 9/2014 sau khi tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) chiếm nhiều khu vực ở phía tây và bắc Iraq, duy trì một phần lãnh thổ gần biên giới phía nam với Arab Saudi.
Bức tường dài khoảng 965 km, là sự kết hợp giữa rào chắn và hệ thống hào để chia tách Arab Saudi với Iraq. Riyadh lo ngại IS có tham vọng tấn công rồi chiếm giữ hai “Thánh địa Hồi giáo” Mecca và Medina.
Khu vực biên giới Arab Saudi hiện bao gồm 5 lớp rào bảo vệ, các tháp canh, camera có thể ghi hình ban đêm và camera radar. Nước này còn điều thêm 30.000 binh sĩ tới khu vực. Arab Saudi cũng thiết lập một hàng rào dọc theo biên giới dài hơn 1.600 km với Yemen ở phía nam.
Riyadh đang hy vọng tránh được những vụ tấn công giống như trong tuần trước. Ba bảo vệ biên giới, trong đó có Tướng Oudah al-Belawi, chỉ huy tác chiến biên giới phía bắc Arab Saudi, đã thiệt mạng trong vụ tấn công liều chết hôm 5/1 tại khu vực giáp tỉnh Anbar của Iraq, nơi IS đang kiểm soát phần lớn diện tích.
Vị trí Arab Saudi. Đồ họa: swcountry.be.
Video đang HOT
Như Tâm
Theo VNE
Lịch sử Bức tường Berlin
Ngày này 25 năm trước, chốt kiểm soát đầu tiên của Bức tường Berlin đã được mở ra, đánh dấu sự ra đi của rào cản từng ngăn cách Đông và Tây Berlin trong 28 năm.
Trong giai đoạn từ 1949 - 1961, nhiều người di tản từ miền Đông sang Tây Đức. Trong số đó có nhiều công nhân lành nghề, các chuyên gia và trí thức. Việc người tài ra đi có nguy cơ phá hủy kinh tế Đông Đức, khiến chính quyền quyết định thiết lập rào cản để ngăn người dân sang Tây Berlin. Ảnh: TIME
Đoạn đầu tiên của Bức tường Berlin lần đầu tiên được dựng lên vào đêm 12 rạng sáng 13/8/1961, là kết quả của một nghị định thông qua ngày 12/8 của Đông Đức. Trong ảnh là các thanh niên ở Tây Berlin hô hào bày tỏ sự không đồng tình việc xây dựng. Ảnh: Paul Schutzer
Ranh giới ban đầu chỉ là hàng rào dây thép gai...Ảnh: Whenintime
...sau đó được thay thế bằng một loạt các bức tường gạch và bê tông cao đến 5 m cắm dây thép gai và được bảo vệ với các tháp canh, ụ súng và mìn. Ảnh: Praxeology
Đến những năm 1980, hệ thống tường, hàng rào điện, và công sự đã lên đến hàng chục km qua Berlin, chia cắt hai phía của thành phố, và kéo dài 120 km xung quanh Tây Berlin, tách hẳn vùng này với Đông Đức. Ảnh: TIME
Một người con gái nói chuyện với mẹ qua bức tường năm 1961. Bức tường khiến nhiều gia đình phải chia cắt. Ảnh:TIME
Một em bé Tây Berlin thử mở cách cửa niêm phong của một ngôi nhà đã trở thành một phần của bức tường Berlin năm 1961. Ảnh: TIME
Bức tường Berlin trở thành biểu tượng của sự chia cắt nước Đức và cả Đông và Tây Âu trong Chiến tranh Lạnh. Khoảng 5.000 người Đông Đức đã trốn qua bức tường và đến Tây Berlin một cách an toàn, trong khi 5.000 người khác bị bắt giữ. Khoảng gần 200 người đã thiệt mạng khi đang đào thoát. Trong ảnh là một thiếu niên 17 tuổi trèo qua Bức tường năm 1961. Ảnh: TIME
Ngày 9/11/1989, nhà lãnh đạo Đông Đức Egon Krenz hủy bỏ hạn chế đi lại với người dân. Hàng chục nghìn người đổ về các trạm kiểm soát dọc theo Bức tường, yêu cầu tiến được tiến vào Tây Berlin. Lính gác nhượng bộ trước số lượng đám đông ngày càng tăng. Ảnh: TIME
Lính gác Đông Đức cho phá hủy một phần Bức tường để làm lối ra ngày 11/11/1989. Ảnh: TIME
Người dân hai miền Đông - Tây Đức cùng nhau dỡ bỏ hàng dây thép gai trên Bức tường ngày 1/12/1989. Ảnh: TIME
Phương Vũ
Theo VNE
Nga: Gỡ tượng iPhone khổng lồ vì CEO Apple "tự thú" về giới tính Sau khi Giám đốc điều hành (CEO) Tim Cook của hãng Apple công khai giới tính của mình một cách tự hào, bức tượng iPhone khổng lồ ở Nga đã bị... vạ lây. Bức tượng iPhone "đoản mệnh" vì phát ngôn mới của CEO Tim Cook? Trước đó, CEO Cook bày tỏ rằng ông tự hào là người đồng tính như một cách...