Arab Saudi tử hình 47 kẻ khủng bố trong một ngày
Arab Saudi hôm qua tuyên bố xử tử 47 tù nhân với tội danh khủng bố, trong đó đa phần là những đối tượng từng tham gia các cuộc tấn công củ a al-Qaeda và một giáo sĩ Hồi giáo người Shiite.
Tướng Mansour al-Turki, phát ngôn viên Bộ Nội vụ Arab Saudi, hôm qua phát biểu trong buổi họp báo về vụ tử hình 47 đối tượng bị buộc tội khủng bố. Ảnh: Reuters
Trong số những người bị tử hình có 45 công dân Arab Saudi, một người đến từ Chad và một từ Ai Cập. Các tay súng al-Qaeda lĩnh án tử lần này bị buộc tội thực hiện nhiều vụ đánh bom chết người và xả súng. Dù vậy, hành động của chính quyền Arab Saudi đã làm dấy lên nhiều mối lo lắng về việc sẽ xảy ra các cuộc tấn công trả đũa, theo AP.
Chi nhánh của al-Qaeda ở Yemen, được biết đến với tên gọi al-Qaeda trên Bán đảo Arab, tháng trước còn cảnh báo lực lượng an ninh Arab Saudi về việc nhóm này sẽ gây ra các hành vi bạo lực nếu những thành viên của mạng lưới bị xử tử.
Các vụ hành quyết diễn ra tại thủ đô Riyadh cùng 12 địa điểm khác. Chính quyền cho biết có 4 người bị chặt đầu song không nêu cụ thể về những hình thức còn lại.
Faris al-Shuwail, một thủ lĩnh tư tưởng thuộc chi nhánh al-Qaeda ở Arab Saudi, cũng bị xử tử trong đợt này. Nhà chức trách bắt giữ al-Shuwail từ hồi tháng 8/2004 trong một chiến dịch đàn áp quy mô nhằm vào các tổ chức khủng bố.
Tuy nhiên, đáng chú ý hơn cả là cái chết của giáo sĩ người Shiite thân Iran Nimr al-Nimr. Al-Nirm là người thường xuyên đưa ra những chỉ trích gay gắt đối với chính phủ Arab Saudi. Giáo sĩ Shiite cáo buộc rằng dòng người Hồi giáo thiểu số này là nạn nhân của sự phân biệt trong một quốc gia có phần đa dân cư là người Sunni.
Giới quan sát đánh giá việc giáo sĩ al-Nimr bị xử tử sẽ làm sâu sắc thêm mâu thuẫn, đồng thời làm bùng phát những cuộc biểu tình chống đối bên trong cộng đồng người Shiite ở Arab Saudi, tập trung chủ yếu ở phía đông đất nước. Những cuộc biểu tình được cho là cũng có thể nổ ra ở quốc gia láng giềng Bahrain.
Chính phủ Iran và các lãnh đạo tôn giáo khắp Trung Đông đã lên án vụ xử tử và cảnh báo tình trạng bạo lực có thể lan rộng.
Tại Iran, cảnh sát nước này tối qua phải dùng đến đạn hơi cay để giải tán đám đông đập phá, ném bom xăng vào sứ quán Arab Saudi ở thủ đô Tehran nhằm phản đối việc giáo sĩ al-Nimr bị tử hình.
Vũ Hoàng
Video đang HOT
Theo VNE
Bên trong nơi tử tù chết già ở Mỹ
Nhà tù San Quentin ở California đang giam giữ 725 phạm nhân chờ tử hình nhưng trong gần một thập kỷ qua chưa có ai bị thi hành án và phòng tiêm thuốc độc 853.000 USD xây năm 2008 vẫn mới nguyên.
Lần đầu tiên kể từ năm 2006, quản lý nhà tù San Quentin mới cho phép phóng viên vào tham quan hôm 29/12. Ảnh: TNS
Tù nhân Douglas Clark, 67 tuổi, kể chuyện đời mình với phóng viên tham quan nhà tù San Quentin. Ảnh: TNS
"Tôi cho rằng sẽ không sống nổi tới lúc được ra khỏi đây", Clark kể về những năm tháng mòn mỏi từ khi bị đưa vào khu xà lim tử tù năm 1983.
California là nơi có số lượng tử tù nhiều nhất nước Mỹ với 747 người, trung bình mỗi người đã ngồi sau song sắt 17,9 năm. Một nhân viên đang mở cửa khu xà lim tử tù hôm 29/12. Ảnh: TNS
Hơn 900 phạm nhân California bị kết án tử hình từ năm 1978 nhưng mới chỉ có 13 người đã thi hành án, còn hơn 100 người qua đời trong tù. Gần đây nhất là Ronald Harold Seaton, 69 tuổi, chết vì nguyên nhân tự nhiên hồi tháng 9 trong khu xà lim tử tù và 24 người tự tử.
Không trường hợp thi hành án nào được thực hiện ở San Quentin kể từ khi một thẩm phán liên bang phán quyết tạm dừng mọi vụ xử tử ở California năm 2006 sau khi phán quyết rằng hình thức xử tử hình (bằng chích thuốc độc) của bang là vi hiến. Ảnh: Reuters
Một tử tù đang trong giờ gọi điện thoại ở khu East Block (xà lim phía đông) cao 5 tầng. Ảnh: TNS
Có khoảng 500 tù nam bị giam trong East Block - nơi luôn có cảnh sát vũ trang canh gác. Wayne Ford, kẻ giết người hàng loạt cho biết hắn hiếm khi rời khỏi buồng giam, thậm chí hiếm khi tắm hay tập thể dục.
"Tôi đã mất khả năng tìm thấy niềm vui được ở quanh người khác", hắn nói. Vài tử tù than phiền về điều kiện phòng giam chật chội, thiếu ánh sáng, nước nóng và thực phẩm, bị đối xử như súc vật.
Tử tù Charles Case dành thời gian đánh máy trong xà lim ở East Block. Ảnh: TNS
"Họ đối xử với chúng tôi như động vật", kẻ sát nhân Andre Burton hét lên. Những tên khác thì gào thét: "Bảo họ về chuyện chúng tôi chỉ được tắm vòi sen có 5 phút! Bảo họ về dĩa thức ăn bẩn thỉu và lạnh ngắt!"
"Chúng tôi như cá nằm trên thớt, mà điều đó còn tồi tệ hơn bị tử hình vì chỉ có thể ngồi chờ chết", Robert Galvan nói với SFGate. Ảnh: TNS
Galvan, 42 tuổi, bị kết án tử hình năm 2013 sau khi giết chết bạn tù trong một vụ tranh chấp tại một nhà tù khác ở California - nơi tên này thụ án tù vì đe dọa và trộm cướp tài sản.
Nhà tù nhìn ra vịnh San Francisco. Ảnh: AP
Phòng thi hành án tiêm thuốc độc xây dựng năm 2008 ở đây chưa từng được sử dụng. Chỉ có 16 phạm nhân đủ điều kiện chết sau khi kháng án hết hiệu lực. Kết quả là, đa số phạm nhân ở đây không hề nghĩ đến cái chết, Charles Crawford nói.
"Nó giống như tư duy trừu tượng vậy, anh hiểu ý tôi nói chứ, bởi vì đó không phải là chuyện xảy ra hàng ngày", Crawford nói. "Hầu hết chúng tôi ngồi tù ở đây trong nhiều năm, đợi kháng cáo. Từ lúc tôi ở đây, họ chỉ thi hành án có hai người. Đó là cảm giác dường như cái chết không phải là hình phạt có thật cho nhiều người".
Crawford 40 tuổi, bị kết án tử hình vì hai tội giết người năm 1996.
Một nhân viên an ninh cầm súng đứng gác ở tòa tháp canh giữ tù nhân. Ảnh: AP
Lính canh ở Tháp Số Một dõi theo đoàn nhà báo tham quan San Quentin. Ảnh: TNS
Nhà tù nhìn từ sân ngoài. Ảnh: Reuters
Hồng Hạnh
Theo VNE
IS sẽ làm gì trong năm 2016 IS có thể sẽ giành lại những khu vực nhóm này mất quyền kiểm soát, tỏa chân rết ra ngoài Trung Đông và âm mưu tiến hành những cuộc tấn công ngay trên đất Mỹ trong năm tới. Chiến binh IS. Ảnh: Corbis Năm 2015 chứng kiến nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) không chỉ gieo rắc tội ác...