Apple xóa iDOS 2 khỏi iOS App Store
Apple vừa gỡ bỏ trình giả lập DOS có tên iDOS 2 khỏi cửa hàng ứng dụng của mình.
iDOS 2 bị gỡ bỏ khỏi App Store vì vi phạm nguyên tắc
Theo AppleInsider , Apple đã xóa trình giả lập DOS phổ biến iDOS 2 khỏi iOS App Store, kèm theo đó là trích dẫn các nguyên tắc chống lại việc cài đặt hoặc chạy mã thực thi làm thay đổi các tính năng hoặc chức năng của ứng dụng.
Video đang HOT
Nhà phát triển Chaoji Li lần đầu tiên cảnh báo khách hàng về sự sụp đổ sắp xảy ra của iDOS 2 vào cuối tháng 7, nói rằng Apple sẽ gỡ bỏ ứng dụng vì phía nhà phát triển không tuân thủ hướng dẫn 2.5.2 của App Store Review.
iDOS 2 được biết đến là một trình giả lập phổ biến, nó đã mô phỏng hệ thống DOS trên iOS để cho phép truy cập vào các trò chơi cổ điển và cho phép người dùng viết mã, tương tác với các ứng dụng và thậm chí chạy Windows 3.1. Các bản cập nhật cho ứng dụng đã cho phép kết nối bàn phím PC, gamepad và chuột qua Bluetooth. Ngoài ra iDOS 2 còn có khả năng tương thích với iTunes File Sharing, cho phép người dùng nhập tệp và chạy các trò chơi hoặc chương trình tùy chỉnh.
Chính vì khả năng tương thích với iTunes File Sharing đã khơi dậy cơn thịnh nộ của Apple, trong một bức thư gửi đến Chaoji Li, Apple đã nói: “Ứng dụng của bạn thực thi gói iDOS và các tệp hình ảnh, đồng thời cho phép iTunes File Sharing và hỗ trợ ứng dụng Files để nhập trò chơi. Mã thực thi có thể giới thiệu hoặc thay đổi các tính năng hoặc chức năng của ứng dụng và cho phép tải xuống nội dung mà không cần cấp phép”.
Trong một bài đăng trên blog sau đó, Li cho biết anh sẽ không xóa tích hợp vì nó sẽ là một ’sự phản bội’ đối với những khách hàng đã mua ứng dụng vì khả năng đó.
Phiên bản ban đầu của iDOS đã được xuất bản lên App Store vào năm 2010 trước khi bị Apple loại bỏ. Lần thử thứ hai của Li, iDOS 2, ra mắt năm 2014.
Vừa huy động được 4,4 tỷ USD cho IPO, ứng dụng gọi xe Didi Chuxing đã bị Trung Quốc yêu cầu gỡ khỏi cửa hàng ứng dụng
Ứng dụng gọi xe này bị cáo buộc không tuân thủ các quy định bảo vệ dữ liệu người dùng của Trung Quốc và buộc phải gỡ bỏ khỏi các cửa hàng ứng dụng đến khi thay đổi.
Chỉ vài ngày sau thương vụ IPO đình đám trên đất Mỹ, ứng dụng gọi xe Trung Quốc Didi Chuxing đã bị Cục Không gian mạng Trung Quốc (CAC) ra lệnh loại bỏ khỏi các cửa hàng ứng dụng lớn nhất nước này, bao gồm cả App Store của Apple và AppGallery của Huawei. Các quan chức trong cơ quan này tuyên bố, ứng dụng Didi đã thu thập trái phép dữ liệu cá nhân từ người dùng.
Bên cạnh đó cơ quan này cũng cho biết đã yêu cầu Didi cập nhật các dịch vụ của mình tuân thủ theo quy định bảo vệ dữ liệu tại của Trung Quốc. Mặc dù vậy cơ quan này không cho biết Didi đã vi phạm các quy định nào.
Theo Reuters, Didi hiện đã dừng đăng ký người dùng mới và đang trong quá trình gỡ bỏ khỏi các cửa hàng ứng dụng. Công ty cũng cho biết sẽ tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu cũng như bảo vệ quyền của người dùng.
Trong khi việc gỡ bỏ ứng dụng khỏi cửa hàng ứng dụng sẽ làm công ty không có thêm người dùng mới, nhưng ứng dụng sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trên các thiết bị đã được cài đặt. Hiện tại, trung bình mỗi ngày ứng dụng này giúp thực hiện 20 triệu chuyến đi tại Trung Quốc.
Yêu cầu gỡ bỏ ứng dụng Didi được đưa ra sau khi CAC thực hiện một cuộc điều tra vào công ty này nhằm bảo vệ "an ninh quốc gia và lợi ích người dân". Vào thứ Tư tuần trước, công ty Didi Chuxing đã tiến hành IPO trên sàn giao dịch chứng khoán New York và huy động được 4,4 tỷ USD - đây được xem là thương vụ IPO lớn nhất của các công ty Trung Quốc trên sàn chứng khoán Mỹ từ sau thương vụ IPO của Alibaba đến nay.
Trước đó Didi Chuxing từng được định giá đến 100 tỷ USD, nhưng sau thương vụ IPO, mức định giá cho hãng gọi xe Trung Quốc đã tụt xuống chỉ còn 67,5 tỷ USD.
Apple cũng đầu tư 1 tỷ USD vào Didi từ năm 2016 và là một thành viên trong Ban quản trị của công ty này. Bên cạnh dịch vụ gọi xe, Didi còn quan tâm đến các phương tiện xe tự lái, tương tự như nỗ lực nghiên cứu và phát triển Apple Car của Apple.
Anh tiến hành điều tra vụ độc quyền của Apple và Google Cơ quan Thị trường và cạnh tranh của Anh (CMA) đã công bố một cuộc điều tra về sự "độc quyền" của Apple và Google trên hệ sinh thái di động, động thái diễn ra chỉ một ngày sau khi một cuộc điều tra tương tự bắt đầu ở Nhật Bản. CMA sẽ xem xét "quyền độc quyền" của Apple và Google trong...