Apple và Samsung càng cạnh tranh ác liệt, chúng ta càng được lợi
Một trong những màn đối đầu công nghệ lớn nhất và ấn tượng nhất trong 1 thập kỷ qua chính là cuộc chiến giữa Apple và Samsung.
Hai công ty này luôn cạnh tranh gay gắt với nhau trong những lĩnh vực thiết kế như smartphone, smartwatch hay tai nghe.
Apple bắt đầu cuộc cách mạng smartphone vào năm 2007, và Samsung tham gia cuộc đua smartphone sau đó không lâu với nền tảng Android, nghiêm túc thâm nhập vào lĩnh vực những chiếc máy tính cầm tay ở phân khúc trung và cao cấp. Ngay sau khi Apple giới thiệu Apple Watch và AirPods, Samsung cũng đã gấp đôi những đổi mới của mình đối với các thiết bị này. Rõ ràng, Samsung đang cạnh tranh tay đôi với Apple trên mọi sản phẩm đã đề cập ở trên.
Vào mỗi mùa thu, Apple và Samsung đều tổ chức các bữa tiệc trình làng sản phẩm trên toàn thế giới, mang đến những sản phẩm mới đột phá, hòng tận dụng mùa lễ hội mua sắm cuối năm. Trong khoảng 3 – 4 năm nay, Samsung luôn công bố những chiếc smartphone cao cấp của mình trước Apple. Họ tận dụng khoảng thời gian giữa tháng 8 cho các sự kiện Unpacked mùa thu. Và nếu Apple duy trì truyền thống ra mắt sản phẩm mới của mình trong mùa thu, chúng ta sẽ thấy những chiếc iPhone, Apple Watch và AirPods mới vào khoảng 2 tuần đầu tiên của tháng 9.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh đó lại mang lại vô số lợi ích cho người dùng, bởi cả hai công ty đều sẽ thúc đẩy nhau đổi mới và cải tiến.
Mới đây, Samsung đã tổ chức một bữa tiệc ra mắt linh đình với bộ đôi smartphone gập Galaxy Z Fold3 cùng Galaxy Z Flip3, 2 chiếc smartwatch Galaxy Watch 4 và Galaxy Watch 4 Active cũng như bộ tai nghe true wireless Galaxy Buds 2 mới.
Là công ty theo dõi Apple nghiêm túc nhất trong 40 năm qua và nhận thấy nhiều công ty cố gắng cạnh tranh với Apple nhưng rồi lại thất bại, Samsung sở hữu cả sức mạnh kỹ thuật lẫn hầu bao to lớn mà hầu hết các công ty khác không có được. Rõ ràng, Samsung là một công ty sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp trên toàn thế giới. Toàn bộ bộ phận di động của công ty đã trở thành một trong những thành công lớn nhất trên toàn cầu và là “một con bò vắt ra tiền”.
Cứ mỗi sự kiện Unpacked, Samsung lại mang đến vô số ngạc nhiên về sự đổi mới mà họ tiếp tục bổ sung vào những thiết bị của mình. Bộ đôi Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Flip3 mới chắc chắn là những chiếc điện thoại gập tốt nhất mà chúng ta có thể mua ở hiện tại. Galaxy Watch 4 cũng được cải thiện mạnh mẽ, tích hợp nhiều tính năng theo dõi sức khỏe mới, bao gồm các phép đo BMI theo thời gian thực hay khả năng theo dõi huyết áp. Còn với bộ tai nghe true wireless Galaxy Buds 2 mới, nó có chất lượng âm thanh tuyệt vời hơn và được bổ sung khả năng chống ồn chủ động (ANC) với mức giá 149 USD (tương đương 3,4 triệu đồng), rẻ hơn 40 USD so với AirPods Pro từ nhà Táo.
Video đang HOT
Một điều rõ ràng là Samsung cũng đã trở nên tốt hơn trong quá trình quảng bá sản phẩm của mình. Trước năm 2017, hoạt động tiếp thị của Samsung khá bèo bọt. Nhưng trong 3 – 4 năm qua, khả năng quảng bá thiết bị của Samsung đã vươn lên đẳng cấp thế giới. Apple vẫn vượt xa Samsung đối với khả năng tiếp thị, nhưng chất lượng và sự sáng tạo trong các chiến dịch quảng bá của Samsung đối với các sản phẩm mới rõ ràng là rất phi thường.
Apple theo dõi sát sao những gì đối thủ cạnh tranh của mình có thể làm được, và chưa bao giờ coi việc Samsung thúc đẩy đổi mới liên tục là điều hiển nhiên. Apple khá quan tâm đến quá trình đổi mới di động cũng như tiếp thị sáng tạo mạnh mẽ của Samsung, và đó là một điều tốt. Dẫu Apple thường có truyền thống tạo ra những sáng tạo đột phá của riêng mình, nhưng với thời đại công nghệ phát triển nhanh như hiện tại, sự đổi mới mạnh mẽ từ Samsung sẽ thúc đẩy Apple cải tiến những sản phẩm của mình đi xa hơn nữa.
Với những gì đã xảy ra tại sự kiện Samsung Unpacked mới đây, đây là những gì điều mà phóng viên Tim Bajarin tại Forbes nhận xét trước thềm sự kiện ra mắt mùa thu của Apple, diễn ra vào tháng 9 năm nay.
1.Đầu tiên, sản phẩm chính mà Samsung tập trung tại sự kiện mùa thu năm 2021 chính là những chiếc điện thoại gập. Với những tin đồn xoay quanh việc Apple trình làng iPhone 13 vào tháng tới, có vẻ như Apple sẽ không thể sử dụng chiêu bài “điện thoại gập” tương tự Samsung để làm chúng ta ngạc nhiên. Nhiều người tin rằng, Apple không đánh giá cao thiết kế gập này. Trong nhiều cuộc trao đổi ngắn liên quan đến thiết bị gập với những giám đốc điều hành của Apple trong vài năm qua, câu hỏi liệu rằng họ có kinh doanh các thiết bị như vậy hay không luôn được đặt ra. Đáng tiếc rằng câu hỏi đó vẫn chưa có câu trả lời thực sự. Dự kiến, số lượng smartphone bán ra trong năm 2021 sẽ rơi vào khoảng 3 tỉ và một tỉ lệ phần trăm nhỏ trong số đó sẽ là những mẫu gập. Thực tế, giá sản phẩm của Samsung đang khá cao, chẳng hạn Galaxy Z Fold3 khởi điểm từ 1.799 USD (tương đương 41,1 triệu đồng).
Cây bút Tim Bajarin đã thử sử dụng thế hệ Galaxy Fold đầu tiên cách đây 3 năm trước và kết luận đây là một thiết bị đang trong quá trình hoàn thiện. Phiên bản thứ 2, Galaxy Z Fold2, về cơ bản đã tốt hơn. Và Galaxy Z Fold3 đã giải quyết được những điểm chưa hợp lý trên thế hệ 1 và 2, cho thấy nhiều điều hứa hẹn hơn. Hi vọng, các nhà sản xuất smartphone sẽ sáng tạo ra thêm nhiều trường hợp sử dụng hơn cho những thiết bị gập, bên cạnh khả năng biến hình thành một chiếc tablet nhỏ.
Đối với Apple, chúng ta vẫn chưa có bất kỳ thông tin nào cho thấy công ty quan tâm nghiêm túc đối với việc phát triển một chiếc iPhone gập. Cần phải khẳng định lại rằng, trường hợp sử dụng của những thiết bị này vẫn còn rất ít và nhu cầu từ người dùng vẫn chỉ ở mức tối thiểu. Apple thậm chí sẽ không cân nhắc đến việc sản xuất một chiếc smartphone gập, trừ khi họ tin rằng họ có thể bán được khoảng hàng chục triệu thiết bị như vậy. Nếu không có sự đảm bảo đó, Táo khuyết nhiều khả năng sẽ chọn cách ngồi ngoài cuộc chơi.
2.Tiếp theo, 2 cải tiến mới trong Samsung Galaxy Watch 4, bao gồm khả năng đo chỉ số BMI và theo dõi huyết áp, thực sự rất quan trọng. Như Samsung đã chỉ ra trong phần tổng quan đối với tính năng BMI mới, các giải pháp đo lường chỉ số này trước đây cần có những công cụ khác bên ngoài. Samsung đã cho thấy một loạt các phát minh cảm biến thông minh của mình được tích hợp trong đồng hồ. Công ty tuyên bố, khả năng đo chỉ số BMI trên bộ đôi đồng hồ thông minh mới của mình có tỉ lệ chính xác lên đến 98%. Nếu trải nghiệm thực tế đúng như những gì Samsung đã tuyên bố thì đây rõ ràng là một tiến bộ quan trọng đối với công nghệ thiết bị đeo.
Tính năng đo huyết áp cũng là một công nghệ lớn. Nhiều người phải đo huyết áp hàng ngày vì các vấn đề liên quan đến sức khỏe và tim mạch. Việc tích hợp khả năng đó vào Galaxy Watch 4 là một điểm khác biệt thực sự, có thể giúp Samsung phát triển mảng kinh doanh thiết bị đeo của mình. Sẽ rất ngạc nhiên nếu Apple bổ sung 2 tính năng này trên những chiếc Apple Watch mới sắp ra mắt vào mùa thu năm nay, nhưng điều đó khó có thể xảy ra.
3.Còn với Galaxy Buds 2, Samsung bổ sung tính năng chống ồn chủ động và bán ra với mức giá chỉ 149 USD, rõ ràng, công ty đang giúp cho những loại tai nghe này trở nên thân thiện hơn với người dùng. Giới công nghệ đang rất muốn thấy Apple quyết liệt hơn trong việc định giá AirPods Pro của mình. Việc Samsung định giá tai nghe của mình thấp hơn có thể gây áp lực lên Apple, khiến nhà Táo cân nhắc đến việc giảm giá tai nghe của mình xuống một chút vào mùa thu năm nay.
Đại dịch Covid-19 đã khiến hầu hết các công ty phải chuyển các buổi ra mắt trực tiếp thông thường trở thành những buổi trình làng trực tuyến. Thực tế, việc tổ chức các sự kiện giới thiệu trực tuyến sẽ giúp các công ty tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với một sự kiện trực tiếp. Ngoài ra, các nhà phân tích, báo chí cũng sẽ không phải tốn thời gian cũng như tiền bạc bay từ Châu Á, Châu Âu hay các khu vực khác đến Mỹ để tham dự bất kỳ buổi ra mắt sản phẩm trực tiếp nào. Dĩ nhiên, đổi lại, việc tổ chức sự kiện trực tiếp sẽ giúp những người tham gia sự kiện được trải nghiệm trực tiếp sản phẩm, thay vì phải ngồi đợi các hãng gửi sản phẩm đến tận tay để có được trải nghiệm thực sự.
Cả Samsung lẫn Apple vẫn chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào đối với các sự kiện ra mắt trực tiếp trong tương lai. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng mà chúng ta đang nhận thấy: các sự kiện ra mắt trực tuyến vẫn đạt được kết quả tương tự như một sự kiện trực tiếp thông thường, ngoại trừ khả năng trải nghiệm thực tế, nhưng điều đó không quan trọng bởi nhiều người vẫn có thể đợi chờ được cho đến khi các hãng gửi thiết bị thực tế đến tận tay.
Xiaomi cần làm gì nếu muốn 'soán ngôi' Samsung
Xiaomi đặt tham vọng vượt Samsung để dẫn đầu thị phần smartphone toàn cầu, nhưng công ty có thể gặp khó ở thị trường phương tây.
Tại sự kiện ra mắt loạt sản phẩm mới vào tối 10/8, Lei Jun, người sáng lập và CEO Xiaomi, đã tuyên bố kế hoạch đầy tham vọng. Ông cho biết Xiaomi đặt mục tiêu đứng đầu thị trường smartphone trong ba năm tới.
CEO Xiaomi, Lei Jun, tại sự kiện ra mắt smartphone gập Mi Mix Fold hồi tháng 4. Ảnh: Handout .
Mục tiêu của Xiaomi cũng giống các đối thủ của mình cách đây vài năm. Huawei là cái tên từng đạt đến thành công đó, nhưng đã bị các lệnh cấm của Mỹ giới hạn. Hiện tại, công ty thậm chí còn không đứng trong top 5 các hãng smartphone toàn cầu, dù từng vươn lên dẫn đầu thị trường quý II năm ngoái.
Xiaomi đã đạt được thành tích ấn tượng thời gian qua. Theo dữ liệu từ IDC, Xiaomi đã xuất xưởng 53,1 triệu chiếc smartphone trong quý II, tăng 86,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 16,9% thị phần smartphone toàn cầu và chỉ kém Samsung khoảng 2% thị phần. Riêng tháng 6, Xiaomi lần đầu trở thành hãng smartphone bán chạy nhất toàn cầu với thị phần 17,1%, vượt Samsung (15,7%) và Apple (14,4%), theo Counterpoint Research.
"Nếu Xiaomi muốn giữ được vị trí hiện tại hay nhắm đến vị trí cao hơn, một mặt, hãng cần tiếp tục quảng bá danh mục sản phẩm trên phạm vi toàn cầu. Mặt khác, hãng phải tập trung hơn nữa vào mảng smartphone cao cấp ở nước ngoài", Wang Xi, Giám đốc nghiên cứu tại IDC Trung Quốc, cho biết.
Theo ông Xi, đây là chiến lược đã giúp Samsung đứng đầu thị trường bấy lâu nay. Công ty Hàn Quốc được biết đến nhiều nhất với dòng Galaxy cao cấp, nhưng hãng cũng xuất xưởng nhiều thiết bị cầm tay cấp thấp trên khắp thế giới.
Theo giới phân tích, mục tiêu trở thành hãng smartphone số một thế giới là điều hoàn toàn khả thi với Xiaomi, nhất là khi hãng tiếp tục củng cố vị thế đứng đầu của mình tại thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là rào cản lớn nhất với Xiaomi, dù đầu năm nay hãng đã được chính quyền Tổng thống Joe Biden xóa khỏi "danh sách đen" liên quan đến quân đội Trung Quốc.
Theo số liệu của Canalys, lô hàng smartphone xuất xưởng hàng năm của Samsung trong hai năm qua là khoảng 300 triệu chiếc, trong khi Xiaomi là hơn 200 triệu chiếc mỗi năm. "Để thu hẹp khoảng cách với Samsung, việc bán hàng tại Trung Quốc là rất quan trọng", Nicole Peng, Phó chủ tịch mảng di động của Canalys, nhận định.
Theo ông Peng, số lô hàng smartphone của Xiaomi tại Trung Quốc trong 2 năm qua khoảng 40 triệu chiếc. Vì thế, nếu tăng gấp đôi tại thị trường quê nhà, Xiaomi sẽ tiến thêm một bước dài đến mục tiêu số một. Bên cạnh đó, hãng cũng cần tận dụng các cơ hội tại Trung Đông và châu Phi để gia tăng thị phần.
"Nếu Xiaomi không thể dành được thị phần tại Mỹ, công ty cần phải đứng ít nhất ở vị trí thứ hai ở các thị trường quan trọng khác, bao gồm Trung Quốc. Họ cũng sẽ phải cạnh tranh với các thương hiệu quê nhà, như Vivo, Oppo", Linda Sui, Giám đốc chiến lược về smartphone của Strategy Analytics, nhận xét.
Thành lập năm 2010, Xiaomi được biết đến là một hãng chuyên cung cấp smartphone cấu hình mạnh với giá phải chăng. Cách đây ba năm, hãng mới nghĩ đến một thiết bị cao cấp nhưng chỉ mới bước vào thị trường này năm ngoái với mẫu Mi 10. Đây cũng là mẫu có giá đắt nhất của hãng thời điểm đó - 3.999 nhân dân tệ (617 USD). Bất chấp đại dịch, Xiaomi đã bán được 5,77 triệu chiếc Mi 10, cao hơn mục tiêu ban đầu 2 triệu máy.
Với tín hiệu tốt từ Mi 10, Xiaomi sau đó ra mắt model cao hơn Mi 11 Ultra với giá từ 5.999 nhân dân tệ (910 USD). Gần đây, hãng cũng giới thiệu Mi Mix 4 với giá từ 4.999 nhân dân tệ (770 USD).
"Con đường tiến vào lĩnh vực smartphone cao cấp của Xiaomi mới chỉ bắt đầu", Lei Jun nói tại sự kiện kéo dài 3 tiếng hôm 10/8. "Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư bằng mọi giá. Tuy vậy, sẽ còn một chặng đường rất dài phía trước và ưu tiên hiện tại của Xiaomi là củng cố vị trí là nhà sản xuất smartphone số 2 thế giới".
Xiaomi đặt mục tiêu vượt Samsung trong 3 năm Sau khi thế chỗ Apple, trở thành nhà sản xuất smartphone số 2 thế giới, Xiaomi hướng đến mục tiêu cao hơn là truất ngôi Samsung. CEO Xiaomi Lei Jun tại sự kiện 10/8. Hôm 10/8, CEO Xiaomi Lei Jun phát biểu: "Nhiệm vụ hiện nay của chúng ta là củng cố vị trí thứ 2 trên thị trường toàn cầu. Chúng ta...