Apple tự hào cho biết iPhone được làm từ 20% vật liệu tái chế
Apple tiếp tục ưu tiên sử dụng vật liệu tái chế trong các sản phẩm của mình, chiếm gần 20% tổng số vật liệu trong iPhone năm 2021.
Theo Báo cáo Tiến bộ Môi trường năm 2022 của Apple, được công bố trước Ngày Trái Đất 22 tháng 4 tới đây, gần 20% vật liệu tái chế đã được sử dụng để làm ra iPhone, chiếm tỷ lệ cao nhất chưa từng có trước đây về hàm lượng tái chế đạt được. Con số này bao gồm 59% tổng lượng nhôm được sử dụng, trong đó một số sản phẩm có vỏ nhôm tái chế 100%.
Apple cũng thông báo rằng 45% nguyên tố đất hiếm, 30% thiếc được tái chế và 13% coban tái chế được chứng nhận đang được sử dụng trong pin iPhone. Chúng được tháo bởi Daisy, robot tái chế của Apple và sau đó đưa trở lại thị trường. Nhựa là thứ bị loại bỏ gần như toàn bộ trong hộp đựng sản phẩm. Vật liệu này chỉ chiếm 4% sản lượng bao bì vào năm 2021; và iPhone 13 mới của năm 2021 là thiết bị đầu tiên của công ty không chứa vật liệu đóng gói bằng nhựa. Apple hy vọng sẽ loại bỏ tất cả việc sử dụng nhựa trong bao bì của mình vào năm 2025.
Video đang HOT
iPhone 13 là một trong những sản phẩm thân thiện với môi trường nhất của Apple ở thời điểm hiện tại. Lần đầu tiên đối với một thiết bị của Apple, việc tái chế vàng đã được sử dụng, chẳng hạn như lớp vỏ của bảng logic của iPhone 13 và iPhone 13 Pro, cáp của camera trước và camera sau. Theo Apple , “cột mốc quan trọng” này là kết quả của công việc tiên phong trong việc truy xuất nguồn gốc; để thiết lập một chuỗi cung ứng vàng được tạo thành hoàn toàn từ các vật liệu tái chế.
Chưa kể, lượng khí thải mà hãng thải ra môi trường vẫn giữ ở mức ổn định vào năm 2021, một năm mà doanh thu của hãng tăng 33%. Các hoạt động của Apple đã bắt đầu trung hòa carbon kể từ năm 2020, sử dụng 100% năng lượng tái tạo để cung cấp năng lượng cho các văn phòng, cửa hàng và trung tâm dữ liệu kể từ năm 2018. Ngoài việc bảo vệ môi trường khỏi rác thải điện tử tốt hơn, quyết định bỏ củ sạc và tai nghe còn tiết kiệm cho Apple gần 6 tỷ USD.
Pin xe điện làm từ... gỗ: 'Ngôi sao sáng giá' khi châu Âu loại bỏ hoàn toàn xe xăng
Khi các nền kinh tế lớn châu Âu dần thay thế xe xăng bằng xe điện, nguồn cung vật liệu sản xuất pin sẽ ngày càng khan hiếm.
Công ty sản xuất pin xe điện Thuỵ Điển Northvolt sẽ hợp tác với công ty sản xuất giấy và bao bì Stora Enso để phát triển pin tích hợp các thành phần có nguồn gốc từ gỗ trong những cánh rừng Bắc Âu.
Với một thoả thuận phát triển chung, hai công ty sẽ hợp tác sản xuất pin có cực dương chứa sợi carbon từ lignin. Cực dương là một phần quan trọng của pin, ngoài ra còn có cực âm và chất điện phân.
Trong một tuyên bố mới đây, hai công ty mô tả lignin là một polymer nguồn gốc thực vật có trong thành tế bào của các loại cây có mạch trên cạn. Cây trồng chứa khoảng 20-30% lignin với chức năng là chất kết dính, tạo độ vững chắc cho thân cây. Ngoài ra, Lignin cũng là thành phần có nhiều trong rác thải từ các ngành công nghiệp như giấy và nhiên liệu sinh học.
Hai công ty cho biết: "Mục đích là phát triển một loại pin công nghiệp hoá đầu tiên trên thế giới với cực dương có nguồn gốc hoàn toàn từ nguyên liệu thô châu Âu".
Theo kế hoạch dự kiến, Stora Enso sẽ cung cấp Lignode là vật liệu cực dương nguồn gốc từ lignin. Trong khi đó, Northvolt sẽ tập trung vào thiết kế pin, phát triển quy trình sản xuất và mở rộng quy mô công nghệ.
Hai công ty cho biết vật liệu này sẽ được khai thác từ những khu rừng được quản lý bền vững. Stora Enso cho biết đây là một trong những cánh rừng thuộc sở hữu tư nhân lớn nhất trên thế giới.
Johanna Hagelberg, Phó Tổng Giám đốc Stora Enso về vật liệu sinh học, cho biết sợi carbon có thành phần từ lignin sẽ "đảm bảo nguồn cung vật liệu cực dương chiến lược của châu Âu" và phục vụ "nhu cầu pin bền vững cho các ứng dụng đa dạng".
Nỗ lực phát triển pin từ nhiều nguồn vật liệu khác nhau diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế lớn của châu Âu đặt ra kế hoạch loại bỏ các phương tiện đường bộ sử dụng dầu diesel và xăng.
Vương quốc Anh đề ra mục tiêu ngừng bán ô tô và xe tải chạy bằng động cơ diesel và xăng vào năm 2030. Từ năm 2035, tất cả các ô tô và xe tải mới phải là loại không xả khí thải ra môi trường. Liên minh châu Âu (EU) hiện cũng đang theo đuổi các mục tiêu tương tự.
Khi số lượng xe điện hoạt động trên đường tăng lên, việc cung cấp pin xe điện sẽ ngày càng quan trọng và có tính cạnh tranh cao. Đầu năm nay, CEO của Volvo Cars nói với CNBC rằng nguồn cung cấp pin sẽ trở nên khan hiếm trong những năm tới.
Công ty Northvolt gần đây cho biết siêu nhà máy gigafactory đầu tiên của họ là Northvolt Ett đã bắt đầu giao hàng thương mại cho khách hàng châu Âu. Họ có các hợp đồng trị giá hơn 55 tỷ USD với các doanh nghiệp lớn như Volvo Cars, BMW và Volkswagen. Gigafactories là các cơ sở sản xuất pin cho xe điện trên quy mô lớn và CEO Tesla Elon Musk là người đặt ra thuật ngữ này.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh số bán xe điện đạt 6,6 triệu chiếc vào năm 2021. Trong quý đầu tiên của năm 2022, doanh số bán xe điện đạt 2 triệu chiếc, tăng 75% so với ba tháng đầu năm 2021.
Smartphone, máy tính cũ sẽ đem vứt bỏ ở đâu? Những thiết bị như smartphone, máy tính, pin laptop đã qua sử dụng đều là rác thải điện tử. Chúng phải được thu gom, xử lý theo quy định để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Theo thống kê của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, mỗi người dân Việt Nam hàng năm thải ra môi trường khoảng 1,3 kg...