Apple nói gì khi bị tố ‘chèn ép’ đối thủ cạnh tranh?
Apple cho biết họ đã gỡ bỏ một số ứng dụng kiểm soát dành cho phụ huynh vì lo ngại các vấn đề về quyền riêng tư, đây được xem là phản hồi cho các thông tin nói rằng ‘nhà táo’ đang cạnh tranh không lành mạnh.
Apple cho biết việc gỡ bỏ ứng dụng của đối thủ do họ không tuân thủ các chính sách về bảo mật và quyền riêng tư
Tờ New York Times mới đây đưa tin Apple đã loại bỏ 11 trong số 17 chương trình phổ biến nhất trên kho ứng dụng App Store giúp người dùng hạn chế các tính năng hoặc thời gian sử dụng thiết bị của trẻ em.
Báo cáo cho biết rằng Apple đã bắt đầu loại bỏ các phần mềm này sau khi hãng ra mắt tính năng Screen Time của riêng mình vào năm ngoái. Ứng dụng Screen Time cũng cho phép đặt giới hạn một số chức năng của iPhone, iPad và theo dõi việc sử dụng của trẻ em.
Video đang HOT
Điều này đã gây ra mối lo ngại chống cạnh tranh khi hai nhà sản xuất ứng dụng đã đệ đơn khiếu nại lên Liên minh châu Âu (EU). Nhưng mới đây Apple cho biết trong một bài đăng dài khoảng 500 từ trên trang web của mình việc hãng gỡ bỏ các ứng dụng này vì chúng khiến quyền riêng tư và bảo mật của người dùng gặp nguy hiểm.
Apple cho biết các ứng dụng mà hãng cấm sử dụng dựa trên công nghệ có tên Mobile Device Management (quản lý thiết bị di động) hoặc MDM, dành cho các doanh nghiệp quản lý các nhóm thiết bị cho nhân viên. MDM cung cấp quyền kiểm soát và truy cập của bên thứ ba đối với một thiết bị và các thông tin nhạy cảm nhất trên đó như vị trí người dùng, sử dụng ứng dụng, tài khoản email, quyền truy cập máy ảnh và lịch sử duyệt web. Đó là một vi phạm rõ ràng về các chính sách của App Store. Công ty cho biết họ đã cho các nhà phát triển có liên quan 30 ngày để sửa đổi các ứng dụng của họ, sau đó xóa những ứng dụng không thực hiện các điều chỉnh.
Apple cũng tuyên bố rằng “Trái ngược với những gì tờ New York Times đưa tin, đây không phải là vấn đề cạnh tranh. Đó là một vấn đề về bảo mật”.
Bài đăng của Apple đã lặp lại những nội dung trong email được giám đốc tiếp thị Phil Schiller gửi cho khách hàng. Tony Fadell, một giám đốc điều hành nổi tiếng của Apple cho đến năm 2010 đã lên tiếng ủng hộ các nhà phát triển bị ảnh hưởng. Người đồng sáng lập iPod cho biết Apple nên cung cấp các công cụ cho các nhà phát triển để họ xây dựng các ứng dụng giám sát không vi phạm chính sách. Ông cũng chỉ trích Screen Time, gọi đó là một “công việc vội vàng” với giao diện rất không trực quan để sử dụng.
Những lo ngại về vấn đề chống cạnh tranh có thể đã khiến Apple hồi đáp nhanh những cáo buộc này. Vào tháng 3, Spotify Technology SA cũng đã cáo buộc Apple tạo ra lợi thế cho dịch vụ phát nhạc trực tuyến của hãng với các đối thủ cạnh tranh trên App Store.
Theo Thanh Niên
Apple bị cáo buộc chèn ép các ứng dụng cạnh tranh với tính năng Screen Time
Hiện có hai công ty đã đệ trình đơn khiếu nại cạnh tranh lên Liên minh châu Âu (EU) liên quan vụ việc.
Tính năng Screen Time được Apple giới thiệu trên iOS 12 có vẻ là một công cụ hữu ích cho các bậc phụ huynh và bất kỳ ai khác muốn theo dõi tần suất và thời lượng sử dụng thiết bị di động của con em hoặc bản thân; nhưng có những quan ngại rằng Apple đang triệt hạ các ứng dụng với tính năng tương tự nhằm đề cao công cụ do chính họ phát triển. Mới đây, tờ New York Times và Sensor Tower đã phát hiện ra Apple có hành động tháo gỡ hoặc yêu cầu phải giới hạn tính năng đối với ít nhất 11 trong số 17 ứng dụng cho phép phụ huynh kiểm soát thời gian sử dụng thiết bị phổ biến nhất trên App Store, và các nhà phát triển của các ứng dụng bị liên lụy này khẳng định Apple đang tìm cách "dìm" các ứng dụng với chức năng tương tự Screen Time. Hai trong số các nhà phát triển, Kidslox và Qustodio, đã trình lên EU một đơn khiếu nại cạnh tranh hôm 25/4 vừa qua.
Một vài trong số các ứng dụng nói đến ở trên được trang bị những tính năng tiên tiến hơn hẳn so với Screen Time của Apple, chẳng hạn như hỗ trợ quản lý cả các thiết bị Android và chặn các website trên các trình duyệt khác ngoài Safari. Có thông tin rằng các nhà phát triển chỉ nhận được một thông báo ngắn gọn yêu cầu phải thay đổi, trong đó không hề cung cấp bất kỳ lý do hay chi tiết nào hướng dẫn họ phải chỉnh sửa ứng dụng ra sao, hoặc giải thích tại sao các ứng dụng này có nguy cơ biến mất. Tức là, các công ty buộc phải chiều ý Apple và thay đổi mô hình kinh doanh chỉ với thông báo nhỏ như vậy.
Tính năng Screen Time trên iOS 12
Tammy Levine, người phát ngôn của Apple, nói rằng công ty đối xử với "mọi ứng dụng như nhau, bao gồm những ứng dụng cạnh tranh với các dịch vụ của chính chúng tôi". Bà nói thêm rằng mục tiêu của Apple là tạo ra một hệ sinh thái cho phép truy cập đến " càng nhiều ứng dụng chất lượng càng tốt", và phủ nhận mối liên hệ giữa việc Apple triệt hạ các ứng dụng với việc giới thiệu Screen Time.
Tất nhiên, tuyên bố của Apple không làm thỏa mãn giới chỉ trích. Spotify từng đệ trình khiếu nại lên EU nhằm cáo buộc Apple về nhiều hành vi chống cạnh tranh, bao gồm giới hạn các dịch vụ có khả năng gây ảnh hưởng đến dịch vụ stream nhạc của chính họ. Ví dụ, hiện nay người dùng không thể sử dụng Siri để điều khiển Spotify. Từ lâu người ta đã tin rằng Apple lấn sân vào "lãnh địa" của các ứng dụng bên thứ ba, dù cố tình hay không - và thuật ngữ "Sherlocked" đã ra đời, ám chỉ những lần Apple giới thiệu một tính năng mới nào đó khiến một ứng dụng bên thứ ba trở nên vô dụng. Các nhà phát triển các giải pháp quản lý thời gian sử dụng điện thoại ngay lúc này rõ ràng đang cảm thấy bị đè nặng dưới áp lực tương tự, và khả năng cao họ sẽ phải chấp nhận thân phận thấp cổ bé họng và miễn cưỡng rút lui.
Tham khảo: Engadget
Apple "chơi xấu" khi âm thầm dần loại bỏ những ứng dụng của đối thủ trên Apple Store Kể từ khi Apple phát hành Screen Time như một phần của iOS 12, công ty đã giảm mạnh các ứng dụng của bên thứ ba có chức năng tương tự. Theo The New York Times và Sensor Tower, trong năm vừa rồi, Apple đã xóa bỏ hoặc giới hạn ít nhất 11 trong số 17 ứng dụng trên Apple Store có chức...