Apple mua startup trí tuệ nhân tạo để cải tiến Siri
Apple đã mua lại Voysis, một công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển nền tảng cho các trợ lý giọng nói kỹ thuật số để hiểu rõ hơn về ngôn ngữ tự nhiên của con người.
Sức mạnh của Siri nhiều khả năng sẽ tăng cấp đáng kể với sự có mặt của Voysis
Theo Bloomberg, Voysis được thành lập vào năm 2012 có trụ sở tại Dublin ( Ireland) và hai văn phòng tại Edinburgh (Scotland) và Boston (Mỹ). Voysis tập trung vào việc cải thiện trợ lý kỹ thuật số bên trong các ứng dụng mua sắm trực tuyến, cho phép phần mềm có thể phản hồi chính xác hơn với các lệnh thoại từ người dùng.
Trang web của công ty, hiện đã bị gỡ bỏ, cho biết công nghệ này có thể thu hẹp kết quả tìm kiếm sản phẩm bằng cách xử lý các cụm từ mua sắm giúp trải nghiệm của người dùng dễ dàng hơn, nhanh và trực quan hơn. Voysis cũng đã cung cấp AI này cho các công ty khác để kết hợp vào các ứng dụng và trợ lý giọng nói của riêng họ.
Hệ thống của Voysis tận dụng lợi thế của Wavenets, một phương pháp AI giúp tạo ra bài phát biểu trên máy tính giống con người hơn được phát triển bởi Google DeepMind vào năm 2016. Peter Cahill, đồng sáng lập của Voysis từng cho biết vào năm 2018 rằng công ty của ông đã thu nhỏ hệ thống của mình đến mức khi AI được đào tạo, phần mềm sử dụng chỉ 25 MB bộ nhớ. Điều đó giúp dễ dàng hơn để chạy trên điện thoại thông minh mà không cần kết nối internet.
Video đang HOT
Apple có thể sử dụng công nghệ từ Voysis để cải thiện sự hiểu biết về ngôn ngữ tự nhiên của Siri hay cung cấp nền tảng Voysis cho hàng ngàn nhà phát triển đã tích hợp với trợ lý kỹ thuật số của Apple.
Apple đã mua lại nhiều công ty khởi nghiệp AI trong suốt 5 năm qua như Xnor.ai, Turi, VocalIQ, Perceptio, Emotient…để cải thiện Siri và các dịch vụ dựa trên AI khác. Người phát ngôn của Apple cho biết thỉnh thoảng “nhà táo” mua các công ty công nghệ nhỏ hơn và thường không thảo luận về mục đích hay kế hoạch của họ.
Thương vụ mua lại Voysis là thỏa thuận thứ hai của Apple được tiết lộ trong tuần này. “Nhà táo” cũng đã mua Dark Sky, một ứng dụng thời tiết phổ biến cho iPhone và iPad.
Thành Luân
Dựa vào trí tuệ nhân tạo, startup này là hãng đầu tiên cảnh báo về virus corona tại Vũ Hán
Dựa trên các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo, startup BlueDot đã là người đầu tiên đưa ra cảnh báo về việc bùng phát virus corona tại Trung Quốc, cũng như dự đoán được đường lây lan của virus này.
Để đối phó với các căn bệnh truyền nhiễm có thể bùng phát trên quy mô lớn, thời gian là một yếu tố sống còn. Càng đưa ra các cảnh báo sớm bao nhiêu, cơ hội kiềm chế được sự bùng phát của căn bệnh truyền nhiễm đó càng lớn hơn bấy nhiêu.
Mặc dù vậy, các nguồn thông tin từ chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế không phải lúc nào cũng chính xác và kịp thời. Nhưng một nền tảng về theo dõi sức khỏe đã tìm ra cách để giúp thế giới chiến thắng trong cuộc chạy đua cảnh báo sớm về sự bùng phát của virus corona.
Vào ngày 9 tháng Một năm nay, WHO đã thông báo công khai về sự bùng phát căn bệnh giống cúm tại Trung Quốc khi một loạt các ca bệnh viêm phổi được phát hiện tại Vũ Hán, nhưng trước đó vài ngày, trung tâm Ngăn chặn và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ đã phát đi cảnh báo về căn bệnh này. Tuy nhiên, thông điệp của cả 2 tổ chức này đều đưa ra sau BlueDot, một startup về giám sát sức khỏe dựa trên AI của Canada đã cảnh báo về điều này từ ngày 31 tháng 12.
BlueDot sử dụng các kỹ thuật máy học về xử lý ngôn ngữ tự nhiên để phân tích các báo cáo tin tức bằng 65 ngôn ngữ khác nhau trên toàn cầu, các dữ liệu hàng không, cũng như các báo cáo về việc bùng phát dịch bệnh trên động vật.
Trong khi các thuật toán trí tuệ nhân tạo sẽ đảm nhiệm việc sàng lọc dữ liệu, việc phân tích sẽ được thực hiện bởi con người. Các chuyên gia dịch tễ học sẽ kiểm tra và đưa ra các kết luận dựa trên quan điểm khoa học. Cuối cùng các báo cáo này sẽ được gửi đến khách hàng của công ty, bao gồm các quan chức y tế công cộng ở nhiều quốc gia, các hãng hàng không và các bệnh viện tuyến đầu, để cảnh báo sớm về nơi dịch có thể bùng phát.
Theo ông Kamran Khan, CEO và là nhà sáng lập của BlueDot: "Chúng tôi có thể tìm kiếm các tin tức về những đợt bùng phát dịch có thể xảy ra, những tin đồn hoặc trên các diễn đàn hoặc các blog về những dấu hiệu cho thấy các sự kiện bất thường đang diễn ra."
Tuy nhiên, ông Khan cũng cho biết, thuật toán của ông không sử dụng các bài đăng trên mạng xã hội bởi vì dữ liệu quá lộn xộn.
Hơn nữa, nhờ việc truy cập được vào dữ liệu đặt vé máy bay trên toàn cầu, BlueDot có thể dữ đoán các cư dân nhiễm bệnh có thể đi đến đâu và khi nào. Do đó họ đã dự đoán chính xác được việc virus sẽ lan từ Vũ Hán ra các thành phố như Bangkok, Seoul, Đài Bắc và Tokyo sau khi xuất hiện.
Dự báo sớm về virus corona không phải thành công đầu tiên của BlueDot. Trước đó startup này đã dự báo thành công địa điểm bùng phát virus Zika tại Nam Florida vào năm 2016.
Mặc dù vẫn cần thêm thời gian để đánh giá về thành công lần này của BlueDot, nhưng theo các chuyên gia y tế công cộng, so với việc công bố dịch SARS nhiều tháng sau khi bùng phát vào năm 2002, lần này các quan chức Trung Quốc đã phản ứng nhanh hơn nhiều đối với virus corona.
Tám thành phố với khoảng 35 triệu dân tại Trung Quốc đã bị phong tỏa để ngăn ngừa việc phát tán của virus này khi đang trong mùa cao điểm về du lịch của người dân nước này. Theo ông James Lawler, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y Tế Đại học Nebraska cho biết, nếu không được cảnh báo sớm, việc bùng phát dịch lần này có thể còn lây lan ở quy mô lớn hơn nhiều nếu xét trên số lượng người đi du lịch từ Trung Quốc trong thời gian này.
Theo GameK
COVID-19: Grab Ventures Ignite gia hạn thời gian đăng ký cho startup Việt Nam Trước tình diễn biến dịch COVID-19, Grab sẽ gia hạn thời gian nộp đơn đăng ký Grab Ventures Ignite đến cuối tháng 6/2020. Theo đó, Grab vừa công bố gia hạn thời gian nộp đơn đăng ký tham gia Grab Ventures Ignite, chương trình tăng tốc khởi nghiệp dành cho các startup giai đoạn đầu (early stage) tại Việt Nam, đến cuối tháng...