Apple ‘lột xác’ ra sao dưới thời Tim Cook?
Tim Cook đã tạo ra một hệ sinh thái trong đó iPhone là trọng tâm. Hãng thúc đẩy phát triển dịch vụ và các phụ kiện xung quanh.
*Lược dịch theo quan điểm của Steve Kovach từ trang CNBC.
Apple từng rơi vào tình trạng khó khăn khi Tim Cook tiếp quản vị trí CEO của công ty. Sau sự ra đi của cố CEO Steve Jobs vào năm 2011, nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại rằng liệu công ty có thể tiếp tục tạo ra được những sản phẩm đột phá như iPod, iPhone và iPad hay không.
Sự bi quan này liên tục kéo dài trong năm 2012 và 2013 khi các đối thủ lớn khác như Samsung bắt đầu đẩy mạnh các sản phẩm thay thế iPhone với màn hình lớn cùng nhiều tính năng mới mẻ hơn.
Nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng Apple khả năng cao sẽ bị đẩy đến bờ vực. Công ty khi đó đã mất một người lãnh đạo lý tưởng và con người “thực dụng” như Cook sẽ không thể tạo ra một sản phẩm đột phá khác. Tuy nhiên, những người này đã sai.
Thời điểm mới tiếp quản Apple, nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại về khả năng của Tim Cook.
Dưới thời Cook, Apple không sáng chế ra những sản phẩm mới, giúp thay đổi cuộc chơi như điều iPhone từng làm được. Thay vào đó, ông đã sử dụng sự thành công của iPhone, thúc đẩy công ty tăng trưởng ở các lĩnh vực khác.
iPhone đã trở thành linh hồn cho toàn bộ hệ sinh thái của Apple. Dù doanh số của nó giảm xuống trong vài năm gần đây, nhưng công đã xây dựng được một hệ sinh thái phụ kiện và dịch vụ xung quanh.
Theo đó, cổ phiếu của Apple đã tăng khoảng 480% kể từ khi Cook tiếp quản công ty vào tháng 8/2011. Đến tháng 8/2018, hãng đã trở thành công ty Mỹ đầu tiên có giá trị vốn hóa vượt mốc 1.000 tỷ USD. Thậm chí, sau khi bộ 3 iPhone 11 ra mắt vào tháng 9/2019, giá trị vốn hóa của công ty tiếp tục tăng 400 tỷ USD.
Sự tăng trưởng của iPhone
Sau khi tiếp quản công ty, mục tiêu chính của Cook là mở rộng sự hiện diện của iPhone trên toàn thế giới. Trước đó, iPhone chỉ được bán ra ở Mỹ thông qua 2 nhà mạng Verizon và AT&T. Đến năm 2013, nhà mạng lớn thứ 3 tại quốc gia này là T-Mobile cũng bắt đầu bán sản phẩm của hãng.
Video đang HOT
Từ đó, iPhone tiếp tục được mở rộng trên toàn cầu. Một trong những cột mốc quan trọng là năm 2014, công ty đã hợp tác với China Mobile, nhà mạng lớn nhất tại Trung Quốc để phân phối iPhone tại quốc gia này.
Bộ đôi iPhone 6 và 6 Plus ra mắt vào năm 2014 giúp Apple đạt được doanh số khổng lồ trên toàn cầu.
Cuối năm đó, Apple đã đạt được doanh số khổng lồ trên thế giới khi phát hành 2 mẫu iPhone 6 với màn hình lớn hơn. Điều này giúp công ty bán được 74,5 triệu máy trong quý IV.
Đây là khoảng thời gian doanh số iPhone đạt mức đỉnh điểm. Tuy nhiên, những nghi ngờ tiếp tục xuất hiện xoay quanh khả năng phát triển của công ty trong thời gian dài.
iPhone từng là một sản phẩm thay đổi cả ngành công nghiệp di động. Việc làm ra một thiết bị tương tự là điều gần như không thể. Chính vì thế, Cook đã chọn cách tạo ra một con đường mới cho sự phát triển của Apple bên cạnh iPhone.
Dịch vụ trở thành trọng tâm
Hiện tại, Apple nói về mảng dịch vụ của họ nhiều hơn bất cứ thứ gì khác. Chúng bao gồm các sản phẩm như nền tảng lưu trữ đám mây iCloud, kho ứng dụng App Store, thẻ Apple Card, dịch vụ nghe nhạc Apple Music cùng hàng tỷ USD mà Google trả cho hãng để có thể trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên các sản phẩm của Apple.
Tim Cook giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của công ty. Ảnh: CNet.
Năm 2019, Apple tiếp tục thúc đẩy mảng dịch vụ với việc ra mắt hàng loạt sản phẩm mới như Apple News , gói dịch vụ trò chơi Apple Arcade hay Apple TV .
Thậm chí, Cook cũng từng đưa ra gợi ý về một gói dịch vụ với tên gọi “Apple Prime”. Nó cho phép người dùng có thể làm mọi thứ như nâng cấp iPhone hàng năm hoặc sử dụng các dịch vụ trực tuyến khác với một khoản phí hàng tháng.
Các thiết bị đeo tăng trưởng mạnh
Dịch vụ là thứ được Apple nói đến nhiều nhất trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, mảng kinh doanh các phụ kiện đeo của hãng cũng đạt được mức tăng trưởng lớn. Hoạt động kinh doanh này gồm các thiết bị như AirPods, AirPods Pro, Apple Watch và tai nghe Beats.
Apple Watch, AirPods là những sản phẩm đem lại tăng trưởng mạnh ở mảng thiết bị đeo.
Năm 2019, Apple đã nâng cấp chiếc AirPods thường với một số cải tiến về thời lượng pin và bổ sung thêm tùy chọn vỏ sạc không dây. Đến mùa thu, hãng ra mắt AirPods Pro với thiết kế mới cùng khả năng chống ồn chủ động.
Bên cạnh đó, hãng cũng giảm giá thế hệ Apple Watch đời cũ về mức 199 USD, khiến nó trở thành một sự lựa chọn hấp dẫn hơn khi các đối thủ như Fitbit đang tỏ ra đuối sức trong cuộc đua. Với hai dòng sản phẩm là AirPods và Apple Watch, hãng đã tạo ra được thị trường riêng cho mình.
Có thể thấy, những sản phẩm này đều gắn với hệ sinh thái trong đó iPhone là trọng tâm. Điều này giúp Apple tiếp tục giữ chân người dùng ở lại lâu hơn với các sản phẩm của họ.
Theo Zing
Tim Cook và Tổng thống Trump: "Làm bạn với vua như chơi với hổ"
Diễn biến mới đây giữa Tim Cook và Tổng thống Donald Trump là lời cảnh tỉnh cho những ai đang "mon men" muốn làm bạn với nhân vật quyền lực nhất nước Mỹ.
Tổng thống Trump (phải) và Tim Cook trong chuyến thăm nhà máy Mac Pro. Ảnh: Internet
Tim Cook đã dành nhiều năm để xây dựng quan hệ hữu hảo với Nhà Trắng: ăn tối cùng Tổng thống Trump, đưa Tổng thống đến thăm nhà máy, xuất hiện bên cạnh con gái Ivanka Trump để quảng bá sáng kiến giáo dục.
Dù vậy, điều đó không đồng nghĩa CEO Apple được Tổng thống ưu ái 100% bây giờ và sau này. Nên nhớ rằng, dân gian có câu "làm bạn với vua như chơi với hổ".
Tuần này, Trump tham gia vào cuộc chiến giữa Bộ Tư pháp và Apple. "Táo khuyết" từ chối yêu cầu bẻ khóa iPhone của tay súng trong vụ tấn công cơ sở quân sự Mỹ từ Bộ Tư pháp. Hành động ấy khiến Trump không hài lòng và "vỗ mặt" Apple ngay trên Twitter.
Ngày 15/1, ông viết: "Chúng ta suốt ngày giúp Apple trong THƯƠNG MẠI và nhiều vấn đề khác, vậy mà họ từ chối mở khóa điện thoại của kẻ sát thủ, kẻ buôn bán hàng cấm và các tội phạm bạo lực khác. Họ phải hành đồng và giúp tổ quốc của chúng ta, NGAY BÂY GIỜ. HÃY LÀM NƯỚC MỸ VĨ ĐẠI TRỞ LẠI".
Khiển trách bất ngờ từ Tổng thống là lời cảnh tỉnh không chỉ dành cho Apple và còn với bất kỳ lãnh đạo doanh nghiệp nào muốn duy trì quan hệ đôi bên có lợi với Trump. Cook không chỉ là một trong những CEO có ảnh hưởng nhất thế giới mà còn được xem là thành công khi xây dựng quan hệ bền chặt với Tổng thống. Bản thân Trump còn khen ngợi Cook là "giám đốc tuyệt vời vì ông ấy điện thoại cho tôi còn người khác thì không".
Song, xung đột mới nhất cho thấy kể cả Cook và công ty vẫn có thể bị ảnh hưởng như thường. Tổng thống hoàn toàn có khả năng "lật mặt" để tìm kiếm giá trị lớn hơn. Một nhà vận động hành lang giấu tên nhận xét: "Dù bạn có làm gì trong quá khứ, ông ấy chỉ muốn những gì bạn làm được hiện nay. Trump dường như đang thay đổi các quy tắc".
Khi Trump tới thăm nhà máy lắp ráp Mac Pro hồi tháng 11/2019, công ty có nguy cơ bị đánh thuế iPhone, MacBook và thiết bị khác sản xuất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, Trump nói vì những đầu tư của Cook cho Mỹ, chính quyền có thể tạm hoãn thi hành chính sách thuế với sản phẩm Apple. Cuối cùng, sản phẩm của hãng cũng may mắn thoát hiểm khi Mỹ - Trung đạt thỏa thuận đầu tiên.
Những khoản đầu tư của Apple dường như đã bị quên lãng khi Trump gọi tên Apple khi đối đầu với Bộ Tư pháp. Không rõ tweet của Trump có tác động lâu dài không nhưng ít nhất, cổ phiếu công ty đã giảm đi chút ít trước khi tăng trở lại.
Trước đây, Apple cũng từng từ chối giúp đỡ nhà hành pháp mở khóa iPhone trong vụ xả súng San Bernadino cuối năm 2015. Sau trận chiến pháp lý dài với Apple, các nhà điều tra cũng mở được iPhone mà không cần nhờ tới sự hỗ trợ của công ty. Những năm về sau, Apple cùng các hãng công nghệ khác ngày một tăng cường biện pháp mã hóa bảo vệ người dùng.
Apple cũng kiên quyết không xây "cửa hậu" đặc biệt cho nhà hành pháp để tránh làm suy yếu mã hóa, tranh luận rằng lỗ hổng có thể bị tội phạm khai thác. Công nghệ mã hóa không chỉ dùng để bảo vệ iPhone mà còn mạng lưới doanh nghiệp, email ứng dụng nhắn tin, dịch vụ tài chính, tổ chức chính phủ.
Căng thẳng với nhà hành pháp về mã hóa "sống lại" gần đây sau khi Bộ Tư pháp chỉ trích Apple. Hai iPhone của tay súng được thu về từ hiện trường nhưng nhân viên điều tra không thể phá khóa, khiến Bộ Tư pháp phải "cầu cứu" Apple.
Việc ông Trump tham gia vào cuộc đối đầu giữa Bộ và Apple làm vấn đề trầm trọng hơn. Theo cựu quan chức chính phủ, Apple có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ các đồng minh trong Nhà Trắng nhưng như thế là không đủ nếu Cook và Apple không có Trump ở cùng chiến tuyến.
Theo ITC News
Apple Care là gì, tại sao lại nên mua Apple Care? Apple Care là đặc quyền của người dùng các thiết bị của Apple, về cơ bản thì đây là một gói bảo hiểm mở rộng thời gian bảo hành cho các sản phẩm bán ra. Apple Care có tên đầy đủ là AppleCare Protection Plan, khi mua gói Apple Care các thiết bị của bạn sẽ được mở rộng thời gian bảo hành...