Apple lại bị kiện vì ‘phóng đại khả năng chống nước của iPhone’
Dù quảng cáo có khả năng chống nước nhưng các thiết bị iPhone bị ướt có thể bị Apple từ chối bảo hành.
Được giới thiệu lần đầu vào năm 2016, các mẫu điện thoại Apple từ iPhone 7 trở về sau có khả năng chống nước từ cấp độ IP67 đến cấp độ IP68. Nhiều báo cáo từ người dùng cũng cho thấy các trường hợp iPhone bị rơi trong nước tới vài tháng sau vẫn sống sót và hoạt động bình thường.
Tuy nhiên, điều đó không ngăn được việc Apple phải đối mặt với một vụ kiện tập thể ở New York, Mỹ khi nhiều người dùng cho rằng công ty đang “phóng đại khả năng chống nước của iPhone”.
Cụ thể, một đơn kiện tập thể được đệ trình lên Tòa án Quận phía Nam của New York vào thứ Bảy tuần trước, ngày 24/4, đã chỉ trích Apple vì đã phóng đại khả năng chống nước trên các phần cứng của mình. Nguyên đơn là một người dùng tên Antoinette Smith, đã đệ trình một thủ tục kiện tập thể “thay mặt cho những người khác ở vị trí tương tự.”
Theo nhà sản xuất Apple, iPhone 7 xuất hiện vào năm 2016 có cấp độ chống nước IP67 (độ sâu tối đa 1 mét, trong tối đa 30 phút) và iPhone 11 Pro/11 Pro Max xuất hiện vào năm 2019 là cấp độ IP68 (độ sâu tối đa 4 mét, trong tối đa 30 phút). Dòng iPhone 12 được cho là có khả năng chống nước cấp độ IP68 nhưng với mức cao hơn (độ sâu đến 6 mét, trong tối đa 30 phút), tất cả đều dựa trên tiêu chuẩn IEC 60529.
Nhưng Smith cho rằng những ký hiệu này là “không đủ”. Cụ thể, người phụ nữ này chỉ ra rằng khả năng chống nước của iPhone dựa trên các bài kiểm tra trong phòng thí nghiệm sử dụng nước tinh khiết, vì vậy nếu iPhone bị dính nước biển hoặc nước hồ bơi rất dễ dẫn đến hỏng hóc.
“Điều này có nghĩa là những người tiêu dùng đứng ở rìa hồ bơi hoặc bờ biển và có thiết bị bị hắt nước hoặc bị ngâm nước tạm thời, sẽ bị từ chối bảo hành, vì nước có chứa clo hoặc muối”, đơn kiện viết.
Video đang HOT
Ngoài ra, Smith cho biết dù có khả năng chống nước nhưng các thiết bị bị ướt có thể bị Apple từ chối bảo hành, thường được biểu thị bằng việc thanh chỉ thị tiếp xúc với chất lỏng (LCI) nằm bên trong iPhone chuyển sang màu đỏ.
Chỉ báo xâm nhập chất lỏng (LCI) được tích hợp bên trong iPhone để cho biết liệu nó có tiếp xúc với chất lỏng hay không.
Trong trường hợp của nguyên đơn Smith, người được mô tả là công dân của Hạt Bronx, cô được cho là đã mua iPhone 8. Thiết bị đã tiếp xúc với nước trong điều kiện “phù hợp với xếp hạng IP của thiết bị và phù hợp với cách thuộc tính chống nước đã được trình bày trong phần tiếp thị và quảng cáo của thiết bị.”
Tuy nhiên, Apple đã từ chối bảo hành thiết bị này bởi thiệt hại gây ra do chất lỏng. Điều này buộc Smith phải “gánh chịu tổn thất tài chính do chi phí sửa chữa, giảm chức năng, giá trị bán lại thấp hơn và/ hoặc mua một thiết bị mới.”
Nguyên đơn tuyên bố rằng mình sẽ không mua iPhone “nếu không có sự trình bày sai và thiếu sót của bị đơn [Apple]“, và cũng sẽ không trả nhiều tiền như vậy trong tình huống tương tự. Tuy nhiên, Smith vẫn có kế hoạch mua một chiếc iPhone khác, nếu cô yên tâm rằng tuyên bố về khả năng chống nước phù hợp với “cách sử dụng thông thường hàng ngày của người dùng điện thoại thông minh, thay vì dựa trên các điều kiện phòng thí nghiệm được kiểm soát.”
Vụ kiện tuyên bố ảnh hưởng của nó bao gồm tất cả những người mua iPhone sống ở bang New York, với cáo buộc Apple đã vi phạm Quy chế bảo vệ người tiêu dùng trong Luật Kinh doanh chung của New York.
Đây không phải là lần đầu tiên Apple bị kiện cáo về khả năng chống nước.
Vào tháng 11/2020, Cơ quan chống độc quyền của Ý đã phạt Apple 12 triệu USD vì đã đánh lừa người tiêu dùng bằng cách khoe khoang về khả năng chống nước, nhưng từ chối bảo hành đối với thiệt hại do chất lỏng gây ra.
Apple lại bị kiện
Ngày 25/1, Hiệp hội người tiêu dùng Ý Altroconsumo đã gửi đơn kiện tập thể lên tòa án chống lại Apple với cáo buộc cố ý làm lỗi thời iPhone của người dùng.
Apple đã sử dụng phần mềm để làm chậm hiệu suất thiết bị với mục đích duy trì tuổi thọ pin và tránh hiện tượng iPhone tắt nguồn đột ngột. Tuy nhiên, trong mắt người dùng Ý, đây lại là "mưu tính" của Apple nhằm khiến iPhone lỗi thời sau thời gian sử dụng.
Họ cho rằng các mẫu iPhone được thiết kế để xuống cấp và trở nên chậm chạp, qua đó khiến người dùng thay mới hoặc nâng cấp máy sớm hơn dự tính. Cụ thể, thiết bị được đề cập trong nội dung đơn kiện là iPhone 6 và iPhone 6s.
Tính từ năm 2014-2020, Apple đã bán đạt được khoảng 1 triệu chiếc iPhone 6, 6s tại Ý.
"Kế hoạch gây lỗi thời iPhone là hành vi cố ý, không công bằng đối với người tiêu dùng, gây ra tổn thất tinh thần lẫn tài chính", Els Bruggerman, đại diện pháp lý của nguyên đơn trả lời với Cult of Mac.
"Tháng 11/2020, Apple thông báo sẽ chi 113 triệu USD để giải quyết các cáo buộc về việc giới hạn hiệu năng iPhone và che giấu các vấn đề về pin. Sự dàn xếp đó chứng tỏ rằng hành vi của Apple là một nỗ lực có chủ đích nhằm rút ngắn vòng đời thiết bị, cũng như lừa dối người tiêu dùng", Bruggerman nêu cao quan điểm.
Sau khi vụ việc bị bại lộ, Apple đã phải chi một khoản tiền không nhỏ để giải quyết các vụ kiện liên quan. Vào năm 2017, Apple thừa nhận đã làm chậm các mẫu iPhone cũ để không cho chúng tắt nguồn đột ngột.
Tính năng "Dung lượng hiệu năng đỉnh" là biện pháp khắc phục của Apple.
Mặc dù đây là vấn đề kỹ thuật có thể chứng minh, Apple đã chọn cách không công khai minh bạch cho người dùng. Đến năm 2018, hãng tung ra một bản cập nhật iOS, cho phép người dùng tự chọn giữa việc bật hoặc tắt tính năng giới hạn hiệu năng.
Kể từ đó, Apple liên tục đối mặt với nhiều vụ kiện pháp lý liên quan đến vấn đề này trên khắp thế giới. Đến cuối năm 2020, Apple vẫn phải trả 113 triệu USD cho người dùng ở 30 bang của Mỹ. Và vụ kiện tập thể mới nhất tại Ý một lần nữa cho thấy chủ đề về pin và hiệu năng iPhone cũ vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Euroconsumers, tập đoàn quốc tế quản lý Altroconsumo, đang theo đuổi các vụ kiện tương tự ở Bỉ, Tây Ban Nha và sắp tới là Bồ Đào Nha.
"Các vụ kiện thường yêu cầu bồi thường ít nhất 60 euro cho mỗi người dùng bị ảnh hưởng," Bruggerman cho biết. Phiên tòa sơ thẩm của Altroconsumo chống lại Apple sẽ diễn ra vào ngày 26/7/2021.
Apple bị phạt 12 triệu USD Apple bị phạt 11,95 triệu USD vì quảng cáo tính năng chống nước trên iPhone nhưng lại không bảo hành khi máy bị hỏng do ngấm nước. Cơ quan Chống độc quyền Italy (AGCM), tổ chức chịu trách nhiệm đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng, cho rằng Apple đã vi phạm hai lỗi nghiêm trọng. AGCM cho...