Apple, Google trả lương bao nhiêu cho nhân viên?
Các công ty công nghệ lớn đều sẵn sàng trả lương hậu hĩnh cho nhân sự cấp cao. Đâu là công ty hào phóng nhất ở Thung lũng Silicon?
Theo báo cáo của Hiệp hội Công nghiệp Công nghệ Mỹ (CompTIA) vào tháng 7, nhu cầu tuyển dụng của ngành công nghệ ở Mỹ đã tăng trưởng đáng kể trong năm 2020. Các công ty công nghệ đã bổ sung thêm hơn 80.000 lao động tính từ nửa đầu năm 2021. Để tăng khả năng cạnh tranh tuyển dụng, nhiều “ông lớn” công nghệ sẵn sàng trả khoản lương cao cho nhân sự.
Google vốn nổi tiếng là một trong những môi trường làm việc tốt nhất, với mức lương hậu hĩnh. Vị trí kỹ sư phần mềm tại đây có thể được trả đến 353.000 USD/năm, phó chủ tịch kỹ thuật có thể nhận được 475.000 USD/năm và chức vụ phó chủ tịch cấp cao có mức lương hàng năm rơi vào khoảng 650.000 USD.
Goolge đang nỗ lực xây dựng lực lượng lao động cho mảng kinh doanh điện toán đám mây tiềm năng của mình, nhằm bắt kịp các đối thủ cùng phân khúc như Amazon Web Services và Microsoft Azure.
Google luôn thuộc top các môi trường làm việc tốt nhất. Ảnh: Neil Patel.
Tương tự Google, Amazon cũng đang tập trung tuyển dụng nhân tài về kỹ thuật và kinh doanh cho mảng điện toán đám mây, với mong muốn duy trì vị thế thống trị hiện tại của hoạt động kinh doanh điện toán đám mây của hãng. Amazon trả cho vị trí kiến trúc sư giải pháp đám mây 90.800-185.000 USD/năm. Mức lương cơ bản cao nhất mà nhân viên Amazon kiếm được có thể lên đến 185.000 USD/năm.
Với Apple, một phần thành công của họ đến từ hoạt động quảng cáo và truyền thông. Vì vậy, không đáng ngạc nhiên khi quản lý mảng tiếp thị là vị trí được hãng công nghệ này trả lương cao nhất.
Một giám đốc tiếp thị của Apple có thể kiếm được 240.000 USD/năm, trong khi giám đốc tiếp thị cấp cao kiếm được 325.000 USD/năm.
Video đang HOT
CEO của Apple, Tim Cook. Ảnh: Time.
Vị trí nhận lương cao nhất của Microsoft thuộc về kỹ sư phần mềm, quản lý bán hàng và nghiên cứu viên.
Microsoft hiện có hơn 1.400 lao động người nước ngoài đang làm việc tính trong năm 2020. Trong đó, mức lương cao nhất từng được ghi nhận thuộc về một giám đốc bán hàng, với 250.000 USD/năm.
Tuy nhiên, các cuộc khảo sát nội bộ gần đây của Microsoft cho biết có 55% nhân viên trong năm 2020 hài lòng với mức lương hiện tại. Đồng thời, họ cho rằng tổng số tiền kiếm được cao hơn cùng vị trí của các công ty khác. Tỷ lệ này của năm 2017 là 65%.
Intel trả lương hơn 300.000 USD/năm cho những kỹ sư phần cứng. Trong khi đó, một số nhân sự quản lý tại IBM nhận mức lương cứng từ 335.000 USD/năm.
Chuyên gia Mỹ nêu điểm yếu của quân đội Trung Quốc
Nhóm chuyên gia RAND nhận định khí tài của Trung Quốc lạc hậu vài năm so với Mỹ do lệ thuộc vào công nghệ nước ngoài và nạn tham nhũng.
Trong báo cáo công bố ngày 14/7, hãng nghiên cứu RAND nhận định Trung Quốc "là mối đe dọa rõ ràng" với Mỹ trong việc đầu tư vào năng lực quân sự. Tuy nhiên, RAND cho rằng phần lớn tiến bộ quân sự Trung Quốc đạt được là "kết quả của hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ, thâu tóm và liên doanh với nước ngoài".
Báo cáo của RAND được công bố trong bối cảnh Lầu Năm Góc đang xem xét lại chính sách với Trung Quốc, trong khi chính quyền Tổng thống Joe Biden tăng tốc nỗ lực ngăn công nghệ Mỹ được sử dụng trong lĩnh vực quân sự của Trung Quốc.
RAND nhận định Trung Quốc "thất bại trong thúc đẩy tự lực đổi mới quân sự", nêu ra ba yếu tố chính mà quân đội Trung Quốc còn thiếu là chất bán dẫn cao cấp, tàu ngầm độ ồn thấp và động cơ máy bay.
Các chuyên gia của RAND cho biết Trung Quốc "phụ thuộc vào hành vi trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ" và khiến các hệ thống vũ khí của họ tụt hậu vài năm so với quân đội Mỹ. Báo cáo cũng chỉ ra những điểm tương đồng rất lớn giữa tiêm kích J-20 và J-31 với các mẫu tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ.
Nguyên mẫu J-20 số hiệu 2021 cất cánh trong buổi thử nghiệm cuối năm 2020. Ảnh: Weibo .
Khi được hỏi về báo cáo của RAND, đại diện đại sứ quán Trung Quốc tại thủ đô Washington cho biết Mỹ "chưa bao giờ đưa ra bất cứ bằng chứng chắc chắn nào cho thấy Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ", đồng thời khẳng định nước này "đang nỗ lực đổi mới khoa học công nghệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ".
Mỹ năm 2016 kết án tù một công dân Trung Quốc vì thu thập thông tin quân sự nhạy cảm, bao gồm dữ liệu liên quan đến tiêm kích tàng hình F-22 và F-35, cùng vận tải cơ C-17.
Động cơ máy bay từ lâu là điểm nghẽn trong tiến bộ quân sự của Trung Quốc, đặc biệt với công nghệ lá cánh tuabin, báo cáo của RAND cho biết. Tiêm kích tàng hình J-20 của quân đội Trung Quốc sử dụng động cơ Nga khiến năng lực tác chiến bị giảm. Một số mẫu J-20 đã được trang bị động cơ nội địa WS-10, song việc phát triển động cơ nội địa hiệu suất cao cho mẫu tiêm kích này bị trì hoãn vì Covid-19.
"Việc phát triển thành công động cơ máy bay nội địa và sản xuất với số lượng lớn sẽ đánh dấu bước ngoặt trong năng lực của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc", các chuyên gia của RAND nhận định.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ khẳng định nước này "cam kết theo con đường phát triển hòa bình và thực hiện chính sách quốc phòng mang tính phòng thủ".
"Mọi người mong Mỹ sẽ bỏ tâm lý và thành kiến Chiến tranh Lạnh, nhìn nhận khách quan và hợp lý việc Trung Quốc phát triển quân sự, đồng thời có hành động cụ thể để đảm bảo quan hệ Mỹ - Trung phát triển lành mạnh và ổn định", đại sứ quán Trung Quốc cho biết.
RAND công bố báo cáo vài ngày sau khi chính quyền Biden liệt một số công ty Trung Quốc vào danh sách đen với cáo buộc liên quan đến ngành công nghiệp quân sự nước này. Các doanh nghiệp Mỹ sẽ không được phép bán sản phẩm cho những công ty Trung Quốc bị Bộ Tài chính Mỹ đưa vào danh sách đen nếu chưa được Washington chấp thuận.
Động thái trên của chính quyền Biden được nhận định vẫn duy trì áp lực lên Trung Quốc, vốn leo thang trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump. Biden từng mô tả cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc giống "một trận chiến" để giành "chiến thắng thế kỷ".
Nguyên mẫu FC-31 bay biểu diễn năm 2014. Ảnh: Wikipedia .
Các chuyên gia của RAND còn nhận định thiếu sót về quốc phòng của Trung Quốc một phần do "tham nhũng và giám sát lỏng lẻo" với các nhà thầu quân sự. "Các thanh tra viên thường là người mới tốt nghiệp khóa đào tạo kỹ thuật cơ bản, khiến họ bị cản trở trong việc giám sát tiến trình phát triển công nghệ tiên tiến của các nhà thầu", báo cáo cho biết.
Một số quan chức Trung Quốc từng công khai thừa nhận tình trạng tham nhũng trong quân đội. Năm 2019, một cố vấn quốc phòng Trung Quốc viết rằng quân đội nước này "chưa thể tiêu diệt tận gốc nạn tham nhũng ngăn họ trở thành lực lượng tác chiến hiện đại".
Hồ Văn Minh, cựu chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIC) và cựu giám sát trưởng chương trình tàu sân bay nước này, hồi tháng 1 bị khai trừ đảng sau cáo buộc nhận hối lộ.
Trung Quốc theo đuổi khát vọng thoát công nghệ Mỹ Trong kế hoạch 5 năm tiếp theo, các lãnh đạo Trung Quốc muốn đưa đất nước thành siêu cường đổi mới không phụ thuộc vào công nghệ của ai, đặc biệt là Mỹ. Trong dự thảo kế hoạch 5 năm lần thứ 14 được công bố hôm 5/3, Trung Quốc gọi việc phát triển công nghệ là vấn đề an ninh quốc gia...