Apple đón tin buồn từ đối tác
Nhiều công ty sản xuất tại Thâm Quyến, bao gồm cả đối tác lắp iPhone Foxconn, phải hoạt động khép kín trong thời gian tới.
Theo SCMP, chính quyền thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) khuyến cáo các doanh nghiệp lớn đóng trụ sở tại đây, gồm Huawei, SMIC và công ty sản xuất drone DJI duy trì quy trình hoạt động khép kín, hạn chế nhân viên di chuyển.
Đối tác của Apple là Foxconn cũng nằm trong danh sách phải hoạt động khép kín. Điều này có thể gây áp lực cho Apple khi hãng đang ở giai đoạn sản xuất cao điểm, nhằm chuẩn bị cho đợt ra mắt iPhone 14 vào tháng 9.
Thâm Quyến tiếp tục duy trì các biện pháp kiểm soát Covid-19 chặt chẽ, bao gồm hạn chế đi lại, test hàng ngày. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Thông báo được đưa ra từ 24/7 và áp dụng trong vòng một tuần sau khi thành phố này tăng cường biện pháp ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. Chính quyền Thâm Quyến cũng yêu cầu các công ty lớn như ZTE, BYD, Foxconn đóng kín cửa, hạn chế khách ra vào. Thâm Quyến được xem là trung tâm công nghệ phía nam của Trung Quốc, nơi đặt trụ sở của nhiều tập đoàn công nghệ lớn.
Bên cạnh các ông lớn công nghệ, chính quyền thành phố cũng đưa ra yêu cầu tương tự với Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Trung Quốc, nhà sản xuất thiết bị y tế Mindray và các doanh nghiệp khác nằm trong nhóm 100 công ty lớn nhất của thành phố.
Việc chuyển sang chế độ làm việc khép kín bao gồm hàng loạt biện pháp kiểm soát chặt chẽ như bố trí nhân viên ăn nghỉ tại nơi làm việc, lấy mẫu kiểm tra hàng ngày vẫn là chiến lược ưu tiên đối với các nhà máy tại Trung Quốc.
Foxconn bắt đầu hoạt động theo quy trình khép kín từ tháng 3, sau đó trải qua đợt đóng cửa ngắn hạn trong giai đoạn Thâm Quyến bị phong tỏa toàn thành phố.
Trong tuyên bố hôm 25/7, công ty cho biết cả 2 cơ sở của họ tại Thâm Quyến đều hoạt động bình thường, đồng thời tuân thủ các hướng dẫn phòng chống dịch của chính quyền địa phương, đảm bảo cân bằng giữa kiểm soát Covid-19 và sản xuất an toàn.
Một số công ty khác đã được liên hệ như Huawei hay SMIC không bình luận gì về thông tin chính quyền Thâm Quyến khuyến cáo duy trì hoạt động khép kín
Apple muốn tăng sản lượng tại Việt Nam hoặc Ấn Độ?
Theo Wall Street Journal (WSJ), Apple được cho là đang thúc đẩy các công ty sản xuất gia tăng sản lượng bên ngoài Trung Quốc.
Ảnh hưởng của đại dịch, căng thẳng giữa chính phủ Mỹ và Trung Quốc là một trong những lý do cho sự thay đổi này. Theo một số nguồn tin giấu tên, Ấn Độ và Việt Nam nằm trong danh sách các địa điểm tiềm năng để tăng sản lượng.
Theo báo cáo của Reuters vào tháng 4-2022, việc lockdown kéo dài ở Trung Quốc có thể gây thiếu hụt hàng triệu chiếc iPhone.
Một cửa hàng Apple ở Bắc Kinh, Trung Quốc vào năm 2012. Ảnh: Feng Li/Getty Images
WSJ lưu rằng hơn 90% sản phẩm của Apple được sản xuất tại Trung Quốc, nhưng sự căng thẳng giữa chính phủ 2 nước có thể dẫn đến sự bất ổn trong chuỗi cung ứng. Do đó, công ty đang lên kế hoạch chuyển việc sản xuất sang các quốc gia khác.
Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là một nơi hấp dẫn để sản xuất thiết bị vì hệ sinh thái vững chắc, công nhân lành nghề và chi phí thấp, cũng như thị trường nội địa tiềm năng. Thống kê cho thấy khoảng 1/5 doanh số bán hàng toàn cầu của Apple đến từ Trung Quốc.
Tờ WSJ đưa tin, Apple coi Ấn Độ là địa điểm tốt nhất tiếp theo vì chi phí thấp và dân số lớn. Tuy nhiên, các nhà sản xuất của Trung Quốc có thể gặp khó khăn khi thành lập nhà máy mới tại Ấn Độ do quan hệ căng thẳng giữa chính phủ 2 nước, điều này khiến Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác trở thành địa điểm hấp dẫn.
Tương tự như mọi lần, Apple không đưa ra bất cứ bình luận nào liên quan đến vấn đề trên.
Oppo ký hợp đồng tài trợ 2 năm với UEFA Oppo đã công bố mối quan hệ đối tác mới với UEFA để quảng cáo sản phẩm của mình trong nhiều giải đấu, bao gồm cả UEFA Champions League mùa 2022/23 và 2023/24. Là một phần của thỏa thuận, Oppo sẽ tận hưởng khả năng hiển thị thương hiệu của mình trên phông nền phát sóng, bảng quảng cáo tại các sân vận...