Apple đang chuẩn bị cho sự thay đổi lớn
Hãng công nghệ nuôi tham vọng tiến vào thị trường tài chính bằng cách xây dựng hệ thống thanh toán riêng của mình.
Apple đang xây dựng một hệ thống xử lý thanh toán và cơ sở hạ tầng để sản xuất sản phẩm cho riêng mình. Gã khổng lồ công nghệ mong muốn giảm thiểu mức độ phụ thuộc vào các công ty bên thứ ba, một nguồn tin thân cận chia sẻ với Bloomberg.
Theo dự tính, kế hoạch này sẽ kéo dài nhiều năm và giúp hãng tự thực hiện các hoạt động tài chính của mình, bao gồm xử lý thanh toán, đánh giá rủi ro vay nợ, phân tích gian lận, kiểm tra tín dụng và các dịch vụ chăm sóc khách hàng về tài chính khác.
Bước đầu tiến vào thị trường tài chính
Theo Bloomberg, kế hoạch này có thể biến gã khổng lồ công nghệ trở thành ông lớn trong mảng dịch vụ tài chính, đặc biệt khi hãng đã có kinh nghiệm trước đó với thẻ tín dụng Apple Card, thanh toán ngang hàng (P2P), ví Wallet và hàng loạt các tính năng hỗ trợ thanh toán điện tử trên iPhone. Apple gần đây cũng đẩy mạnh những dịch vụ thuê phần cứng riêng và tính năng “Mua trước, trả sau” trên Apple Pay.
Xây dựng hệ thống tài chính của riêng mình, Apple kỳ vọng sẽ không phụ thuộc vào các bên thanh toán thứ ba.
Video đang HOT
Hiện Apple Card sử dụng CoreCard làm bộ xử lý lõi để gửi giao dịch đến các ngân hàng. Dịch vụ thẻ tín dụng này cũng phụ thuộc vào Goldman Sachs, ngân hàng đầu tư đa quốc gia ở Mỹ, trong các tác vụ cho vay, chăm sóc khách hàng, kiểm tra lịch sử tín dụng, xử lý các giao dịch thanh toán. Bloomberg cho biết những công ty này vẫn sẽ duy trì hợp tác với Apple cho những dòng sản phẩm đã ra mắt trước đó.
Bước đột phá này tuy sẽ giúp Apple tiến vào thị trường tài chính nhưng sẽ không hề dễ dàng. Những tập đoàn lớn khác như Meta, công ty mẹ của Facebook, và Alphabet, công ty mẹ của Google, cũng từng thực hiện nhiều dự án tài chính nhưng kết quả lại không mấy khả quan.
Táo khuyết đã có những bước chuẩn bị từ lâu cho các kế hoạch tài chính. Ra mắt vào năm 2014, Apple Pay đóng vai trò quan trọng trong mảng dịch vụ doanh nghiệp của hãng. Tính năng này hiện đem về cho Apple 70 tỷ USD/năm. Người đứng đầu Apple Pay hiện tại là Jennifer Bailey, cựu giám đốc mảng cửa hàng trực tuyến của hãng.
Nếu phát triển mảng tài chính, Apple nhiều khả năng chỉ tập trung vào đối tượng khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, và các khoản thanh toán cũng chỉ dừng ở mức thấp khoảng vài trăm USD.
Vẫn còn nhiều trở ngại
Một trong những lợi thế lớn của Apple nằm ở nguồn vốn mạnh. Hãng có dự trữ tiền mặt tới hơn 200 tỷ USD, lợi nhuận năm tài chính vừa qua đạt 95 tỷ USD.
Theo Bloomberg, việc phát triển các dịch vụ tài chính sẽ giúp người dùng trung thành với sản phẩm iPhone và Apple có thêm doanh thu đến từ phí giao dịch và lãi suất. Mặt khác, thông qua thay đổi mô hình kinh doanh, gã khổng lồ công nghệ sẽ có thể mở rộng dịch vụ đến các quốc gia khác.
Hiện Apple Pay đã có mặt trên hơn 70 quốc gia, nhưng tính năng thanh toán ngang hàng (P2P), Apple Card và Apple Cash Card mới chỉ được phổ biến tại Mỹ. Các đối tác CoreCard và Green Dot cũng chỉ tập trung vào thị trường nội địa nên đã phần nào hạn chế khả năng phát triển của Apple.
Vào tháng 2, Apple công bố tính năng thanh toán Tap to Pay, biến iPhone thành thiết bị thanh toán hữu ích mà không cần phần cứng bổ sung.
Tuần trước, hãng công nghệ vừa mua lại công ty khởi nghiệp Credit Kudos. Theo Bloomberg, công ty này cho vay bằng cách sử dụng dữ liệu ngân hàng, nhờ đó sẽ có thể xây dựng hạ tầng riêng cho mình sau này.
Ngoài ra, Táo khuyết dự định sẽ phát triển hệ thống xử lý riêng, thay vì phụ thuộc vào CoreCard. Hệ thống này sẽ có bộ công cụ riêng để tính lãi, tiền hoa hồng, phê duyệt giao dịch, liên hệ và báo cáo dữ liệu lên cục tín dụng, xác thực ứng dụng bằng cách tự đánh giá rủi ro kinh doanh, quy định hạn mức thẻ tín dụng và quản lý lịch sử giao dịch. Theo dự tính, sản phẩm đầu tiên của dịch vụ này sẽ có tên là “Mua trước, trả sau”.
Tuy nhiên, theo Bloomberg, dù những sản phẩm sắp được ra mắt sẽ không phụ thuộc vào đối tác bên ngoài như Goldman Sachs, CoreCard và Green Dot nhưng hiện Apple vẫn chưa thể ngừng hợp tác với những công ty này, đặc biệt là trong các dịch vụ Apple Card hay Apple Cash Card.
Vốn hóa dưới 600 tỉ USD giúp Facebook tránh được giám sát chống độc quyền
Vốn hóa thị trường vừa bị thu hẹp của Facebook có thể sẽ mang lại lợi thế đáng kể cho gã khổng lồ công nghệ, đó là khả năng tránh được giám sát chống độc quyền.
Theo CNBC, cổ phiếu giảm 2,1% hôm 8.2 đã đưa mức vốn hóa thị trường của Facebook xuống còn 599,32 tỉ USD. Đây là lần đầu tiên hãng công nghệ Mỹ có mức vốn hóa thị trường dưới 600 tỉ USD kể từ tháng 5.2020.
Tuy nhiên, 600 tỉ USD vốn hóa thị trường cũng là con số mà các nhà lập pháp Hạ viện Mỹ chọn làm ngưỡng cho một "nền tảng được bảo hiểm", trong một gói các dự luật cạnh tranh được thiết kế đặc biệt nhắm mục tiêu đến Big Tech. Nếu duy trì ở dưới ngưỡng đó, Facebook có thể tránh được rào cản bổ sung từ các dự luật, trong khi những hãng công nghệ có vốn hóa lớn hơn như Amazon, Alphabet, Apple và thậm chí là Microsoft phải tuân theo quy tắc mới.
Vốn hóa thị trường của Facebook lần đầu tiên giảm xuống dưới mức 600 tỉ USD hôm 8.2
Có thể sẽ mất khá nhiều thời gian để bất kỳ dự luật nào trở thành luật. Ngay cả khi được thiết lập từ ban đầu, mọi thứ vẫn có thể được sửa đổi. Các nền tảng công nghệ có khả năng tiếp tục đi theo luật cũ trong một khoảng thời gian, sau khi có quy định mới về ngưỡng vốn hóa thị trường. Một dự luật của Thượng viện, gần đây đã được Ủy ban Tư pháp thông qua, thực sự có ngưỡng vốn hóa thị trường thấp hơn so với dự luật của Hạ viện, ở mức 550 tỉ USD.
Phiên bản của Hạ viện về dự luật nói rằng khi các nhà quản lý liên bang chỉ định một nền tảng theo quy định của pháp luật, công ty đó phải có doanh thu ròng hằng năm hoặc vốn hóa thị trường là 600 tỉ USD, được điều chỉnh theo lạm phát, tại thời điểm đó hoặc trong 2 năm trước khi chỉ định hoặc tố tụng được đưa ra.
Trong khi đó, phiên bản của Thượng viện cho biết vốn hóa thị trường đối với một nền tảng được bảo hiểm phải dựa trên "mức trung bình đơn giản của giá đóng cửa giao dịch trên mỗi cổ phiếu phổ thông, do người đó phát hành cho những ngày giao dịch trong khoảng thời gian 180 ngày kết thúc vào ngày ban hành dự luật".
Hiện có một dự luật có thể tác động đáng kể đến Facebook, nếu công ty được coi là nền tảng được bảo hiểm vào thời điểm dự luật thông qua, đó là Đạo luật cơ hội và cạnh tranh nền tảng (Platform Competition and Opportunity Act). Dự luật này sẽ khiến những nền tảng được bảo hiểm khó thâu tóm đối thủ tiềm năng trẻ hơn.
Facebook đang đấu tranh với một vụ kiện chống độc quyền theo luật hiện hành của Ủy ban Thương mại Liên bang, cáo buộc công ty đã sử dụng việc mua lại Instagram và WhatsApp để duy trì quyền lực độc quyền. Nếu Đạo luật cơ hội và cạnh tranh nền tảng trở thành luật, thì Facebook thậm chí khó thực hiện các thương vụ mua lại tương tự trong tương lai.
Phần cứng "xịn" vẫn chưa đủ trong cuộc đua công nghệ 2022 Khi quá trình số hóa được đẩy mạnh, một số xu hướng công nghệ chính sẽ định hình cho năm 2022. Không như 10 năm trước, những gì các hãng công nghệ cần để cạnh tranh và dẫn đầu trong lĩnh vực đã thay đổi đáng kể. Thay vì theo đuổi chiến lược lấy sản phẩm làm trọng tâm, các tên tuổi công...