Apple đang âm thầm khai tử dịch vụ Connect trên Apple Music
Theo thông tin mới nhất từ chuyên trang tin đồn 9to5Mac, Apple đang âm thầm triển khai lộ trình khai tử dịch vụ Connect thuộc nền tảng stream nhạc Apple Music.
Ra mắt từ năm 2015, Connect là kế hoạch thất bại lần thứ hai của Apple tham vọng xây dựng một mạng xã hội kết nối người dùng yêu nhạc và giới nghệ sĩ toàn cầu, khi dịch vụ không đủ sức thu hút cộng đồng cũng như khó có thể chống lại những mạng xã hội đã quá phổ biến như Facebook, Twitter,… Trước đó, vào năm 2012 iTunes Ping với nhiều tính năng tương đồng cũng đã phải ngừng hoạt động, thay thế bằng tính năng chia sẻ trực tiếp lên Facebook và Twitter.
Mặc dù không chính thức thông báo về bất kì động thái nào liên quan đến việc loại bỏ Connect, có nhiều bằng chứng cho thấy Apple đang từng bước khai tử dịch vụ này. Mục Connect, nơi hiển thị các bài chia sẻ của nghệ sĩ và bình luận của fan hâm mộ, thường thấy ở cuối tab For You và trong trang riêng của mỗi nghệ sĩ đã biến mất. Hiện tại chỉ còn có thể tìm thấy các bài đăng bằng cách gõ vào ô tìm kiếm, nhưng chúng sẽ sớm được dọn dẹp dần cho đến tháng 5 năm sau. Nội dung trên trang hỗ trợ của Apple cũng chú thích rằng “Các bài đăng của nghệ sĩ sẽ không còn được hỗ trợ”, gián tiếp công nhận sự ra đi của dịch vụ Connect.
Giao diện tab For You cũng như trang riêng của nghệ sĩ không còn sự xuất hiện của mục Connect
Nhìn chung, các tính năng cộng đồng của iTunes và Apple Music nằm ngoài Facebook Twitter không nhận được nhiều sự chú ý của người dùng. Đầu tiên là cái chết của iTunes Ping sau hai năm ra mắt (2010-2012), tiếp sau đó là Connect (2015-2019). Ngay cả tính năng chia sẻ playlist nhạc với bạn bè cũng ở trạng thái nửa sống nửa chết do ít có người sử dụng. Anh em thì sao?
Theo Tinh Te
Đánh giá dịch vụ stream nhạc Youtube music, nhiều nội dung, tính năng còn hạn chế
YouTube Music là dịch vụ stream nhạc vừa được Google giới thiệu vào tháng 5 vừa qua nhằm cạnh tranh với Spotify, Apple music. Hiện dịch vụ chỉ mới được triển khai ở một số quốc gia như Mỹ, Canada, Úc... nên anh em muốn trải nghiệm phải fake ip để đăng ký và dùng vpn để sử dụng trên điện thoại. Mình hiện đang dùng gói YouTube Premium có giá 11.99$/tháng.
Video đang HOT
Sẽ có câu hỏi đặt ra là hiện có nhiều dịch vụ stream nhạc đang rất phát triển như Spotify, Apple music, Dezeer... vậy thì tại sao người dùng lại cần một dịch vụ như YouTube Music. Tuy nhiên, từ thực tế cá nhân mình thì YouTube Music vẫn sẽ có chỗ đứng vì lượng nội dung cực kỳ phong phú của mình.
Đầu tiên phải kể đến các nội dung độc quyền không nơi đâu có do người dùng sáng tạo. Trong khi các dịch vụ stream nhạc khác chỉ chú trọng vào các nghệ sỹ thực thụ thì trên youtube có hằng hà sa số các nội dung do người dùng tạo nên mà đôi khi các kênh này còn có lượng subscribe cực kỳ đông.
Kế đến là các nội dung độc quyền của các nghệ sỹ như các liveshows, các show diễn mini... Như mình hay nghe các show EDM của Tomorrowland thì gần như không thể nào kiếm ở đâu để nghe được ngoại trừ Youtube.
Bên cạnh đó là khả năng download để nghe offline các nội dung trên. Ngoài ra, như bình thường nguời dùng phải mở màn hình điện thoại để youtube chạy khi xem thì với dịch vụ mới, Youtube có thể chạy nền để người dùng có thể nghe khi tắt màn hình điện thoại.
Cuối cùng là loại bỏ quảng cáo, đây là điều mình thích nhất và có lẽ nhiều anh em cũng thích. Có 2 thứ mình không thích ở các quảng cáo trên youtube, thứ nhất là đối với các show dài thì việc chèn quảng cáo ngắt ngang là cực kỳ mất hứng, chưa kể đôi khi các nội dung quảng cáo lại phản cảm. Thứ hai là các quảng cáo này lại có âm lượng không đồng nhất với các nội dung đang xem, đôi khi mình bị giựt mình vì đang nghe ở mực âm lượng bình thường thì một quảng cáo nhảy vào với âm lượng lớn hơn rất nhiều.
Không biết là còn lý do nào nữa không nhưng với cá nhân mình thì chỉ cần nhiêu đó lý do đã đủ thuyết phục mình bỏ tiền ra sử dụng Youtube Music. Anh em nào đang dùng còn gì hay ho thì cứ chia sẻ nhé. Còn giờ là đến phần mình chia sẻ các trải nghiệm Youtube Music
Youtube Music chỉ có 3 tab cơ bản là Home/Hotlist/Library. Ở giao diện Home cũng là các mục quen thuộc như đã phần các dịch vụ stream nhạc khác. Youtube Music cũng có gợi ý các live hoặc các nghệ sỹ khác dựa trên thói quen của người nghe và hiển nhiên không thể mục giới thiệu những album mới ra mắt. Mình thì rất thích mục "live performances" vì ở đây luôn update các videos mới nhất mà các nghệ sỹ mà mình theo dõi lẫn các nghệ sỹ nổi tiếng. Hiện Youtube chưa cho tuỳ chọn hiển thị ở mục này mà nó tự động đưa ra dựa trên thói quen của người nghe. Điều mà mình không thích ở đây là cách hiện thị của Youtube music chưa được đẹp mắt lắm. Các hình ảnh cover lúc vuông lúc tròn nhìn khá là khó chịu.
Chiếm hơn 50% của mục Home là các playlist, có thể thấy Google hiểu được thế mạnh của Youtube chính là từ các playlist được tạo bởi người dùng nên họ đã đưa ra mục Home rất nhiều. Hiện các nhóm playlist này vẫn đang là cố định, hi vọng sắp tới Youtube music có thể cho người dùng lựa chọn nội dung thì lúc đó sẽ tuyệt hơn.
Giao diện nghe nhạc của Youtube Music khá đơn giản. Trước đây bạn không thể tua nhanh đến một đoạn bất kỳ khi nghe nhưng ở bản update mới nhất thì đã có thể làm được. Người dùng có thể chuyển qua lại giữa chế độ nghe bằng audio hoặc xem video rất đơn giản bằng cách gạt nút nhỏ góc bên phải. Việc này rất có ý nghĩa nếu internet của bạn quá chậm hoặc bạn muốn tiết kiệm tiền 4G .
Người dùng cũng có thể tuỳ chọn chất lượng video cũng như report nội dung nếu cảm thấy không phù hợp. Về chất lượng video, cá nhân mình thấy chọn chất lượng audio tỉ lệ thuận với chất lượng video nên anh em cứ chọn cao nhất có thể để mang đến trải nghiệm nghe tốt nhất nhé.
Nếu muốn download bài hát, bạn chỉ việc nhấn vào nút 3 chấm kế bên tên bài, lúc này sẽ có một menu sổ ra để bạn có thể download và còn làm nhiều thứ khác như share/add to playlist. Khi bấm vào mục Next dưới cùng thì Youtube Music sẽ hiện ra danh sách các ca khúc sẽ được phát tiếp theo, người dùng có thể xoá bỏ bằng cách quẹt sang trái hoặc di chuyển thứ tự bằng cách kéo thả lên xuống.
Không rõ sao nhưng tab Hotlist của mình hiện vẫn chưa có gì. Do đó mình đi thẳng qua tab Library luôn, ta này thì khá trực quan với mục đầu tiên là lịch sử các video mà bạn đã xem được sắp xếp theo Ngày/Tuần/Tháng rất tiện lợi. Người dùng cũng có thể xoá các nội dung không mong muốn hiển thị trong mục history này. Mục download là nơi lưu trữ tất cả những gì mà bạn đã donwload. Tiêc là mục này lại đang sắp xếp cực kỳ thủ công theo kiểu cái nào mới down nhất thì hiện lên đầu chứ không theo bất kỳ ca sỹ hay album gì cả.
Phần tìm kiếm có lẽ là phần sáng giá nhất của Youtube music với giao diện trực quan và nhiều thông tin. Bạn có thể dễ dàng thấy được những bài hát, album, playlist nổi bật của nghệ sỹ mà mình quan tâm.
Đó hiện tại là toàn bộ những gì app Youtube Music mang lại. Về mặt trải nghiệm người dùng thì Youtube music chưa thực sự tốt lắm, bên cạnh nội dung phong phú và một số tính năng mà trước giờ người dùng youtube không có được như mình chia sẻ ở đầu bài thì mình nghĩ Google còn phải cải thiện nhiều hơn để Youtube Music có thể cạnh trạnh với các dịch vụ Stream nhạc đang có mặt trên thị trường.
Theo tinhte
Apple muốn loại bỏ tính năng xã hội Music Connect Dường như Apple đang có kế hoạch loại bỏ hoàn toàn Music Connect, một tính năng hỗ trợ dịch vụ phát nhạc trực tuyến ra mắt vào năm 2015. Music Connect sẽ không còn hoạt động kể từ 24.5 năm sau? - Ảnh: PhoneArena Theo PhoneArena, Music Connect được ra mắt để giúp các nghệ sĩ dễ dàng liên lạc với người hâm...