Apple cao giá hơn toàn bộ ngành công nghiệp dầu khí thế giới
Sau cuộc khủng hoảng giá dầu, giá trị vốn hóa của ngành công nghiệp dầu khí toàn cầu lao dốc từ 3.000 tỷ USD xuống dưới 1.500 tỷ USD, thấp hơn định giá của Apple.
Theo Quartz, ngành dầu khí toàn cầu từng có giá trị vốn hóa 3.000 tỷ USD giờ đã lao dốc xuống dưới 1.500 tỷ USD. Con số 1.500 tỷ USD cũng là giá trị vốn hóa hiện tại của Apple. Thậm chí, Apple thừa sức mua lại ExxonMobil, công ty dầu khí tư nhân hàng đầu thế giới, với 198 tỷ USD tiền mặt.
Ngành công nghiệp dầu khí từng mang lại lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư Phố Wall trong nhiều năm qua. Cổ tức của những công ty lớn nhất ngành dầu khí duy trì ở mức 6%/năm. Với giá dầu 60 USD/thùng, dường như chẳng điều gì có thể đe dọa các nhà đầu tư.
Đại dịch Covid-19 và cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Saudi Arabia dẫn tới cuộc khủng hoảng giá dầu nghiêm trọng. Giá dầu thô lần đầu rơi xuống mức âm và giờ dao động ở ngưỡng 40 USD/thùng.
Giá trị vốn hóa của Apple hiện cao hơn ngành công nghiệp dầu khí toàn cầu. Ảnh: Quartz.
Video đang HOT
Giá dầu thấp hơn nhiều so với mức sinh lời của các doanh nghiệp tư nhân. Nhiều công ty sa thải lao động hàng loạt và cắt giảm khai thác. Tập đoàn dầu khí đa quốc gia Royal Dutch Shell phải cắt giảm cổ tức tới 2/3. Đây là lần đầu tiên trong vòng 80 năm Shell giảm cổ tức.
“Tốc độ và quy mô của những tác động xã hội do dịch Covid-19, sự suy giảm đối với kinh tế vĩ mô và triển vọng giá cả là chưa từng có”, Shell nói với các nhà đầu tư. Tập đoàn dự đoán tác động có thể kéo dài đến năm hết 2020.
Hậu COVID-19: Làn sóng M&A chảy mạnh vào các dự án BĐS công nghiệp
Các chuyên gia bất động sản đưa ra nhận định, doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng M&A (sáp nhập - mua lại) các dự án bất động sản công nghiệp tại Việt Nam.
Chia sẻ tại hội thảo "Giải pháp phục hồi thị trường bất động sản hậu COVID-19", ông Phạm Thanh Hưng (Shark Hưng), Phó chủ tịch HĐQT Cen Group cho biết để đón các doanh nghiệp dịch chuyển khỏi Trung Quốc, bên cạnh xây dựng các khu công nghiệp thì việc phát triển hệ thống logistic cũng như phát triển công nghiệp phụ trợ là điều cần quan tâm.
Hiện có 2 xu hướng về làn sóng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Thứ nhất là cuộc dịch chuyển từ chính các nhà đầu tư nước ngoài - họ sẽ thuê các nhà máy đi kèm dịch vụ, cung cấp trọn gói từ A-Z. "Có thể thấy, ngay sau khi có động thái dịch chuyển này thì rất nhiều nước xung quanh chúng ta cũng lên kế hoạch để đón làn sóng dịch chuyển", ông Hưng nói.
Ông cũng lấy ví dụ, Indonesia đã có kế hoạch "đi tắt đón đầu", đàm phàn với chính phủ Mỹ về việc di dời các công ty Mỹ hoạt động tại Trung Quốc sang quốc đảo này. Chính phủ nước này đã chuẩn bị 4.000ha đất để đón các công ty này. Còn Việt Nam đang hi vọng Apple sẽ đặt nhà máy tại đây.
Theo ông Hưng, trong các nước Đông Nam Á, Việt Nam đang có lợi thế về mặt địa lý, song Việt Nam lại có nhiều bất cập khác về tính sẵn sàng.
"Cơ hội sẽ dành cho tất cả mọi người và chỉ đến với ai khi sẵn sàng đón nhận", ông Hưng nói và cho rằng khi các doanh nghiệp đi khỏi Trung Quốc thì cơ hội dành cho các nước Đông Nam Á và họ muốn đến nước nào đã sẵn sàng đón nhận họ. "Chúng ta dường như chưa thực sự sẵn sàng và hơi chậm chạp", Shark Hưng nhận định.
Làn sóng M&A chảy mạnh vào các dự án BĐS công nghiệp tại Việt Nam
Xu hướng thứ hai, theo ông Hưng là xu hướng dịch chuyển từ những nhà cung cấp dịch vụ bất động sản hạ tầng và khu công nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu quan sát về báo cáo thị trường M&A thì số lượng M&A tại Việt Nam tăng vọt trong vòng 3-4 tháng đầu năm 2020.
"Ai là người đi thâu tóm những công ty này? Không ai khác ngoài Trung Quốc", Shark Hưng nói và cho biết các doanh nhân Trung Quốc không cần biết chính phủ của họ sẽ làm những gì, nhưng để cứu vãn tình trạng này thì họ nhanh chân sang Việt Nam thâu tóm nhiều khu công nghiệp đang dở dang hoặc có mặt bằng sạch. Thậm chí thủ tục pháp lý có thể chưa xong nhưng họ vẫn M&A mua lại các doanh nghiệp, nhà máy, hạ tầng...
Cũng theo Shark Hưng, chính phủ Trung Quốc chắc chắn sẽ có những động thái nhất định để ngăn chặn làn sóng di dời này. Và trong cuộc đấu trí này, Việt Nam không thể đánh giá chủ quan bất kỳ ai.
"Nếu chúng ta không nhanh chóng, sẵn sàng thì các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ vào với tâm thái: Tôi lại ở đây và sẵn sàng đón các anh!", ông Hưng nói. Do đó, Shark Hưng cho rằng Việt Nam cần phải nhanh, linh hoạt và có phản ứng kịp thời và tích cực để đón nhận cơ hội này.
Cũng chia sẻ về vấn đề này, bà Vân Nguyễn - Giám đốc Bộ phận Thị trường JLL cho biết, xu hướng dịch chuyển các nhà máy khỏi Trung Quốc đã có cách đây vài năm, khi Chính phủ Trung Quốc mong muốn xây dựng ngành sản xuất sạch. Do vị trí chiến lược gần Trung Quốc nên Việt Nam có cơ hội đón làn sóng dịch chuyển này.
Trước đại dịch COVID-19, Việt Nam đã là điểm đến trong nhiều điểm đến khác. Nhưng khi COVID-19 diễn ra và đỉnh điểm là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thì việc dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, ngoài Việt Nam còn có nhiều nước khác như Ấn Độ (lợi thế về dân số đông, diện tích lớn). "Chúng tôi nhận thấy, nguồn cung ở Việt Nam lớn tuy nhiên đất sạch thì chưa có nhiều, giải phóng mặt bằng còn khó khăn. Việc lựa chọn và cấp giấy phép đầu tư cũng cần có sự lựa chọn để tránh tình trạng Việt Nam trở thành nơi chuyển dịch của các nhà máy, nhà sản xuất không sạch", bà Vân Nguyễn chia sẻ.
Giá trị vốn hóa Apple lần đầu vượt qua 1.500 tỷ USD, trở thành công ty công nghệ giá trị nhất thế giới Điều này cho thấy sự tự tin của các nhà đầu tư vào việc Apple sẽ bứt lên mạnh mẽ khi đại dịch Covid-19 qua đi cũng như kỳ vọng lạc quan vào đợt ra mắt các sản phẩm sắp tới. Bất chấp các bất ổn đang diễn ra do đại dịch Covid-19 cũng như các cuộc biểu tình trên toàn nước Mỹ,...