Apple bị kiện với lý do kỳ quặc
Một người dùng đã kiện Apple vì sử dụng ‘ tính năng đặc biệt’ trên chiếc iPhone của anh để phát triển tính năng mới cho iOS.
Raevon Terrell Parker chính là người đàn ông kiện Apple với lý do trên. Theo AppleInsider, đơn kiện được nộp vào ngày 1/6 tại Tòa án Đông Missouri (Mỹ) với cáo buộc Apple giữ lại chiếc iPhone của Parker khi nó được sửa tại một Apple Store vào tháng 10/2018.
Lý do nộp đơn kiện theo lời kể của Parker. Ảnh: AppleInsider.
Parker đến Apple Store Saint Louis Galleria để sửa chiếc iPhone 7 bị lỗi. Dù nó đã được sửa, Parker nói rằng nhân viên cửa hàng đã “giữ lại sản phẩm bằng cách lừa dối nguyên đơn về việc chiếc điện thoại ấy có một tính năng mới lần đầu xuất hiện” bằng cách đề nghị đổi một chiếc iPhone mới cho anh.
Hồ sơ liên quan cho thấy Parker từng kiện Apple vì một số vấn đề xảy ra trên điện thoại như mất đi thiết lập cài đặt, “bị đặt lại mật khẩu” và tải lại một số giao dịch trên App Store.
Trong đơn kiện, Parker nói rằng “tính năng mới” bao gồm việc iPhone được thiết lập để “bỏ qua một số tùy chọn màn hình khởi động nhất định”, cho phép iPhone “giao tiếp với thiết bị khác một cách nhanh và chính xác hơn”.
Video đang HOT
Dòng chữ ghi đậm yêu cầu Apple bồi thường cho Parker vì anh là người “phát hiện ra tính năng Group FaceTime”.
Một người dùng đã kiện Apple với lý do không giống ai, đòi bồi thường “2 nghìn tỷ 900 USD và món đồ vô giá”.
Những tính năng trên được Parker cho là “hỗ trợ Apple trong việc tạo ra iOS 12″, và anh nên được bồi thường vì iPhone của mình là chiếc điện thoại đầu tiên có chúng.
Trong đơn kiện trước đó được nộp vào 28/3/2019, Parker đã yêu cầu Apple bồi thường khoản tiền tương đương chiếc iPhone 7 “đặc biệt” của anh là một nghìn tỷ USD, iOS 12 là một nghìn tỷ USD, “tâm lý của Raevon Terrell Parker” là “vô giá USD”, tức là “2 nghìn tỷ vô giá USD”.
Không chỉ vậy, Parker còn đòi thêm 900 USD tiền thuê chiếc iPhone 7 từ Apple, nâng tổng số tiền mà Táo khuyết phải bồi thường là “2 nghìn tỷ 900 USD và món đồ vô giá”.
Vụ kiện ấy đã bị bác bỏ vào tháng 5/2019, sau khi Apple thuyết phục thành công thẩm phán rằng khiếu nại không đưa ra được yêu cầu cho thẩm phán xử lý. Trong vụ kiện mới hơn, Parker bổ sung rằng anh sở hữu bằng sáng chế cho “iOS 12.0.1 hoặc mới hơn” và “iOS 13.0.1 hoặc mới hơn”.
Một lần nữa, Parker muốn được Apple bồi thường một nghìn tỷ USD do anh phải “nhập viện, đi lại, đau khổ, tủi nhục, bối rối và bị phỉ báng”.
Hiện chưa có ngày cả 2 phải ra tòa để vụ kiện được tiếp tục.
Apple khiến những kẻ cướp iPhone 'bẽ bàng' ra sao?
Theo AppleInsider, Apple đã vô hiệu hoá hoàn toàn tất cả iPhone bị đánh cắp từ các cửa hàng Apple Store tại Mỹ.
Số iPhone bị trộm cắp từ các cửa hàng Apple Store tại Mỹ ngày càng tăng cao và những kẻ trộm đang tìm cách bán chúng. Tuy nhiên, theo AppleInsider, Apple đã vô hiệu hoá hoàn toàn tất cả iPhone bị đánh cắp.
Số lượng iPhone bị đánh cắp từ ngày càng ít hơn nhiều so với trước đây. Những kẻ trộm chuyên nghiệp cũng hiếm khi lấy những sản phẩm trưng bày của Apple từ Apple Store. Nguyên nhân bởi những chiếc iPhone trưng bày được cài phần mềm đặc biệt chỉ cho phép máy hoạt động nếu nằm trong cửa hàng.
Dòng thông báo trên chiếc iPhone bị cướp khỏi Apple Store.
Trong suốt một thập kỷ qua, Apple đã kiểm soát các sản phẩm trưng bày tại cửa hàng hiệu quả đến mức kẻ trộm chỉ có thể kiếm tiền từ việc bán các linh kiện trong thiết bị. Nếu bị đánh cắp khỏi cửa hàng, những chiếc iPhone trưng bày sẽ liên tục kêu to và không thể tắt nguồn nếu bị rút cáp kết nối.
Tuy nhiên, vẫn có những chiếc máy Apple sản xuất cho mục đích trưng bày tại các hệ thống bán lẻ bằng cách nào đó đã được tuồn ra ngoài và đưa về một số cửa hàng.
Khi mua những thiết bị như vậy, người dùng trước khi trả tiền cần mở khoá thiết bị bằng mật mã từ người bán và cẩn thận kiểm tra Activation Lock (bước đăng nhập iCloud khi kích hoạt iPhone).
Thêm vào đó, nếu cầm trên tay một chiếc iPhone trưng bày ngoài cửa hàng, nó sẽ liên tục thông báo yêu cầu người giữ máy hoàn trả sản phẩm cho Apple Store.
"Thiết bị này đã bị vô hiệu hoá và đang bị theo dõi. Những nhà chức trách sẽ được thông báo về điều này", dòng thông báo xuất hiện trên những chiếc iPhone bị đánh cắp cho biết.
Những chiếc iPhone trưng bày được cài phần mềm đặc biệt chỉ cho phép máy hoạt động nếu nằm trong cửa hàng.
Cuối tuần qua, nhiều thành phố tại Mỹ diễn ra những cuộc biểu tình sau cái chết của người đàn ông da đen tên George Floyd. Những cuộc biểu tình trải dài trên ít nhất 30 thành phố tại Mỹ, sau đó nhanh chóng biến thành bạo loạn. Những người quá khích đã lợi dụng tình hình hỗn loạn để phá, trộm đồ tại cửa hàng các thương hiệu lớn, trong đó có Apple Store.
Những kẻ lợi dụng đã gây nhiều thiệt hại cho các cửa hàng Apple. Tại Portland, một số người đã đập vỡ cửa kính cao 9 m, lao vào trong để trộm hàng loạt sản phẩm Apple, bao gồm những thiết bị trưng bày trên bàn như iPhone, iPad và một số phụ kiện. Còn ở Minneapolis, một Apple Store cũng bị phá hoại, chỉ còn những dãy bàn trống trơn, lật nhào và bình chữa cháy.
Theo nguồn tin của AppleInsider, tình trạng hỗn loạn tại Georgia đã buộc chính quyền bang này yêu cầu đóng cửa toàn bộ Apple Store, các nhân viên đã dọn dẹp hàng ngay trong đêm để tránh trộm cắp.
Chuyện thật như đùa: Apple bị kiện vì sử dụng thương hiệu 'iPhone' Đây không phải là lần đầu tiên Apple vướng vào những vụ kiện cáo liên quan tới thương hiệu gắn liền với tên tuổi của mình. Đã từ lâu tên tuổi của các đời iPhone luôn gắn liền với sự thành công cũng như vị thế của Apple trên thế giới. Tuy nhiên, riêng tại Brazil, thương hiệu "iPhone" còn thuộc quyền sở...