Apple bị cáo buộc theo dõi bất hợp pháp thiết bị cá nhân của nhân viên
Tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ mới đây đã bị cáo buộc theo dõi bất hợp pháp các thiết bị cá nhân và tài khoản iCloud của nhân viên, đồng thời cấm họ thảo luận về mức lương và điều kiện làm việc của mình.
Biểu tượng của Apple ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong đơn khiếu nại được đệ trình lên tòa án bang California ngày 1/12, anh Amar Bhakta, người đã làm việc trong bộ phận quảng cáo kỹ thuật số cho Apple suốt 4 năm, cho biết công ty yêu cầu nhân viên cài đặt phần mềm giám sát trên các thiết bị cá nhân mà họ sử dụng để làm việc, cho phép Apple truy cập vào email, thư viện ảnh, dữ liệu sức khỏe và thậm chí thông tin liên quan đến các thiết bị trong hệ sinh thái “nhà thông minh” của họ.
Đơn kiện cũng cáo buộc Apple áp dụng các chính sách bảo mật thông tin nghiêm ngặt, cấm nhân viên thảo luận về điều kiện làm việc, bao gồm cả với phương tiện truyền thông và tham gia vào hoạt động tố giác được pháp luật bảo vệ.
Trong tuyên bố, Apple cho biết mọi cáo buộc trên là không có cơ sở, nhấn mạnh mọi nhân viên đều được đào tạo hàng năm về quyền thảo luận điều kiện làm việc của họ.
Các luật sư của anh Bhakta cũng từng đại diện cho hai nữ nhân viên khác của Apple kiện công ty này trả lương thấp một cách có hệ thống cho người lao động nữ trong các bộ phận kỹ thuật, tiếp thị và AppleCare.
Hiện Apple cũng đang phải đối mặt với ít nhất ba khiếu nại từ một hội đồng lao động Mỹ, trong đó cáo buộc công ty đã ngăn cản nhân viên thảo luận các vấn đề như định kiến giới tính và phân biệt đối xử về lương với nhau và với giới truyền thông. Tập đoàn này đã phủ nhận các cáo buộc này.
Indonesia từ chối đề xuất đầu tư 100 triệu USD của Apple
Indonesia đã từ chối đề xuất đầu tư 100 triệu USD của Apple nhằm dỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 vì cho rằng "táo khuyết" không đáp ứng căn bản các yêu cầu của chính phủ.
Biểu tượng của Apple ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tháng trước, Indonesia đã cấm tiếp thị và bán sản phẩm iPhone 16 do Apple không đáp ứng các quy định đầu tư của địa phương, trong đó có việc phải đảm tỷ lệ nội địa hóa 40%, nhằm khuyến khích đầu tư từ các công ty công nghệ lớn. Sau lệnh cấm, Apple đã đề nghị tăng khoản đầu tư vào Indonesia thêm 100 triệu USD để đổi lấy việc được chính quyền sở tại dỡ bỏ lệnh cấm bán dòng điện thoại mới.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố ngày 25/11, Bộ trưởng Công nghiệp Agus Gumiwang Kartasasmita vẫn cho rằng Apple không đáp ứng các yêu cầu của Chính phủ Indonesia, nhất là khi so sánh với các khoản đầu tư của chính "gã khổng lồ công nghệ" này ở các quốc gia khác. "Hiện tại, Apple vẫn chưa đầu tư vào các cơ sở sản xuất hoặc nhà máy tại Indonesia", ông nói.
Cũng theo lời Bộ trưởng Kartasasmita, Bộ Công nghiệp đã hối thúc "trái táo cắn dở" thành lập ngay một cơ sở sản xuất hoặc nhà máy tại Indonesia "dựa trên các nguyên tắc công bằng" để không phải nộp đề xuất chương trình đầu tư sau mỗi 3 năm.
Trên thực tế, tuy cấm bán iPhone 16 nhưng Indonesia vẫn cho phép mang dòng điện thoại mới này vào trong nước nếu không thuộc diện mua bán thương mại. Chính phủ nước này ước tính đã có khoảng 9.000 chiếc được mang vào trong nước theo cách trên.
Ngoài iPhone 16, Indonesia cũng cấm bán điện thoại Google Pixel vì không đáp ứng tỷ lệ nội địa hóa nói trên và hiện cũng đã có 22.000 chiếc điện thoại loại này được đưa vào Indonesia theo đường phi thương mại.
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử. Biểu tượng Apple. Ảnh: AFP/TTXVN Người phát ngôn của Bộ Febri Hendri Antoni Arif cho biết, kế hoạch đầu tư đã tăng gấp 10 lần so với kế...