Apex Legends – Làn gió mới đang lật tung cả thế giới Battle Royale
Thành thật mà nói thì Apex Legends chính là điểm sáng chói chang của làng game đầu năm 2019.
Apex Legends, tựa game online Battle Royale mới nhất của EA đã chạm mốc 25 triệu người chơi chỉ trong 1 tuần. Không chiến dịch marketing rầm rộ theo truyền thống, không những đợt open beta… nhưng trò chơi đã mang đến thành công ngoài tưởng tượng và trở thành cứu cánh cho EA nhờ vào giới streamer cùng giải đấu tiền tấn ban đầu.
Khởi đầu tốt đẹp
Với EA những năm gần đây, các tựa game mới ra mắt đều có những khởi đầu chẳng mấy suôn sẻ. Từ server sập, tràn ngập bug, lỗi game hay game vận hành không mấy trơn tru đều khiến không ít người chơi ngán ngẩm. Apex Legends quả là một sự bất ngờ lớn khi mà tựa game này phát hành vô cùng trơn tru, server vô cùng ổn định và tối ưu tuyệt vời. Rất hiếm khi chơi game có hiện tượng drop FPS (tất nhiên với máy đạt đủ cấu hình). Sự mượt mà này là một nhân tố vô cùng quan trọng khiến Apex Legends vượt xa các đối thủ.
Không những không có lỗi kết nối, Apex Legends còn luôn giữ mức FPS ổn định
Apex Legends không hề có những đợt marketing rầm rộ, không open beta, không cả một trailer, lặng lẽ xuất hiện trên Origin. Có lẽ đây là một minh chứng cho sự thay đổi của EA, khi mà các chiến dịch marketing của họ gần đây chẳng hề mang lại kết quả khả quan mà ngược lại, gây hại không nhỏ đến doanh số cũng như hình ảnh của hãng. Chính việc không marketing của Apex Legends lại là cách marketing hiệu quả nhất.
Mượt mà
Mượt mà – đó là cảm nhận đầu tiên và cũng xuyên suốt quá trình chơi Apex Legend. Không hề có khoảng thời gian chết 60s chờ đợi trận đấu như mọi game battle royale, bạn chỉ cần lựa chọn nhân vật và ngay sau đó được lên máy bay.
Tạm biệt cảnh chờ đợi mỗi khi vào trận
Mượt mà còn đến từ hệ thống di chuyển – được xây dựng dựa trên người anh em Titanfall 2, với một số thay đổi để phù hợp với môi trường chiến thuật hơn. Titanfall 2 có lẽ là game FPS có hệ thống di chuyển hoàn hảo nhất hiện tại, vừa dễ làm quen nhưng cũng vô cùng khó để trở nên thuần thục. Apex Legends kế thừa tất cả những điểm tốt đẹp của Titanfall, nhưng có những điều chỉnh nhất định, đặc biệt là sự thiếu vắng của khả năng double jump (nhảy hai lần) và wall running (chạy trên tường).
Điều này tuy khiến nhiều fan của Titanfall thất vọng nhưng là cần thiết bởi Apex Legends không còn là một tựa game bắn súng đơn thuần như người anh em của mình mà là một game Battle royale đầy chiến thuật. Dù thiếu vắng đi những khả năng ấy, Apex Legends vẫn đem tới nhiều điều mới mẻ, nổi bật ở khả năng trượt khi đang chạy nhanh hay trượt xuống bờ dốc, kết hợp với hệ thống Zipline và Balloon được dải khắp bản đồ, khiến cho việc di chuyển chạy vòng của người chơi trở nên đơn giản.
Balloon giúp việc di chuyển quanh bản đồ vô cùng đơn giản
Video đang HOT
Người chơi cũng cảm nhận được sự mượt mà ở một điểm vô cùng đặc biệt: UX. Một vấn đề nan giải với nhiều tựa game đó là việc giao tiếp giữa các thành viên trong cùng một đội. Không phải ai cũng có micro, và cũng không phải ai cũng sẵn sàng giao tiếp qua micro. Hơn nữa, với một tựa game Battle royale, việc giao tiếp còn trở nên phức tạp hơn rất nhiều so với FPS bình thường. Vị trí cần đến, vị trí của kẻ địch, vị trí của loot, số lượng kẻ địch … khiến việc giao tiếp trở nên vô cùng khó khăn.
Bạn có thể Ping gần như mọi thứ trong Apex Legends
Apex Legends giải quyết vấn đề trên chỉ bằng duy nhất 1 nút bấm. Người chơi có thể ping mọi thứ, từ phương hướng, kẻ địch, loot, yêu cầu xin đồ hay thậm chí cả cánh cửa đã được mở được mở. Khi ping, người chơi nhận được thông tin trên màn hình, cũng như voice. Bạn không có mic? Không thành vấn đề, Apex Legends hỗ trợ text-to-speech (dịch chữ thành tiếng). Hệ thống này hoạt động quá hoàn hảo khiến việc giao tiếp bằng mic đôi khi trở nên không cần thiết.
Đa dạng là sức mạnh
Đa dạng – diversity cũng là chủ đề được nhắc đến rất nhiều của tựa game EA gần đây : Battlefield V. Ở Battlefield V, đa dạng dường như là một sự cưỡng ép, với một lý do chính trị hơn là gameplay. Fan khó lòng chấp nhận một game lấy chủ đề thế chiến hai có nhân vật là “nữ đồng tính đeo katana với cánh tay robot và phục vụ trong quân đội Hoàng Gia Anh”. Rõ ràng, xây dựng nhân vật như vậy lấy đi sự chân thực từ tựa game với truyền thống bám sát thực tế như Battlefield. Nhưng với Apex Legends, khi mà chủ đề là tương lai, thì đa dạng lại là sức mạnh. Mỗi nhân vật mang trong mình nhận dạng, tính cách riêng biệt cùng với backstory. Mọi thứ vừa điên rồ nhưng vẫn đáng tin và chẳng hề mang chút cưỡng ép.
8 Legend đầu tiên của Apex,2 trong số đó là LGBT
Vũ khí trong Apex Legends vô cùng đa dạng, bao gồm 6 lớp vũ khí, mỗi vũ khí đều có cơ chế hoạt động vô cũng khác biệt. Không tồn tại 2 khẩu súng cùng bắn 1 loại đạn giống nhau đều có thể bắn liên thanh. Cùng được thừa hưởng kho vũ khí từ người anh em Titan fall nên cảm giác bắn súng của Apex Legends cực kì đã tay. Không một vũ khí nào trong game đem lại cảm giác giống nhau, cùng với khả năng gắn thêm những phụ kiện giúp thay đổi trải nghiệm của chúng.
Khẩu sniper của bạn vừa có thể sử dụng như shotgun ở tầm gần, hay khẩu shotgun khi ngắm sẽ tăng đáng kể tầm xa. Độ giật của đa số vũ khí tuy không quá cao nhưng do số đạn trong mỗi băng cùng với tốc độ đạn thấp và tốc độ bắn cao nên việc kiểm soát vũ khí không hề dễ dàng. Hơn nữa, TTK (time to kill) của game là khá cao, cộng với việc việc các nhân vật có tốc độ di chuyển khá nhanh nên yêu cầu khi tiêu diệt mục tiêu phải nhanh gọn và chính xác, với sự phối hợp của toàn đội. Ngoài ra, vũ khí cũng được cân bằng khá tốt, ngoại trừ Mozambique và P2020 thì mọi vũ khí với phụ kiện thích hợp đều có thể giúp bạn giành được top 1.
6 class vũ khí – mỗi vũ khí trong từng class có thể coi như 1 sub-class.
Một điểm làm Apex Legends khác biệt khỏi các đối thủ là hệ thống Legends – các lớp nhân vật với kĩ năng khác nhau. Có thể coi Apex như chế độ Battle royale của một tựa game Heroshooter như Overwatch. Các nhân vật đều có những chức năng khác nhau và các nhân vật bổ trợ lẫn nhau.
Ví dụ như với Bangalore, bạn có kĩ năng chủ động là bắn ra 3 quả smoke để che mắt kẻ thù. Khi Bangalore đi cùng với Bloodhound – thợ săn với kĩ năng chủ động và kĩ năng Ultimate giúp nhìn xuyên smoke, kĩ năng của Bangalore trở nên vô cùng lợi hại trong cả tấn công lẫn phòng thủ. Trong tay người chơi có kinh nghiệm, những kĩ năng này sẽ là những con bài quyết định cho các cuộc đấu súng. Apex Legends yêu cầu sự hợp tác của mọi thành viên trong team, chính vì vậy nên Respawn Entertainment quyết định game sẽ không có chế độ solo mà thay vào đó là squad 3 người. Con số 3 có vẻ khá kì cục bởi nhưng lại hợp lý vô cùng bởi đây cũng là ba vị trí chủ yếu của các game Heroshooter đó là damage, tank và support.
Việc xây dựng 1 team với các Legend phù hợp là vô cùng quan trọng
Sự đa dạng còn được tìm thấy ở cách mà Respawn thiết kế bản đồ King Canyon. Với một tựa game Battle royale thông thường, bản đồ thường được chọn là một khu vực rộng lớn, hoang vu hẻo lánh và tàn lụi. Các khu vực được chia theo loot và đều có thể tiếp cận từ mọi hướng khác nhau và thường khá bằng phẳng. Apex Legends sở hữu một bản đồ không quá lớn và không hề có các phương tiện để di chuyển nhanh như xe máy hoặc ô tô. Bản đồ này được thiết kế khá đặc biệt, các khu vực không hề bằng phẳng mà đều trũng ở giữa và có sự hạn chế số đường có thể di chuyển vào từ một khu vực khác.
Mọi khu vực đều có hệ thống Zipline và Balloon giúp việc di chuyển hay chạy vòng vô cùng nhanh và an toàn (bạn sẽ khó bị bắn trùng hơn khi đang bay trên không trung và cũng chẳng có cái xe nào để kẻ địch spam cho đến khi nổ cả). Việc xây dựng map như vậy như một mũi tên trúng hai đích. Đầu tiên, các khu vực chỉ có thể tiếp cận bằng một số đường nhất định sẽ ép các đội buộc phải đi vào các khu vực hẹp và giao đấu với nhau từ đó đẩy nhanh nhịp độ trận đấu.
Hơn nữa, sẽ không còn cảnh kẻ địch nằm núp bụi từ khoảng cách vài km sử dụng sniper và headshot bạn. Không chỉ về mặt gameplay, bản đồ của Apex được xây dựng với nhiều “tính cách”. Các khu vực khác nhau mang những chủ đề riêng biệt, từ khu Skull Town nằm dưới xác của quái thú Leviathan đến Artillery với những khẩu pháo khổng lồ, khu ổ chuột Slum Lake hay khu rừng cháy… Mỗi khu vực mang nét độc đáo riêng cùng với đó là chiến thuật khác nhau được áp dụng.
King Canyon: sa mạc, đầm lầy, núi cao, thác nước, sân bay, nhà máy, khu ổ chuột ….
Dù chất lượng xứng đáng một tựa game AAA, Apex Legends có cái giá là 0$. Doanh thu của game đến từ việc người chơi bỏ tiền cho lootbox và mua nhân vật khóa. Tất cả những gì nhận được nhờ lootbox chỉ nằm ở trang phục và hoàn toàn không ảnh hưởng đến gameplay. Các nhân vật bị khóa cũng có thể dễ dàng nhận được bằng việc sử dụng tiền thưởng nhận được sau mỗi lần lên level – thời gian lên level khá nhanh, cần 23 level để mua được 1 Legend.
Khi mà những tựa game AAA 60$ cũng có cash shop, thậm chí trong trường hợp của Battle front 2 còn không chỉ dừng lại ở trang phục, Apex Legends trở thành tấm gương sáng về thân thiện với khách hàng – một thứ mà nhiều game AAA 60$ hiện nay đang thiếu sót.
Một chút skin tăng điểm tự tin
Không phải mọi thứ đều hoàn hảo
Apex Legends dù đang thực sự làm nên một cuộc cách mạng trong thể loại Battle royale, vẫn còn nhiều điểm điểm cần hoàn thiện. Cần khá tốn thời gian để giết được người trong game, cộng với việc băng đạn khá ít kiến đôi khi những màn đấu súng trở thành cuộc thi thay đạn nhanh. Tốc độ di chuyển nhanh cũng khiến một số vũ khí, đặc biệt là shotgun trở nên mất cân bằng do việc strafe cực đơn giản và damage vô cùng lớn của chúng.
Peacekeeper – khẩu pump action shotgun được đánh giá quá bá đạo
Loot cũng là một vấn đề cần điều chỉnh của Apex Legends. Những phụ kiện cấp cao tạo nên sự chênh lệch khá lớn giữa người chơi. Với một bộ giáp tím trở lên bạn có thể dễ dàng trở thành tanker và gánh vài phát đạn AR vào đầu mà chẳng hề hấn. Đạn trong game hết rất nhanh bởi độ “trâu” của đối phương và tốc độ bắn nhanh của súng khiến người chơi luôn trong tình trạng khan hiếm đạn.
Áo giáp Legendary với perk khá OP
Vì là tựa game mới, Apex Legends đôi khi cũng gặp một số vấn đề về kết nối khiến người chơi bị văng ra khỏi trận đấu. Điều này là có thể chấp nhận được tuy nhiên rất đáng tiếc là hiện tại, game không hỗ trợ kết nối lại khi đang ở giữa trận.
Lời kết
Apex Legends bằng những sự đổi mới đã thổi làn gió mới vào thể loại Battle royale khi mà tưởng chừng như thị trường đã quá bão hòa. Thành công vượt ngoài tưởng tượng của Apex sẽ ra con đường mới cho những tựa game AAA free to play.
Theo GameK
Chỉ 1 tháng chuyển sang "Free to Play", CS:GO đã lập thành tích bằng cả năm 2018
Cuối năm 2018 vừa qua, tựa game CS:GO chính thức mở cửa miến phí cùng và bổ sung thêm chế độ battle royale cho tựa game của mình
Cuối năm 2018 vừa qua, tựa game CS:GO chính thức mở cửa miến phí cùng và bổ sung thêm chế độ battle royale cho tựa game của mình. Dù nhận về không ít các đánh giá không mấy tích cực về sự giảm chất lượng người chơi trong mỗi trận đấu, tuy nhiên CS:GO lại thu về một con số rất khả quan chỉ trong một tháng đầu tiên này.
Vừa qua trên twitter xuất hiện một đơn thăm dò nhỏ về tựa game CS:GOdo Nors3 thực hiện. Kết quả, có hơn 20,5 triệu người chơi đơn tham gia vào trò chơi này trong tháng 12 vừa qua, gấp đôi con số mà tựa game này đã từng khoe khoang trước đó. Trích dẫn từ SteamCharts và SteamDM, chúng ta có thể thấy rõ lượng người chơi trung bình và lượng người chơi đỉnh điểm của tựa game đều có nhưng dấu hiệu tăng rất mạnh mẽ. Kể từ ngày 7 tháng 12, CS:GO mở cửa miễn phí cho tựa game và bổ sung chế độ Danger Zone - một tên gọi khác của chế độ battle royale, tạo ra nhiều sự gia tăng đột biến trên biểu đồ.
Bảng thống kê của CSGO trên SteamCharts
Cụ thể, SteamCharts đã ghi nhận số lượng người chơi trung bình trong tháng 12 là hơn 395 nghìn người với đỉnh điểm chính xác là 746548 người chơi. Khi so sánh với tháng 11, 2 chỉ số trên gần như vượt trội hơn hẳn so với chỉ hơn 310 nghìn người chơi trung bình và 546 nghìn người chơi đỉnh điểm. Tất nhiên con số này vẫn chưa thấm tháp vào đâu so với tổng số 850 nghìn người chơi cùng lúc, dù vậy, đây vẫn là tin tốt cho CS:GO vì thời điểm cuối năm thường là lúc mà lượng người chơi luôn có xu hướng giảm xuống dưới mức 300 nghìn người chơi cùng lúc.
Dù tựa game chỉ nhận về hơn 7000 nhận xét và phê bình tích cực, tuy nhiên số lượng người chơi cảm thấy lạc quan và phấn khích tới CS:GO rõ ràng tăng đột biến. Có thể ngay khi bắt đầu miễn phí trên Steam, hãng nhận về khá nhiều các chỉ trích về sự "dễ dãi" cho tựa game, nhưng sau hơn 1 tuần chơi miễn phí cùng với chế độ Battle Royale mới cũng được đánh giá là một chế độ hay, rất nhiều người chơi đã thay đổi quan điểm với những nhận xét có cánh hơn cho sự cải thiện và bổ sung này. Trong ngắn hạn, việc CS:GO cho miễn phí thực sự mang đến nhiều kết quả, nhưng tất nhiên một tháng chưa chứng minh được gì nhiều cho tương lai sau này.
Theo GameK
Đến game Xếp gạch cũng có Battle Royale, cực hot trên Nintendo Switch Nếu bạn cảm thấy Minecraft Battle Royale đã đủ điên rồ, hãy cùng thử nghía qua tựa game Tetris 99 để thấy được thế nào là đấu tranh sinh tồn trên mọi mặt trận Khi tựa game PlayerUnknown's Battlegrounds ra mắt và phá vỡ hàng loạt kỉ lục, ngành công nghiệp game nhanh chóng nhận ra thể loại Battle Royale sẽ trở thành...