APEC nỗ lực giải bài toán phục hồi bền vững sau đại dịch COVID-19
Nhóm họp trong ngày 3/9, giới chức cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ( APEC) thảo luận về biện pháp thúc đẩy các chính sách thương mại táo bạo và thiết thực.
Cũng như tìm giải pháp đảm bảo sự phục hồi cho các nền kinh tế thành viên trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành và tiềm ẩn nhiều nguy buộc các nước cần nỗ lực chuẩn bị cho những cú sốc có thể xảy đến trong tương lai.
Cảnh vắng vẻ trên đường phố tại Auckland, New Zealand, trong thời gian phong tở phòng dịch COVID-19, ngày 18/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Video đang HOT
Bà Vangelis Vitalis – quan chức cấp cao của New Zealand – quốc gia đang giữ chức Chủ tịch luân phiên APEC năm 2021 – nhấn mạnh rằng: “APEC đang ở trong gian đoạn quan trọng, khi các nền kinh tế thành viên phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế và y tế kéo dài. Giữa những bất ổn này, các bên cần phối hợp cùng nhau, dựa trên niềm tin chung rằng việc hợp tác thương mại nhiều hơn và cởi mở hơn, cùng với cải cách cơ cấu và tăng cường hợp tác là cách ứng phó hiệu quả nhất đối với đại dịch.”
Theo quan chức này, các biện pháp được hướng tới nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng trước mắt và giúp thúc đẩy phục hồi kinh tế trên toàn khu vực cũng bao gồm cả công tác đảm bảo sản xuất, cung cấp và phân phối vaccine phòng COVID-19 cũng như các nỗ lực chia sẻ vaccine trên toàn cầu, dỡ bỏ các rào cản đối với dòng chảy hàng hóa và dịch vụ thiết yếu và bảo đảm rằng mọi người đều có thể tiếp cận các hệ thống chăm sóc y tế của khu vực.
Các nhóm chính sách và giới chức cấp cao của APEC cũng đã thông báo về những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện tuyên bố chung của các bộ trưởng năm 2020 về tạo thuận lợi cho việc vận chuyển các mặt hàng thiết yếu, bao gồm cả hoạt động cung ứng vaccine, hàng hóa và dịch vụ liên quan, cũng như vật tư y tế và thương mại kỹ thuật số. Báo cáo kinh tế gần đây của Đơn vị Hỗ trợ chính sách APEC cho thấy tuy sự phục hồi vẫn còn phụ thuộc nhiều vào tiến độ tiêm chủng và công tác phân phối vaccine trên toàn khu vực, nhưng APEC vẫn dự kiến đạt tăng trưởng kinh tế ở mức 6,4% trong năm nay.
Bà Vitalis cũng cho biết APEC mong muốn thúc đẩy một số sáng kiến “bao gồm hiện đại hóa danh mục hàng hóa và dịch vụ vì môi trường như một cách đóng góp cho sự phát triển bền vững”.
APEC hiện là tổ chức liên chính phủ duy nhất có danh sách hàng hóa vì môi trường được thống nhất. Năm 2012, các nền kinh tế thành viên đã nhất trí giảm thuế quan xuống mức không quá 5% trong Danh sách Hàng hóa vì môi trường của APEC. Danh sách này bao gồm 54 sản phẩm đóng góp tích cực vào tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
Theo bà Vitalis, APEC cũng “đang nỗ lực để tìm ra điểm chung giữa 21 nền kinh tế thành viên về cách các nền kinh tế có thể thúc đẩy thương mại kỹ thuật số trong khu vực thông qua Internet và lộ trình kinh tế kỹ thuật số, đồng thời giải quyết những khoảng cách hiện nay, nhằm tạo điều kiện cho tất cả mọi người được hưởng lợi ích của lĩnh vực này”.
Trung Quốc góp 1 triệu USD cho quỹ ứng phó COVID-19 và phục hồi kinh tế của APEC
Trung Quốc đã đóng góp 1 triệu USD cho kế hoạch thành lập một quỹ con của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) về ứng phó với đại dịch COVID-19 và Phục hồi kinh tế (CCER).
Vận chuyển phân phối vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinovac tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Quỹ trên được thành lập để hỗ trợ các sáng kiến củng cố năng lực của các nền kinh tế thành viên, qua đó giúp nhận biết và ứng phó với những tác động của đại dịch COVID-19 và đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Giám đốc điều hành Ban thư ký APEC Rebecca Sta Maria và Đại diện cấp cao của Trung Quốc tại APEC Lu Mei đã ký biên bản ghi nhớ về cam kết đóng góp này trong một cuộc họp trực tuyến.
Phát biểu tại buổi ký, quan chức Trung Quốc nhận định đại dịch COVID-19 đã gây ra thách thức chưa từng có tiền lệ, đòi hỏi các nước thành viên APEC phải có phản ứng tập thể và toàn diện. Các nền kinh tế APEC cũng đã tăng cường hợp tác trong ứng phó với dịch bệnh và sự ra đời của quỹ CCER chính là một phần của những nỗ lực không ngừng nghỉ kể trên. CCER được kỳ vọng sẽ hỗ trợ các nước thành viên ứng phó với đại dịch COVID-19 và các đại dịch khác trong tương lai, bảo vệ người dân, thúc đẩy phục hồi kinh tế và mở ra những cơ hội kinh tế kỹ thuật số mới.
APEC đang ứng phó với đại dịch bằng nhiều biện pháp và công cụ chính sách giúp nhận diện những lĩnh vực chịu tổn thương do cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế. Những sáng kiến này bao gồm những cam kết cấp cao, các phân tích và khuyến nghị chuyên gia cũng như những công cụ sáng tạo và các dự án thực tiễn. CCER sẽ được dùng để hỗ trợ các dự án và sáng kiến giúp các nền kinh tế thành viên nhận biết và ứng phó với tác động của đại dịch, củng cố hệ thống y tế công, thúc đẩy phục hồi kinh tế và củng cố khả năng chống đỡ với các sự cố gián đoạn kinh tế trên diện rộng trong tương lai. Quỹ này cũng nhằm tạo điều kiện cho các nền kinh tế APEC thích ứng tốt hơn với những công cụ kỹ thuật số sáng tạo sẵn có như giáo dục trực tuyến, làm việc trực tuyến, khám bệnh trực tuyến để thúc đẩy kinh tế phục hồi và phát triển.
Các nước thành viên APEC có thể đăng ký sử dụng CCER cho các hoạt động nhằm hỗ trợ xây dựng năng lực các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và các nhóm dễ tổn thương để phục hồi và chống đỡ những gián đoạn do COVID-19 gây ra.
Phát biểu tại cuộc họp, bà Rebecca Sta Maria khẳng định quỹ CCER sẽ hỗ trợ các sáng kiến tập trung vào mục tiêu hỗ trợ trong APEC, đảm bảo APEC tiếp tục là khu vực kinh tế năng động và kết nối hàng đầu thế giới. APEC cung cấp vốn cho hơn 100 dự án mỗi năm, trong đó giá trị các dự án trong năm 2021 là khoảng 7,7 triệu USD.
Mỹ, Trung Quốc nhắc lại cam kết vắc xin COVID-19 tại APEC Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) nhất trí tăng cường chia sẻ vắc xin COVID-19, Trung Quốc hứa hỗ trợ 3 tỉ USD cho thế giới. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern - Ảnh: APEC New Zealand 2021 Đây là một trong những nội dung nổi bật tại...